Việt Nam hướng tới chấm dứt bệnh lao

Ngày 15/12/2020, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam (CTCLQG) tổ chức chương trình Hội thảo "Hợp tác y tế hướng tới chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam - Áp dụng Chiến lược 2X".
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình dịch tễ lao vẫn còn rất cao nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam là 1/9 nước đạt mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ ở cả 3 chỉ số hiện mắc, mới mắc và tử vong do lao vào năm 2015. Công tác chống lao ở Việt Nam đã duy trì tỷ lệ khỏi bệnh cao, trên 92% cho người mới mắc lần đầu, 75% cho người mắc lao đa kháng nói chung và 80% cho người mắc lao đa kháng đơn thuần với phác đồ ngắn hạn, trong khi con số này trung bình toàn cầu là 56%. Ngay cả với lao siêu kháng thuốc đã có phác đồ, có thuốc mới và dần bao phủ mở rộng trên phạm vi toàn quốc để khống chế tỷ lệ lây truyền lao kháng thuốc tiên phát trong cộng đồng.Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức. Ông Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Dịch tễ bệnh lao đang giảm, nhưng chậm (trung bình mỗi năm khoảng 4%). Vì vậy, CTCLQG cần áp dụng tối ưu những công cụ sẵn có trong chẩn đoán và điều trị lao kết hợp với bao phủ y tế toàn dân và các chính sách bảo trợ xã hội, đồng thời, nhanh chóng mở rộng áp dụng công cụ chẩn đoán mới, thuốc mới, vắc-xin mới, các tiếp cận can thiệp mới nhằm phát hiện và điều trị sớm để cắt đứt nguồn lây, điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm tiến triển thành bệnh lao và huy động sự tham gia của các đối tác trong và ngoài nước vào công tác phòng chống lao.Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, Giám đốc BV Phổi Trung ương ông Nguyễn Viết Nhung chia sẻ, lao là bệnh truyền nhiễm, việc phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Do đó, cần phát hiện thật nhanh, thật sớm nguồn lây. Nếu hết nguồn lây bệnh lao sẽ chấm dứt.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình dịch tễ lao vẫn còn rất cao nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam là 1/9 nước đạt mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ ở cả 3 chỉ số hiện mắc, mới mắc và tử vong do lao vào năm 2015. Công tác chống lao ở Việt Nam đã duy trì tỷ lệ khỏi bệnh cao, trên 92% cho người mới mắc lần đầu, 75% cho người mắc lao đa kháng nói chung và 80% cho người mắc lao đa kháng đơn thuần với phác đồ ngắn hạn, trong khi con số này trung bình toàn cầu là 56%. Ngay cả với lao siêu kháng thuốc đã có phác đồ, có thuốc mới và dần bao phủ mở rộng trên phạm vi toàn quốc để khống chế tỷ lệ lây truyền lao kháng thuốc tiên phát trong cộng đồng.Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức. Ông Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Dịch tễ bệnh lao đang giảm, nhưng chậm (trung bình mỗi năm khoảng 4%). Vì vậy, CTCLQG cần áp dụng tối ưu những công cụ sẵn có trong chẩn đoán và điều trị lao kết hợp với bao phủ y tế toàn dân và các chính sách bảo trợ xã hội, đồng thời, nhanh chóng mở rộng áp dụng công cụ chẩn đoán mới, thuốc mới, vắc-xin mới, các tiếp cận can thiệp mới nhằm phát hiện và điều trị sớm để cắt đứt nguồn lây, điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm tiến triển thành bệnh lao và huy động sự tham gia của các đối tác trong và ngoài nước vào công tác phòng chống lao.Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, Giám đốc BV Phổi Trung ương ông Nguyễn Viết Nhung chia sẻ, lao là bệnh truyền nhiễm, việc phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Do đó, cần phát hiện thật nhanh, thật sớm nguồn lây. Nếu hết nguồn lây bệnh lao sẽ chấm dứt.
