Vinashin và vai trò Quốc hội
Vấn đề Vinashin đang đặt ra những câu hỏi về vai trò của Quốc hội trong những vấn đề trọng đại của đất nước
Các vấn đề liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tiếp tục được các đại biểu Quốc hội nêu lên trong ngày làm việc cuối tuần với nội dung thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Đề xuất thành lập một ủy ban trực thuộc Quốc hội để làm rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin đã được đại biểu Đặng Như Lợi đưa ra trong phần phát biểu của mình, sau khi một đề xuất tương tự đã không được chấp thuận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái.
Nhiều đại biểu cho biết họ cảm thấy “khó xử” khi mà sau kỳ họp này, chưa biết sẽ “ăn nói thế nào với cử tri” về vụ Vinashin.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nói rằng tuy Bộ Chính trị đã có kết luận về việc này, song với vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân, Quốc hội vẫn cần “thể hiện chính kiến” của mình.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là một trong những người kiên trì nhất trong việc đòi hỏi phải làm rõ trách nhiệm liên quan đến Vinashin từ kỳ họp trước. Ông cũng lưu ý, kết luận của Bộ Chính trị được đưa ra vào thời điểm Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn tất kết quả thanh tra cuối cùng đối với Vinashin.
Từ góc nhìn của một doanh nhân, đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng vụ Vinashin sẽ tạo ra một tiền lệ không hay trong điều hành kinh tế. “Nếu Vinashin được ưu đãi, giãn nợ, khoanh nợ thậm chí bán nợ, câu hỏi đặt ra các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, có được đối xử tương tự?”, bà Loan nêu câu hỏi.
Nhiều ý kiến cho rằng cuối năm ngoái do thời điểm chưa phù hợp nên vấn đề trách nhiệm trong vụ Vinashin có thể tạm gác lại, nhưng giờ đây đặt lại vấn đề này không phải là quá muộn. Hơn bao giờ hết, vai trò của Quốc hội đang được công luận quan tâm, trong bối cảnh đời sống chính trị nói chung và nhận thức của nhân dân đã và đang trở nên cởi mở hơn trước.
Ngoài ra, đặt lại vấn đề trách nhiệm của Chính phủ ngay cả khi Bộ Chính trị đã có kết luận cũng không phải là việc “sai quy trình”, nhất là trong bối cảnh các tài liệu chính thức của Đảng đã xác định rằng Đảng “lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội”.
Đề xuất thành lập một ủy ban trực thuộc Quốc hội để làm rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin đã được đại biểu Đặng Như Lợi đưa ra trong phần phát biểu của mình, sau khi một đề xuất tương tự đã không được chấp thuận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái.
Nhiều đại biểu cho biết họ cảm thấy “khó xử” khi mà sau kỳ họp này, chưa biết sẽ “ăn nói thế nào với cử tri” về vụ Vinashin.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nói rằng tuy Bộ Chính trị đã có kết luận về việc này, song với vai trò là cơ quan đại diện cho nhân dân, Quốc hội vẫn cần “thể hiện chính kiến” của mình.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là một trong những người kiên trì nhất trong việc đòi hỏi phải làm rõ trách nhiệm liên quan đến Vinashin từ kỳ họp trước. Ông cũng lưu ý, kết luận của Bộ Chính trị được đưa ra vào thời điểm Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn tất kết quả thanh tra cuối cùng đối với Vinashin.
Từ góc nhìn của một doanh nhân, đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng vụ Vinashin sẽ tạo ra một tiền lệ không hay trong điều hành kinh tế. “Nếu Vinashin được ưu đãi, giãn nợ, khoanh nợ thậm chí bán nợ, câu hỏi đặt ra các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, có được đối xử tương tự?”, bà Loan nêu câu hỏi.
Nhiều ý kiến cho rằng cuối năm ngoái do thời điểm chưa phù hợp nên vấn đề trách nhiệm trong vụ Vinashin có thể tạm gác lại, nhưng giờ đây đặt lại vấn đề này không phải là quá muộn. Hơn bao giờ hết, vai trò của Quốc hội đang được công luận quan tâm, trong bối cảnh đời sống chính trị nói chung và nhận thức của nhân dân đã và đang trở nên cởi mở hơn trước.
Ngoài ra, đặt lại vấn đề trách nhiệm của Chính phủ ngay cả khi Bộ Chính trị đã có kết luận cũng không phải là việc “sai quy trình”, nhất là trong bối cảnh các tài liệu chính thức của Đảng đã xác định rằng Đảng “lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội”.