Vì sao Triều Tiên thả 2 tù nhân Mỹ?
Chính phủ Triều Tiên đã ra một tuyên bố về vụ phóng thích này và nói rằng đã nhận được “lời xin lỗi chân thành nhất” của ông Obama
Ngày thứ Bảy vừa rồi, hai công dân người Mỹ Kenneth Bae, 42 tuổi, và Matthew Todd Miller, 24 tuổi, đã về đến Washington trên một chuyến bay từ Triều Tiên. Hai người này đã bị Triều Tiên bắt làm tù nhân một thời gian trước khi bất ngờ phóng thích.
Hãng tin Reuters cho biết, vụ thả tù nhân này diễn ra sau khi đích thân Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đến Bình Nhưỡng để đàm phán với chính quyền Kim Jong Un. Cũng chính ông Clapper là người đưa hai công dân Mỹ được phóng thích về nước.
Vào tháng trước, Triều Tiên đã thả một công dân Mỹ khác là Jeffrey Fowle, 56 tuổi.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, cuộc thương lượng về phóng thích công dân Mỹ đã diễn ra trước đó vài ngày. Bình Nhưỡng yêu cầu Washington cử một quan chức cấp cao sang để đàm phán. Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Clapper đã đến, nhưng không gặp trực tiếp Kim Jong Un, mà mang theo một bức thư của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo tin từ CNN, Chính phủ Triều Tiên đã ra một tuyên bố về vụ phóng thích này và nói rằng đã nhận được “lời xin lỗi chân thành nhất” của ông Obama về hành động của hai công dân Mỹ bị bắt.
Bae, một người Mỹ gốc Hàn, bị bắt ở Triều Tiên vào tháng 11/2012 và bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì tội chống phá nhà nước. Trong khi đó, Miller bị bắt hồi tháng 4 năm nay và bị kết án 6 năm lao động khổ sai vì tội gián điệp.
Cách đây ít hôm, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật đã trình lên một ủy ban Đại hội đồng Liên hiệp quốc dự thảo nghị quyết kêu gọi đưa Bình Nhưỡng ra Tòa án hình sự quốc tế vì phạm tội ác chiến tranh.
Theo hãng thông tấn AFP, giáo sư Yang Moo Jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc nhận định, việc Bình Nhưỡng trả tự do cho hai công dân Mỹ cho thấy chính quyền Kim Jong Un thực sự lo ngại nguy cơ phải ra tòa.
Bên cạnh đó, hai công dân Mỹ được thả ngay trước khi Tổng thống Obama bắt đầu chuyến đi tới Bắc Kinh tham dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Theo dự kiến, trong chuyến công du này, ông Obama sẽ có các cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Một số nhà quan sát cũng cho rằng, theo quan điểm của Triều Tiên, việc nước này phóng thích công dân Mỹ có thể coi như “món quà” tặng Washington nhằm mở ra cánh cửa đối thoại trực tiếp giữa hai bên.
Giáo sư Koh Yoo Hwan thuộc Đại học Dongguk ở Seoul nhận định, nhiều khả năng Giám đốc an ninh quốc gia Mỹ đã thảo luận với các quan chức Triều Tiên về nhiều chủ đề khác ngoài việc trả tự do cho hai tù nhân.
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Bình Nhưỡng cần có hành động cụ thể để giải trừ hạt nhân trước khi hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán.
Hãng tin Reuters cho biết, vụ thả tù nhân này diễn ra sau khi đích thân Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đến Bình Nhưỡng để đàm phán với chính quyền Kim Jong Un. Cũng chính ông Clapper là người đưa hai công dân Mỹ được phóng thích về nước.
Vào tháng trước, Triều Tiên đã thả một công dân Mỹ khác là Jeffrey Fowle, 56 tuổi.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, cuộc thương lượng về phóng thích công dân Mỹ đã diễn ra trước đó vài ngày. Bình Nhưỡng yêu cầu Washington cử một quan chức cấp cao sang để đàm phán. Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Clapper đã đến, nhưng không gặp trực tiếp Kim Jong Un, mà mang theo một bức thư của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo tin từ CNN, Chính phủ Triều Tiên đã ra một tuyên bố về vụ phóng thích này và nói rằng đã nhận được “lời xin lỗi chân thành nhất” của ông Obama về hành động của hai công dân Mỹ bị bắt.
Bae, một người Mỹ gốc Hàn, bị bắt ở Triều Tiên vào tháng 11/2012 và bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì tội chống phá nhà nước. Trong khi đó, Miller bị bắt hồi tháng 4 năm nay và bị kết án 6 năm lao động khổ sai vì tội gián điệp.
Cách đây ít hôm, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật đã trình lên một ủy ban Đại hội đồng Liên hiệp quốc dự thảo nghị quyết kêu gọi đưa Bình Nhưỡng ra Tòa án hình sự quốc tế vì phạm tội ác chiến tranh.
Theo hãng thông tấn AFP, giáo sư Yang Moo Jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc nhận định, việc Bình Nhưỡng trả tự do cho hai công dân Mỹ cho thấy chính quyền Kim Jong Un thực sự lo ngại nguy cơ phải ra tòa.
Bên cạnh đó, hai công dân Mỹ được thả ngay trước khi Tổng thống Obama bắt đầu chuyến đi tới Bắc Kinh tham dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Theo dự kiến, trong chuyến công du này, ông Obama sẽ có các cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Một số nhà quan sát cũng cho rằng, theo quan điểm của Triều Tiên, việc nước này phóng thích công dân Mỹ có thể coi như “món quà” tặng Washington nhằm mở ra cánh cửa đối thoại trực tiếp giữa hai bên.
Giáo sư Koh Yoo Hwan thuộc Đại học Dongguk ở Seoul nhận định, nhiều khả năng Giám đốc an ninh quốc gia Mỹ đã thảo luận với các quan chức Triều Tiên về nhiều chủ đề khác ngoài việc trả tự do cho hai tù nhân.
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Bình Nhưỡng cần có hành động cụ thể để giải trừ hạt nhân trước khi hai bên có thể ngồi vào bàn đàm phán.