VietinBank mạo hiểm hay tự tin?
IPO thành công, VietinBank trở thành một điển hình thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ
Đổi mới toàn diện hệ thống nhận diện thương hiệu, chính thức tạo bước chuyển đổi sang một mô hình mới đầy thách thức. Liệu những quyết định có tác động lớn đến quá trình phát triển của VietinBank sau 20 năm hoạt động, diễn ra trong một năm khó khăn đặc biệt của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, có là mạo hiểm hay là sự tự tin?
Ngày 15/4/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới, “Vietinbank” thay thế cho thương hiệu “Incombank”. Hệ thống mới được gắn với vai trò thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của ngân hàng này trong định hướng trở thành một tập đoàn tài chính lớn, đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực trong khu vực. Nhưng giữa vai trò và thực tế là một khoảng cách, cộng thêm “trở ngại” từ sự quen thuộc và giá trị mà hệ thống cũ đã gây dựng, hệ thống nhận diện mới có dễ thành công khi đi vào thị trường và phát huy được những giá trị đó?
“Chúng tôi kế thừa những giá trị và bản sắc đã tạo dựng được để hướng tới một thương hiệu VietinBank trẻ trung, hiện đại và nhất quán, khẳng định tầm nhìn mới của một thương hiệu mang niềm tin Việt, đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank giải thích. “Và xuyên suốt quá trình đổi mới đó, yêu cầu và cũng là mục tiêu luôn được đặt ra là khẳng định một VietinBank tin cậy, hiệu quả, hiện đại trong hoạt động. Đó là cơ sở để hệ thống nhận diện thương hiệu mới của chúng tôi đến với thị trường và hội nhập thành công”.
Tin cậy, hiệu quả và hiện đại. Những mục tiêu này đã được VietinBank thể hiện rõ trong năm 2008 – năm nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động ngân hàng nói riêng rơi vào khó khăn đặc biệt. Lạm phát cao, lãi suất và tỷ giá biến động chưa từng có, khó khăn thanh khoản, kinh tế có dấu hiệu suy giảm… khiến hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải điều chỉnh chiến lược hoạt động từ tăng tốc lợi nhuận sang ổn định hệ thống và phát triển bền vững. VietinBank không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra, ngân hàng này còn có vai trò là một định chế tài chính lớn của Nhà nước, là một đầu mối quan trọng thực thi và góp phần cho thành công của chính sách tiền tệ năm 2008. Đó là vai trò hỗ trợ tích cực cho các lĩnh vực sản xuất trọng điểm của nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với khách hàng và hoàn thành nhiệm vụ “đối nội” với yêu cầu hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả. Thành công ở những vai trò này cũng chính là sự khẳng định giá trị của một thương hiệu “mới”.
Trong năm tròn 20 tuổi này, VietinBank đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ lớn đề ra: phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững; tổng tài sản tăng 18%, vốn tự có hơn 10.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn vốn đều ổn định và cao hơn năm 2007, mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2008 đạt trên 174.600 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2007; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 120.000 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm trước, nợ xấu chỉ chiếm 1,09% trên tổng dư nợ…
Cùng với những giá trị đã tích lũy trước đó, những kết quả trong năm 2008 một lần nữa cho thấy vì sao VietinBank có đủ tự tin để thực hiện một sự kiện lớn, vượt qua không ít hoài nghi trên thị trường: Chính thức phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tạo bước chuyển quan trọng về mô hình và cơ cấu.
Ngày 25/12/2008, VietinBank chính thức IPO thành công, tạo một trong những sự kiện nổi bật nhất trong năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính thức đánh đổ những hoài nghi trước đó. VietinBank đã vượt qua bối cảnh đầy mạo hiểm của thị trường, khi liên tiếp từ đầu năm các cuộc IPO lớn nhỏ đồng loạt bị hủy bỏ hoặc thất bại, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.
Theo ông Phạm Huy Hùng, bối cảnh thị trường năm 2008 đặt ra tính mạo hiểm và rủi ro cao, nhưng sự tự tin và thành công của Vietinbank không phải ngẫu nhiên, mà có từ những giá trị cốt lõi đã được khẳng định; mặt khác, quá trình cổ phần hóa cũng đã được dày công xây dựng suốt 4 năm, không phải là một “phép thử” mạo hiểm với bối cảnh.
IPO thành công, VietinBank trở thành một điển hình thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Phía sau sự chuyển đổi này là nhiều kỳ vọng, đặt ở sự năng động của một định chế tài chính có cơ cấu sở hữu mới, có sức mạnh hội tụ của các cổ đông. Sự chuyển đổi này cũng tạo thêm thế và lực để đưa VietinBank trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh hàng đầu Việt Nam và khu vực. Và những giá trị đó sẽ bắt đầu thể hiện rõ từ năm 2009…
Ngày 15/4/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới, “Vietinbank” thay thế cho thương hiệu “Incombank”. Hệ thống mới được gắn với vai trò thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của ngân hàng này trong định hướng trở thành một tập đoàn tài chính lớn, đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực trong khu vực. Nhưng giữa vai trò và thực tế là một khoảng cách, cộng thêm “trở ngại” từ sự quen thuộc và giá trị mà hệ thống cũ đã gây dựng, hệ thống nhận diện mới có dễ thành công khi đi vào thị trường và phát huy được những giá trị đó?
“Chúng tôi kế thừa những giá trị và bản sắc đã tạo dựng được để hướng tới một thương hiệu VietinBank trẻ trung, hiện đại và nhất quán, khẳng định tầm nhìn mới của một thương hiệu mang niềm tin Việt, đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank giải thích. “Và xuyên suốt quá trình đổi mới đó, yêu cầu và cũng là mục tiêu luôn được đặt ra là khẳng định một VietinBank tin cậy, hiệu quả, hiện đại trong hoạt động. Đó là cơ sở để hệ thống nhận diện thương hiệu mới của chúng tôi đến với thị trường và hội nhập thành công”.
Tin cậy, hiệu quả và hiện đại. Những mục tiêu này đã được VietinBank thể hiện rõ trong năm 2008 – năm nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động ngân hàng nói riêng rơi vào khó khăn đặc biệt. Lạm phát cao, lãi suất và tỷ giá biến động chưa từng có, khó khăn thanh khoản, kinh tế có dấu hiệu suy giảm… khiến hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải điều chỉnh chiến lược hoạt động từ tăng tốc lợi nhuận sang ổn định hệ thống và phát triển bền vững. VietinBank không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra, ngân hàng này còn có vai trò là một định chế tài chính lớn của Nhà nước, là một đầu mối quan trọng thực thi và góp phần cho thành công của chính sách tiền tệ năm 2008. Đó là vai trò hỗ trợ tích cực cho các lĩnh vực sản xuất trọng điểm của nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với khách hàng và hoàn thành nhiệm vụ “đối nội” với yêu cầu hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả. Thành công ở những vai trò này cũng chính là sự khẳng định giá trị của một thương hiệu “mới”.
Trong năm tròn 20 tuổi này, VietinBank đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ lớn đề ra: phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững; tổng tài sản tăng 18%, vốn tự có hơn 10.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn vốn đều ổn định và cao hơn năm 2007, mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2008 đạt trên 174.600 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2007; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 120.000 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm trước, nợ xấu chỉ chiếm 1,09% trên tổng dư nợ…
Cùng với những giá trị đã tích lũy trước đó, những kết quả trong năm 2008 một lần nữa cho thấy vì sao VietinBank có đủ tự tin để thực hiện một sự kiện lớn, vượt qua không ít hoài nghi trên thị trường: Chính thức phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tạo bước chuyển quan trọng về mô hình và cơ cấu.
Ngày 25/12/2008, VietinBank chính thức IPO thành công, tạo một trong những sự kiện nổi bật nhất trong năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính thức đánh đổ những hoài nghi trước đó. VietinBank đã vượt qua bối cảnh đầy mạo hiểm của thị trường, khi liên tiếp từ đầu năm các cuộc IPO lớn nhỏ đồng loạt bị hủy bỏ hoặc thất bại, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.
Theo ông Phạm Huy Hùng, bối cảnh thị trường năm 2008 đặt ra tính mạo hiểm và rủi ro cao, nhưng sự tự tin và thành công của Vietinbank không phải ngẫu nhiên, mà có từ những giá trị cốt lõi đã được khẳng định; mặt khác, quá trình cổ phần hóa cũng đã được dày công xây dựng suốt 4 năm, không phải là một “phép thử” mạo hiểm với bối cảnh.
IPO thành công, VietinBank trở thành một điển hình thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Phía sau sự chuyển đổi này là nhiều kỳ vọng, đặt ở sự năng động của một định chế tài chính có cơ cấu sở hữu mới, có sức mạnh hội tụ của các cổ đông. Sự chuyển đổi này cũng tạo thêm thế và lực để đưa VietinBank trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh hàng đầu Việt Nam và khu vực. Và những giá trị đó sẽ bắt đầu thể hiện rõ từ năm 2009…