Việt Nam vào top 29 nền kinh tế “nóng” nhất toàn cầu
Với ước tính của WB về tăng trưởng GDP năm 2013 ở 6,3% và 2014 là 6,5%, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 22 về độ nóng
Trang Business Insider vừa công bố danh sách 29 nền kinh tế nóng nhất toàn cầu. Danh sách này được dựa trên báo cáo 6 tháng một lần về triển vọng kinh tế toàn cầu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây.
Với ước tính của WB về tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2013 ở mức 6,3% và 2014 là 6,5%, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 22 trong số 29 nền kinh tế nóng nhất thế giới hiện nay. Xuất khẩu là động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với các sản phẩm chính là hàng dệt may, dầu mỏ, gạo, máy móc...
Cùng với Việt Nam, trong top còn có 6 quốc gia khác ở Đông Nam Á, 16 nước châu Phi, 3 nước Trung Á, 2 quốc gia Mỹ Latin và một nước Trung Đông. 9 quốc gia trong top dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, trong khi 5 quốc gia nhờ vào xuất khẩu vàng và kim cương, 5 quốc gia coi du lịch là trọng điểm và 5 nước xuất khẩu nông sản.
Đáng chú ý nhất, chỉ có 3 quốc gia nằm trong top trên là thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
Hôm 18/6 vừa qua, ông Andrew Burns, Trưởng nhóm Các xu hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu thuộc Bộ phận Triển vọng phát triển của WB, đã khuyến cáo rằng các nước đang phát triển cần chuẩn bị đối phó với thời gian khó khăn ở phía trước, khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong cả năm 2012.
Ông Burns cho rằng, suy giảm kinh tế ở các nước đang phát triển là do tốc độ tăng trưởng yếu kém ở các nước phát triển. Dòng vốn "chảy" đến các nước đang phát triển giảm 40% trong tháng 5, gây ra tác động tiêu cực. Tuy nhiên, tình trạng này cũng bắt nguồn từ việc các nước đang phát triển siết chặt chính sách trong 2011.
Với ước tính của WB về tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2013 ở mức 6,3% và 2014 là 6,5%, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 22 trong số 29 nền kinh tế nóng nhất thế giới hiện nay. Xuất khẩu là động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với các sản phẩm chính là hàng dệt may, dầu mỏ, gạo, máy móc...
Cùng với Việt Nam, trong top còn có 6 quốc gia khác ở Đông Nam Á, 16 nước châu Phi, 3 nước Trung Á, 2 quốc gia Mỹ Latin và một nước Trung Đông. 9 quốc gia trong top dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, trong khi 5 quốc gia nhờ vào xuất khẩu vàng và kim cương, 5 quốc gia coi du lịch là trọng điểm và 5 nước xuất khẩu nông sản.
Đáng chú ý nhất, chỉ có 3 quốc gia nằm trong top trên là thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
Hôm 18/6 vừa qua, ông Andrew Burns, Trưởng nhóm Các xu hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu thuộc Bộ phận Triển vọng phát triển của WB, đã khuyến cáo rằng các nước đang phát triển cần chuẩn bị đối phó với thời gian khó khăn ở phía trước, khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong cả năm 2012.
Ông Burns cho rằng, suy giảm kinh tế ở các nước đang phát triển là do tốc độ tăng trưởng yếu kém ở các nước phát triển. Dòng vốn "chảy" đến các nước đang phát triển giảm 40% trong tháng 5, gây ra tác động tiêu cực. Tuy nhiên, tình trạng này cũng bắt nguồn từ việc các nước đang phát triển siết chặt chính sách trong 2011.