Việt Nam “khởi động” công nghiệp vũ trụ
Dự kiến đến năm 2017, Việt Nam sẽ tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất đầu tiên
Với tổng nguồn vốn đầu tư 350 triệu USD vay ưu đãi ODA từ Nhật Bản, dự án Khu nghiên cứu và triển khai công nghệ vũ trụ triển khai trên diện tích 9 ha tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được thực hiện trong 8 năm (2010 - 2017).
Thông tin này vừa được Viện Công nghiệp vũ trụ và Nhóm tư vấn JETRO (Nhật Bản) cho biết ngày 27/11 tại Hà Nội.
"Chập chững" chinh phục vũ trụ
Chương trình sẽ đầu tư, phát triển đồng bộ cả nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Theo lộ trình đã được đặt ra, trong năm 2009, dự án sẽ tiến hành các thủ tục xin cấp vốn ưu đãi. Từ năm 2010-2012, sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ban đầu và chuyển giao công nghệ giai đoạn 1.
Đến hết năm 2017, dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia để có thể làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất tại Khu trung tâm vũ trụ Hòa Lạc.
Theo ông Matsuzawa, Trưởng nhóm nghiên cứu tư vấn JETRO, các thiết kế của Khu tương đương với các trung tâm trong khu vực. Các thiết bị, công nghệ được lắp đặt theo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phát triển của các trung tâm vũ trụ thế giới. Đây là những công nghệ tích hợp hiện đại nhất mà Nhật Bản và Mỹ đang sử dụng. Việc thiết kế và chế tạo các loại vệ tinh nhỏ dùng trong quan sát trái đất là loại vệ tinh nhỏ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Với việc làm chủ công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể tự chế tạo vệ tinh nhỏ dưới 500 kg và phóng thành công vệ tinh quan sát trái đất có khả năng chụp ảnh được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ ra đa và quang học.
TS. Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý dự án cho biết: đến năm 2020, Việt Nam sẽ cố gắng phóng được vệ tinh viễn thám. Với những vệ tinh này, Việt Nam sẽ có những bức ảnh độ chính xác trung bình viễn thám từ 2,5 đến 10 m.
Việc tiến hành phóng vệ tinh viễn thám sẽ phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng, thủy văn, giám sát tài nguyên, cảnh báo sớm thiên tai (ảnh mây xoáy, hướng đi của gió, mắt bão...), thảm họa môi trường (cháy rừng, lũ lụt, trượt lở đất, tràn dầu), an ninh, quốc phòng... mà hiện tại Việt Nam đang phải mua ảnh vệ tinh của nước ngoài với giá thành đắt.
Khi Việt Nam chủ động công nghệ sẽ giúp ích cho công tác dự báo, cảnh báo sớm, đặc biệt là thiên tai, sóng thần, động đất... kịp thời, chính xác hơn. Ngoài ra, việc xây dựng và xử lý các dữ liệu viễn thám từ vệ tinh sẽ dự báo sản lượng nông nghiệp và nguồn lợi hải sản nhằm hoạch định chiến lược phát triển bền vững trong nông nghiệp và đánh bắt thủy - hải sản; đồng thời cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai; xây dựng các hệ thống dẫn đường và đào tạo từ xa.
Muốn làm chủ, phải "đủ" nhân lực
Lộ trình đã có sẵn nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại tiến trình chế tạo vệ tinh của Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Lâm, Trung tâm Viễn thám (Bộ Tài nguyên và Môi trường) băn khoăn: liệu mục tiêu chế tạo vệ tinh đầu tiên của Việt Nam có bị ảnh hưởng khi hiện nay dự án mới đang trong giai đoạn xây dựng, đào tạo nhân lực?
Tuy nhiên, ông Matsuzawa cho biết, thông qua Khu nghiên cứu, triển khai tại Hòa Lạc, các chuyên gia Nhật Bản cam kết chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong các lĩnh vực thiết kế vệ tinh nhỏ, phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng 3 phân đoạn: công nghệ không gian (vệ tinh), công nghệ dưới mặt đất (trạm thu, giải mã tín hiệu) và đào tạo cán bộ làm chủ các công nghệ này.
Hiện nay, thông qua đề xuất của JETRO, Viện Công nghiệp vũ trụ đang tập trung lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực, trình độ để nguồn đầu tư có hiệu quả.
TS. Tuấn nhận định, so với các nước có nền kinh tế tương đương Việt Nam như: Thái Lan, Malaysia, Nigeria... đều có nền công nghiệp vũ trụ đi trước chúng ta cả chục năm. 10 năm qua, ngành công nghệ vũ trụ ở những nước này đã làm được rất nhiều việc, nhất là trong lĩnh vực dự báo và phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên.
Do vào cuộc muộn, nên Việt Nam sẽ chọn hướng đi tắt đón đầu, tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ, đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Khu nghiên cứu, triển khai công nghiệp vũ trụ ở Hòa Lạc là cơ sở bước đầu để thực hiện chủ trương này.
Theo đó, Khu nghiên cứu, triển khai công nghiệp vũ trụ được đầu tư đồng bộ, gồm 3 thành phần: nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thông qua các dự án cụ thể như: công nghệ chế tạo vệ tinh quan sát trái đất, ứng dụng công nghệ viễn thám, trạm thu nhận mặt đất và điều khiển vệ tinh.
Để thực hiện mục tiêu này, Viện Công nghệ vũ trụ đã cử các đoàn cán bộ chuyên gia đến các nước có nền công nghệ vũ trụ phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU... để học hỏi kinh nghiệm về nghiên cứu, quản lý, vận hành, khai thác. Ông Matsuzawa cũng cho biết, trong Khu nghiên cứu triển khai tại Hòa Lạc cũng dành riêng một khu vực đào tạo, tham quan, giáo dục về ứng dụng công nghiệp vũ trụ.
Đặc biệt, song song với việc thực hiện dự án này, Viện Công nghiệp vũ trụ đã hợp tác với trường Đại học Công nghệ, bắt đầu tuyển sinh kỹ sư công nghệ vũ trụ từ năm 2008. Dự kiến năm đầu tiên sẽ tuyển sinh khoảng 60 người, trong đó tập trung đào tạo khoảng 10-15 kỹ sư chuyên về công nghệ vũ trụ.
Trong tương lai, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có thể sẽ sản xuất ra những thiết bị phục vụ cho công nghiệp vũ trụ, dữ liệu, xử lý, cung cấp thông tin ngay tại chỗ và có thể chuyển giao cho các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp...
"Công nghiệp vũ trụ đã hình thành ở Nhật Bản từ hơn 40 năm nay. Tuy nhiên, ban đầu Nhật Bản cũng từng "chập chững" không có công nghệ hiện đại như hiện nay mà phải chuyển giao từ Mỹ và châu Âu. công nghiệp vũ trụ ở Việt Nam còn là lĩnh vực mới nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhật Bản sẵn sàng hợp tác, cố gắng hỗ trợ để Việt Nam phát triển lĩnh vực công nghệ cao này", ông Matsuzawa nói.
Thông tin này vừa được Viện Công nghiệp vũ trụ và Nhóm tư vấn JETRO (Nhật Bản) cho biết ngày 27/11 tại Hà Nội.
"Chập chững" chinh phục vũ trụ
Chương trình sẽ đầu tư, phát triển đồng bộ cả nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Theo lộ trình đã được đặt ra, trong năm 2009, dự án sẽ tiến hành các thủ tục xin cấp vốn ưu đãi. Từ năm 2010-2012, sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ban đầu và chuyển giao công nghệ giai đoạn 1.
Đến hết năm 2017, dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia để có thể làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất tại Khu trung tâm vũ trụ Hòa Lạc.
Theo ông Matsuzawa, Trưởng nhóm nghiên cứu tư vấn JETRO, các thiết kế của Khu tương đương với các trung tâm trong khu vực. Các thiết bị, công nghệ được lắp đặt theo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phát triển của các trung tâm vũ trụ thế giới. Đây là những công nghệ tích hợp hiện đại nhất mà Nhật Bản và Mỹ đang sử dụng. Việc thiết kế và chế tạo các loại vệ tinh nhỏ dùng trong quan sát trái đất là loại vệ tinh nhỏ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Với việc làm chủ công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể tự chế tạo vệ tinh nhỏ dưới 500 kg và phóng thành công vệ tinh quan sát trái đất có khả năng chụp ảnh được toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ ra đa và quang học.
TS. Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý dự án cho biết: đến năm 2020, Việt Nam sẽ cố gắng phóng được vệ tinh viễn thám. Với những vệ tinh này, Việt Nam sẽ có những bức ảnh độ chính xác trung bình viễn thám từ 2,5 đến 10 m.
Việc tiến hành phóng vệ tinh viễn thám sẽ phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng, thủy văn, giám sát tài nguyên, cảnh báo sớm thiên tai (ảnh mây xoáy, hướng đi của gió, mắt bão...), thảm họa môi trường (cháy rừng, lũ lụt, trượt lở đất, tràn dầu), an ninh, quốc phòng... mà hiện tại Việt Nam đang phải mua ảnh vệ tinh của nước ngoài với giá thành đắt.
Khi Việt Nam chủ động công nghệ sẽ giúp ích cho công tác dự báo, cảnh báo sớm, đặc biệt là thiên tai, sóng thần, động đất... kịp thời, chính xác hơn. Ngoài ra, việc xây dựng và xử lý các dữ liệu viễn thám từ vệ tinh sẽ dự báo sản lượng nông nghiệp và nguồn lợi hải sản nhằm hoạch định chiến lược phát triển bền vững trong nông nghiệp và đánh bắt thủy - hải sản; đồng thời cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai; xây dựng các hệ thống dẫn đường và đào tạo từ xa.
Muốn làm chủ, phải "đủ" nhân lực
Lộ trình đã có sẵn nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại tiến trình chế tạo vệ tinh của Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Lâm, Trung tâm Viễn thám (Bộ Tài nguyên và Môi trường) băn khoăn: liệu mục tiêu chế tạo vệ tinh đầu tiên của Việt Nam có bị ảnh hưởng khi hiện nay dự án mới đang trong giai đoạn xây dựng, đào tạo nhân lực?
Tuy nhiên, ông Matsuzawa cho biết, thông qua Khu nghiên cứu, triển khai tại Hòa Lạc, các chuyên gia Nhật Bản cam kết chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong các lĩnh vực thiết kế vệ tinh nhỏ, phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng 3 phân đoạn: công nghệ không gian (vệ tinh), công nghệ dưới mặt đất (trạm thu, giải mã tín hiệu) và đào tạo cán bộ làm chủ các công nghệ này.
Hiện nay, thông qua đề xuất của JETRO, Viện Công nghiệp vũ trụ đang tập trung lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực, trình độ để nguồn đầu tư có hiệu quả.
TS. Tuấn nhận định, so với các nước có nền kinh tế tương đương Việt Nam như: Thái Lan, Malaysia, Nigeria... đều có nền công nghiệp vũ trụ đi trước chúng ta cả chục năm. 10 năm qua, ngành công nghệ vũ trụ ở những nước này đã làm được rất nhiều việc, nhất là trong lĩnh vực dự báo và phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên.
Do vào cuộc muộn, nên Việt Nam sẽ chọn hướng đi tắt đón đầu, tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ, đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Khu nghiên cứu, triển khai công nghiệp vũ trụ ở Hòa Lạc là cơ sở bước đầu để thực hiện chủ trương này.
Theo đó, Khu nghiên cứu, triển khai công nghiệp vũ trụ được đầu tư đồng bộ, gồm 3 thành phần: nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thông qua các dự án cụ thể như: công nghệ chế tạo vệ tinh quan sát trái đất, ứng dụng công nghệ viễn thám, trạm thu nhận mặt đất và điều khiển vệ tinh.
Để thực hiện mục tiêu này, Viện Công nghệ vũ trụ đã cử các đoàn cán bộ chuyên gia đến các nước có nền công nghệ vũ trụ phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU... để học hỏi kinh nghiệm về nghiên cứu, quản lý, vận hành, khai thác. Ông Matsuzawa cũng cho biết, trong Khu nghiên cứu triển khai tại Hòa Lạc cũng dành riêng một khu vực đào tạo, tham quan, giáo dục về ứng dụng công nghiệp vũ trụ.
Đặc biệt, song song với việc thực hiện dự án này, Viện Công nghiệp vũ trụ đã hợp tác với trường Đại học Công nghệ, bắt đầu tuyển sinh kỹ sư công nghệ vũ trụ từ năm 2008. Dự kiến năm đầu tiên sẽ tuyển sinh khoảng 60 người, trong đó tập trung đào tạo khoảng 10-15 kỹ sư chuyên về công nghệ vũ trụ.
Trong tương lai, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có thể sẽ sản xuất ra những thiết bị phục vụ cho công nghiệp vũ trụ, dữ liệu, xử lý, cung cấp thông tin ngay tại chỗ và có thể chuyển giao cho các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp...
"Công nghiệp vũ trụ đã hình thành ở Nhật Bản từ hơn 40 năm nay. Tuy nhiên, ban đầu Nhật Bản cũng từng "chập chững" không có công nghệ hiện đại như hiện nay mà phải chuyển giao từ Mỹ và châu Âu. công nghiệp vũ trụ ở Việt Nam còn là lĩnh vực mới nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhật Bản sẵn sàng hợp tác, cố gắng hỗ trợ để Việt Nam phát triển lĩnh vực công nghệ cao này", ông Matsuzawa nói.