Việt Nam sẽ có trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân
Nhu cầu thực tế tranh chấp lao động ngày càng nhiều, trong khi Việt Nam chưa có mô hình trọng tài lao động thực sự hiệu quả
Ngày 20/4, tại Hà Nội, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp lao động ngoài tòa án ở Việt Nam”.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã đề cập đến việc các hội đồng trọng tài lao động hay hội đồng hòa giải cơ sở phần lớn đều được thành lập và tồn tại chủ yếu về mặt pháp lý, hoạt động chưa thực chất.
Ông Mai Đức Thiện, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo khảo sát năm 2009 của cơ quan này, trong số 1.500 doanh nghiệp thì chỉ 82,7% doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, trong số này thì có 67,7% có hội đồng hòa giải cơ sở. Như vậy 1/3 số doanh nghiệp còn lại không có hội đồng hòa giải cơ sở.
Hệ lụy của việc không có hội đồng hòa giải cơ sở, hay tổ chức này chỉ được xây dựng trên danh nghĩa đã dẫn đến việc người lao động không thể đình công đúng luật.
Theo ông Hồ Xuân Dũng, thư ký Hội đồng trọng tài lao động Tp.HCM, do không có cuộc đình công nào được thực hiện theo đúng quy định pháp luật nên từ khi xây dựng năm 2008 đến nay, Hội đồng trọng tài lao động chưa nhận được yêu cầu nào về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Trước những thực trạng nói trên, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc thị trường lao động cần tồn tại mô hình trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân. Tại hội thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã công bố kế hoạch sơ bộ xây dựng Trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân tại Việt Nam.
Ông Trần Chí Dũng, đại biểu đến từ VCCI cho biết, nhu cầu thực tế tranh chấp lao động ngày càng nhiều, trong khi Việt Nam chưa có mô hình trọng tài lao động thực sự hiệu quả. Mô hình trọng tài lao động tư nhân sẽ có nhiều lợi ích, giúp pháp luật lao động và các thỏa ước lao động tập thể được tuân thủ tốt hơn. Khi tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động độc lập, không thuộc sự “chi phối” của doanh nghiệp sẽ thực chất hơn, không mang tính danh nghĩa.
Ông Dũng cũng cho biết, việc xây dựng trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân là quá trình lâu dài. Hiện, VCCI cũng đã triển khai kế hoạch đào tạo trọng tài viên; tuyển chọn người có đủ năng lực và chương trình đào tạo tiên tiến để bắt đầu thí điểm.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã đề cập đến việc các hội đồng trọng tài lao động hay hội đồng hòa giải cơ sở phần lớn đều được thành lập và tồn tại chủ yếu về mặt pháp lý, hoạt động chưa thực chất.
Ông Mai Đức Thiện, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo khảo sát năm 2009 của cơ quan này, trong số 1.500 doanh nghiệp thì chỉ 82,7% doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, trong số này thì có 67,7% có hội đồng hòa giải cơ sở. Như vậy 1/3 số doanh nghiệp còn lại không có hội đồng hòa giải cơ sở.
Hệ lụy của việc không có hội đồng hòa giải cơ sở, hay tổ chức này chỉ được xây dựng trên danh nghĩa đã dẫn đến việc người lao động không thể đình công đúng luật.
Theo ông Hồ Xuân Dũng, thư ký Hội đồng trọng tài lao động Tp.HCM, do không có cuộc đình công nào được thực hiện theo đúng quy định pháp luật nên từ khi xây dựng năm 2008 đến nay, Hội đồng trọng tài lao động chưa nhận được yêu cầu nào về giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Trước những thực trạng nói trên, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc thị trường lao động cần tồn tại mô hình trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân. Tại hội thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã công bố kế hoạch sơ bộ xây dựng Trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân tại Việt Nam.
Ông Trần Chí Dũng, đại biểu đến từ VCCI cho biết, nhu cầu thực tế tranh chấp lao động ngày càng nhiều, trong khi Việt Nam chưa có mô hình trọng tài lao động thực sự hiệu quả. Mô hình trọng tài lao động tư nhân sẽ có nhiều lợi ích, giúp pháp luật lao động và các thỏa ước lao động tập thể được tuân thủ tốt hơn. Khi tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động độc lập, không thuộc sự “chi phối” của doanh nghiệp sẽ thực chất hơn, không mang tính danh nghĩa.
Ông Dũng cũng cho biết, việc xây dựng trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân là quá trình lâu dài. Hiện, VCCI cũng đã triển khai kế hoạch đào tạo trọng tài viên; tuyển chọn người có đủ năng lực và chương trình đào tạo tiên tiến để bắt đầu thí điểm.