“Việt Nam là điểm đến quan trọng của Nexans”
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Gérard Hauser, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Nexans
Trong chuyến thăm lần đầu tiên tới Việt Nam trong những ngày đầu tháng 4 này, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Nexans một lần nữa khẳng định Việt Nam là một thị trường ngày càng quan trọng trong chiến lược đầu tư của tập đoàn này.
Xin ông nhận xét về hoạt động của Nexans tại Việt Nam thời gian qua?
Sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đã có được những thành công to lớn. Năm 2006, Vina Daesung - liên doanh giữa Nexans với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - công ty sản xuất cáp mạng LAN đầu tiên tại Việt Nam - đã đạt doanh thu 30 triệu Euro trong tổng số trên 46 triệu Euro của Nexans tại thị trường Việt nam.
Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục mở rộng hoạt động của Vina Daesung thông qua những dự án nhà máy mới để nâng cao con số này trong những năm tới.
Thành công của Vina Daesung cũng là một cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục thành lập những liên doanh trong lĩnh vực cáp điện lực là Công ty Cáp điện Nexans Việt Nam và Công ty Dây và cáp điện Nexans LiOA. Đặc biệt, Nexans LiOA hiện là một trong số ít các nhà máy sản xuất cáp điện trung thế tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Được biết một trong những hoạt động của 3 liên doanh nói trên là xuất khẩu một số sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Định hướng hoạt động này trong tương lai như thế nào, thưa ông?
Năm 1999, Vina Daesung đã xuất khẩu lô cáp đầu tiên sang thị trường Hồng Kông. Và 3 năm sau đó, chúng tôi trở thành một trong số những liên doanh tiêu biểu nhận giải thưởng cho thành tích xuất khẩu của Bộ Thương mại.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu còn khá hạn chế vì sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Nếu thuận lợi, chúng tôi sẽ xây dựng một nhà máy mới trong thời gian tới để tăng lượng sản phẩm ra thị trường, trong đó dự kiến sẽ dành khoảng 15% để xuất khẩu. Nhưng nhu cầu trong nước vẫn là chính và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Riêng VNPT cũng đã bao thầu toàn bộ sản phẩm của chúng tôi.
Trong định hướng phát triển, Vina Daesung sẽ cổ phần hóa. Vậy kế họach này đang được triển khai như thế nào, thưa ông?
Trong chuyến công tác này, tôi đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, trong đó có đề cập đến kế hoạch này. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để nói về nội dung cụ thể vì chúng tôi vẫn đang trong quá trình bàn bạc. Cuộc gặp trên nói chung là tích cực và tôi hy vọng là sẽ có kết luận cuối cùng vào cuối tháng 5 tới.
Hiện tại, Vina Daesung hoạt động rất tốt và Nexans đang nắm 55% quyền sở hữu, còn lại là của VNPT. Điều mà chúng tôi lo ngại là nếu cổ phần hóa dẫn tới việc nắm giữ cổ phần ít hơn của các bên có thể sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ.
Ông có nói rằng “Việt Nam là một điểm đến ngày một quan trọng trong chiến lược của Nexans”. Cơ sở nào để Nexans xác định như vậy?
Ở đây tôi muốn đề cập tới ba lý do. Thứ nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ và sự năng động của nền kinh tế Việt Nam, trong đó, sự phát triển về cơ sở hạ tầng, năng lượng điện và viễn thông đang tạo ra những thuận lợi mới cho sự phát triển của chúng tôi tại đây. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh, như công nghiệp đóng tàu, lọc dầu, đã tạo điều kiện để chúng tôi cung cấp những sản phẩm và giải pháp về điện.
Thứ hai là chất lượng về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Tôi được biết dân số Việt Nam là 85 triệu người và phần lớn là dân số trẻ, trong đó kỹ năng làm việc và khả năng sáng tạo ngày càng được nâng cao và đó là một đóng góp rất quan trọng cho thành công của chúng tôi trong những năm qua.
Thứ ba là chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của các đối tác tại Việt Nam, đặc biệt là trong các liên doanh hiện nay.
Xin ông nhận xét về hoạt động của Nexans tại Việt Nam thời gian qua?
Sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đã có được những thành công to lớn. Năm 2006, Vina Daesung - liên doanh giữa Nexans với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - công ty sản xuất cáp mạng LAN đầu tiên tại Việt Nam - đã đạt doanh thu 30 triệu Euro trong tổng số trên 46 triệu Euro của Nexans tại thị trường Việt nam.
Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục mở rộng hoạt động của Vina Daesung thông qua những dự án nhà máy mới để nâng cao con số này trong những năm tới.
Thành công của Vina Daesung cũng là một cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục thành lập những liên doanh trong lĩnh vực cáp điện lực là Công ty Cáp điện Nexans Việt Nam và Công ty Dây và cáp điện Nexans LiOA. Đặc biệt, Nexans LiOA hiện là một trong số ít các nhà máy sản xuất cáp điện trung thế tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Được biết một trong những hoạt động của 3 liên doanh nói trên là xuất khẩu một số sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Định hướng hoạt động này trong tương lai như thế nào, thưa ông?
Năm 1999, Vina Daesung đã xuất khẩu lô cáp đầu tiên sang thị trường Hồng Kông. Và 3 năm sau đó, chúng tôi trở thành một trong số những liên doanh tiêu biểu nhận giải thưởng cho thành tích xuất khẩu của Bộ Thương mại.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu còn khá hạn chế vì sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Nếu thuận lợi, chúng tôi sẽ xây dựng một nhà máy mới trong thời gian tới để tăng lượng sản phẩm ra thị trường, trong đó dự kiến sẽ dành khoảng 15% để xuất khẩu. Nhưng nhu cầu trong nước vẫn là chính và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Riêng VNPT cũng đã bao thầu toàn bộ sản phẩm của chúng tôi.
Trong định hướng phát triển, Vina Daesung sẽ cổ phần hóa. Vậy kế họach này đang được triển khai như thế nào, thưa ông?
Trong chuyến công tác này, tôi đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, trong đó có đề cập đến kế hoạch này. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để nói về nội dung cụ thể vì chúng tôi vẫn đang trong quá trình bàn bạc. Cuộc gặp trên nói chung là tích cực và tôi hy vọng là sẽ có kết luận cuối cùng vào cuối tháng 5 tới.
Hiện tại, Vina Daesung hoạt động rất tốt và Nexans đang nắm 55% quyền sở hữu, còn lại là của VNPT. Điều mà chúng tôi lo ngại là nếu cổ phần hóa dẫn tới việc nắm giữ cổ phần ít hơn của các bên có thể sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ.
Ông có nói rằng “Việt Nam là một điểm đến ngày một quan trọng trong chiến lược của Nexans”. Cơ sở nào để Nexans xác định như vậy?
Ở đây tôi muốn đề cập tới ba lý do. Thứ nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ và sự năng động của nền kinh tế Việt Nam, trong đó, sự phát triển về cơ sở hạ tầng, năng lượng điện và viễn thông đang tạo ra những thuận lợi mới cho sự phát triển của chúng tôi tại đây. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Việt Nam phát triển rất mạnh, như công nghiệp đóng tàu, lọc dầu, đã tạo điều kiện để chúng tôi cung cấp những sản phẩm và giải pháp về điện.
Thứ hai là chất lượng về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Tôi được biết dân số Việt Nam là 85 triệu người và phần lớn là dân số trẻ, trong đó kỹ năng làm việc và khả năng sáng tạo ngày càng được nâng cao và đó là một đóng góp rất quan trọng cho thành công của chúng tôi trong những năm qua.
Thứ ba là chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của các đối tác tại Việt Nam, đặc biệt là trong các liên doanh hiện nay.