Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
Giới thương nhân cho biết, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục giảm do nguồn cung tăng
Xuất khẩu gạo của Thái Lan từ đầu năm đến nay đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái do giá cao. Việt Nam đang vượt xa Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo, nhưng giá gạo Việt Nam tiếp tục trên đà giảm do nguồn cung tăng.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Ủy ban Thương mại Thái Lan cho biết, tính đến ngày 21/5, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt mức 1,47 triệu tấn, từ mức 2,1 triệu tấn đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo cả nước từ đầu năm đến ngày 22/5 đạt mức 2,488 triệu tấn, trị giá FOB 1,080 tỷ USD, trị giá CIF 1,133 tỷ USD.
“Xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tiếp tục giảm do gạo Thái bị neo giá ở mức kém cạnh tranh. Nguyên nhân nằm ở chương trình mua lúa gạo tạm trữ với giá cao của Chính phủ”, một nhà xuất khẩu gạo Thái ở Bangkok nói.
Năm ngoái, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, theo sau là Việt Nam và Thái Lan, lần lượt ở vị trí thứ hai và thứ ba. Một số dự báo cho rằng, năm nay, Thái Lan có thể lấy lại ngôi nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng đến hiện tại, dự báo này xem ra khó trở thành hiện thực.
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp, Chính phủ Thái Lan mua thóc từ nông dân với giá 15.000 Baht (500 USD)/tấn để tạm trữ nhằm hỗ trợ thu nhập cho khu vực nông thôn. Chính vì chương trình này mà giá gạo xuất khẩu Thái Lan cao hơn khoảng 170 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Việt Nam, dẫn tới khối lượng xuất khẩu gạo Thái giảm mạnh.
Đến nay, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã cắt giảm mục tiêu xuất khẩu của năm nay xuống còn 6 triệu tấn từ mức 6,5 triệu tấn trước đó. Năm 2012, Thái Lan xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo, sau khi xuất khẩu được 10,6 triệu tấn trong năm 2011.
Giữa tuần vừa rồi, gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 550 USD/tấn, tăng từ mức 545 USD/tấn trong tuần trước đó.
Trái lại, giới thương nhân cho biết, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục giảm do nguồn cung tăng. Giữa tuần, giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam ở mức 370-375 USD/tấn, từ mức 375-380 USD/tấn trong tuần trước đó.
Giá gạo Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm khi vụ gặt tiếp theo tại đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu, nhất là trong bối cảnh nhu cầu của các nước nhập khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam như Indonesia và Philippines đang ở mức thấp.
“Xu hướng của giá gạo sẽ trở nên rõ ràng hơn trong tháng 6. Nhưng vụ thu hoạch mới đến lúc này đã gây áp lực giảm giá cho gạo Việt Nam rồi”, một thương nhân ở Tp.HCM nói.
Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cho hay, họ đang chờ Chính phủ gia hạn chương trình hỗ trợ lãi suất vay vốn mua gạo tạm trữ. Chương trình này đã hết hạn vào hôm 20/5 nhưng chưa được gia hạn thêm.
Theo số liệu của VFA, tại khu vực ĐBSCL, giá lúa gạo các loại tuần qua tăng nhẹ 50-100 đồng/kg tùy loại.
Trong đó, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.400 - 6.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.550 - 7.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.350 - 7.450 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.050 - 7.150 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Ủy ban Thương mại Thái Lan cho biết, tính đến ngày 21/5, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt mức 1,47 triệu tấn, từ mức 2,1 triệu tấn đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo cả nước từ đầu năm đến ngày 22/5 đạt mức 2,488 triệu tấn, trị giá FOB 1,080 tỷ USD, trị giá CIF 1,133 tỷ USD.
“Xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ tiếp tục giảm do gạo Thái bị neo giá ở mức kém cạnh tranh. Nguyên nhân nằm ở chương trình mua lúa gạo tạm trữ với giá cao của Chính phủ”, một nhà xuất khẩu gạo Thái ở Bangkok nói.
Năm ngoái, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, theo sau là Việt Nam và Thái Lan, lần lượt ở vị trí thứ hai và thứ ba. Một số dự báo cho rằng, năm nay, Thái Lan có thể lấy lại ngôi nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng đến hiện tại, dự báo này xem ra khó trở thành hiện thực.
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp, Chính phủ Thái Lan mua thóc từ nông dân với giá 15.000 Baht (500 USD)/tấn để tạm trữ nhằm hỗ trợ thu nhập cho khu vực nông thôn. Chính vì chương trình này mà giá gạo xuất khẩu Thái Lan cao hơn khoảng 170 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Việt Nam, dẫn tới khối lượng xuất khẩu gạo Thái giảm mạnh.
Đến nay, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã cắt giảm mục tiêu xuất khẩu của năm nay xuống còn 6 triệu tấn từ mức 6,5 triệu tấn trước đó. Năm 2012, Thái Lan xuất khẩu 6,9 triệu tấn gạo, sau khi xuất khẩu được 10,6 triệu tấn trong năm 2011.
Giữa tuần vừa rồi, gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 550 USD/tấn, tăng từ mức 545 USD/tấn trong tuần trước đó.
Trái lại, giới thương nhân cho biết, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục giảm do nguồn cung tăng. Giữa tuần, giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam ở mức 370-375 USD/tấn, từ mức 375-380 USD/tấn trong tuần trước đó.
Giá gạo Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm khi vụ gặt tiếp theo tại đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu, nhất là trong bối cảnh nhu cầu của các nước nhập khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam như Indonesia và Philippines đang ở mức thấp.
“Xu hướng của giá gạo sẽ trở nên rõ ràng hơn trong tháng 6. Nhưng vụ thu hoạch mới đến lúc này đã gây áp lực giảm giá cho gạo Việt Nam rồi”, một thương nhân ở Tp.HCM nói.
Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cho hay, họ đang chờ Chính phủ gia hạn chương trình hỗ trợ lãi suất vay vốn mua gạo tạm trữ. Chương trình này đã hết hạn vào hôm 20/5 nhưng chưa được gia hạn thêm.
Theo số liệu của VFA, tại khu vực ĐBSCL, giá lúa gạo các loại tuần qua tăng nhẹ 50-100 đồng/kg tùy loại.
Trong đó, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.400 - 6.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.550 - 7.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.350 - 7.450 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.050 - 7.150 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.