Vinaconex muốn xây tàu điện trên cao tại Hà Nội
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex) vừa đề xuất phương án xây dựng tuyến tàu điện trên cao tại Hà Nội
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex) vừa đề xuất phương án xây dựng tuyến tàu điện trên cao tại Hà Nội.
Trong đề án gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Vinaconex đề xuất xây dựng tuyến tàu điện một ray theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) nhằm giải quyết ách tắc giao thông phía tây thành phố Hà Nội.
Tuyền tàu điện trên sẽ đi trên cao tại dải phân cách giữa của tuyến đường Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Láng - Hòa Lạc với chiều dài 38 km.
Để xây dựng tuyến này, tại dải phân cách giữa đường sẽ xây dựng những trụ cột với đường kính 1 m, cao khoảng 4,5 m, cách nhau 30 m. Bên trên là dầm bê tông dự ứng lực làm đường ray cho tàu điện. Tàu chạy bằng bánh lốp với tốc độ trung bình 60 - 70 km/h.
Trên tuyến sẽ bố trí 14 ga, được xây dựng nổi trên mặt đất để không phải giải phóng mặt bằng. Các đoàn tàu sẽ chuyên chở khoảng 60.000 lượt hành khách mỗi ngày.
Theo thiết kế, tàu có thể chạy luồn lách quanh những tòa nhà, vượt lên trên cầu vượt hay hạ xuống ngầm tùy theo từng khu vực. Giá vé của tàu một ray dự kiến sẽ ở mức thấp để phù hợp với cán bộ công chức, sinh viên, học sinh.
Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng trên 300 triệu USD (tương đương 8 triệu USD/km), với thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài hàng chục năm.
Theo quy hoạch mạng lưới giao thông của Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Láng - Hòa Lạc và Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai sẽ có đường tàu điện trên cao. Hiện Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, lập báo cáo khả thi của dự án tàu một ray.
Trong đề án gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Vinaconex đề xuất xây dựng tuyến tàu điện một ray theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) nhằm giải quyết ách tắc giao thông phía tây thành phố Hà Nội.
Tuyền tàu điện trên sẽ đi trên cao tại dải phân cách giữa của tuyến đường Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Láng - Hòa Lạc với chiều dài 38 km.
Để xây dựng tuyến này, tại dải phân cách giữa đường sẽ xây dựng những trụ cột với đường kính 1 m, cao khoảng 4,5 m, cách nhau 30 m. Bên trên là dầm bê tông dự ứng lực làm đường ray cho tàu điện. Tàu chạy bằng bánh lốp với tốc độ trung bình 60 - 70 km/h.
Trên tuyến sẽ bố trí 14 ga, được xây dựng nổi trên mặt đất để không phải giải phóng mặt bằng. Các đoàn tàu sẽ chuyên chở khoảng 60.000 lượt hành khách mỗi ngày.
Theo thiết kế, tàu có thể chạy luồn lách quanh những tòa nhà, vượt lên trên cầu vượt hay hạ xuống ngầm tùy theo từng khu vực. Giá vé của tàu một ray dự kiến sẽ ở mức thấp để phù hợp với cán bộ công chức, sinh viên, học sinh.
Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng trên 300 triệu USD (tương đương 8 triệu USD/km), với thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài hàng chục năm.
Theo quy hoạch mạng lưới giao thông của Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt, tuyến đường Láng - Hòa Lạc và Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai sẽ có đường tàu điện trên cao. Hiện Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, lập báo cáo khả thi của dự án tàu một ray.