Warren Buffett thất vọng với kết quả kinh doanh 2012
Nhà đầu tư huyền thoại xem 2012 là một năm “kém cỏi” đối với tập đoàn của ông
Trong lá thư gửi cổ đông thường niên của năm nay, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett “than vãn” về việc tập đoàn Berkshire Hathaway của ông không thực hiện được vụ thâu tóm nào lớn trong suốt năm 2012, trong khi dự trữ tiền mặt ngày càng lớn.
Ông cũng xem 2012 là một năm “kém cỏi” của Berkshire, bất chấp giá trị sổ sách tăng thêm 24 tỷ USD.
Giá trị sổ sách của Berkshire, công ty có trụ sở ở thành phố Omaha, Nebraska, đạt mức tăng trưởng 14% trong năm 2012. Theo báo Wall Street Journal, những số liệu này được công ty đưa ra vào đêm qua. Trong khi đó, chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đem về cho các nhà đầu tư mức tổng lợi nhuận 16%.
Giới chuyên môn đánh giá rằng, quy mô ngày càng lớn của Berkshire đồng nghĩa rằng, việc công ty này đuổi kịp sự đi lên của thị trường nói chung sẽ ngày càng khó, đúng như những gì mà Buffett đã cảnh báo bấy lâu nay.
“Khi tôi bắt đầu kiểm soát Berkshire vào năm 1965, tôi không dám mơ đến lúc mà chúng ta tăng giá trị công ty được 24,1 tỷ USD trong một năm lại là kém cỏi. Nhưng năm 2012 là một năm kém cỏi”, thư gửi cổ đông công bố ngày 1/3 của Buffett có đoạn viết.
Trong suốt 48 năm mà Buffett lãnh đạo Berkshire, thì năm 2012 là 1 trong số chỉ 8 năm mà giá trị sổ sách của Berkshire đạt tốc độ tăng trưởng thua mức lợi nhuận của chỉ số S&P 500. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong năm nay, thì rất có thể Berkshire sẽ có thêm một năm “kém cỏi” nữa, vì Buffett nói rằng, kết quả kinh doanh của Berkshire tốt hơn mỗi khi thị trường giảm hoặc đi ngang.
Không có được vụ thâu tóm lớn nào trong năm 2012 là một điểm gây thất vọng nữa đối với nhà đầu tư huyền thoại trong năm 2012. “Tôi theo đuổi một vài ‘con voi’, nhưng cuối cùng trở về tay trắng”, ông viết.
Hai năm trước, Buffett nói ông đang tìm kiếm những mục tiêu thâu tóm lớn như một cách để tăng cường lợi nhuận đối với số tiền mặt nhiều tỷ USD của Berskshire. Khi đó, ông nói: “Khẩu súng bắn voi của chúng tôi đã lên đạn, và ngón tay bóp cò của tôi đang rất ngứa ngáy”.
Thông điệp này của Buffett đã khiến các nhà môi giới sôi sục tìm kiếm những “con voi” tiềm năng - những công ty phù hợp với tiêu chuẩn mua lại của Berkshire về khả năng sinh lợi và năng lực quản lý, đồng thời đủ lớn để tăng giá trị sổ sách nói chung của Berkshire.
Buffett cho biết, ông đã nghiên cứu một số cơ hội thâu tóm, nhưng không nêu cụ thể. Mặc dù vậy, trong kế hoạch cùng với công ty 3G Capital chi 23,4 tỷ USD để mua lại hãng thực phẩm Heinz công bố vào tháng trước, Berkshire sẽ đóng góp 12 tỷ USD, đánh dấu thỏa thuận lớn nhất của Buffett kể từ khi ông mua công ty vận hành đường ray Burlington Northern Santa Fe với giá 26 tỷ USD vào năm 2010.
Theo Buffett, trong năm 2012, các chi nhánh của Berskhire đã thực hiện một số vụ thâu tóm nhỏ lẻ khác với tổng trị giá 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, những thỏa thuận như thế này không thấm vào đâu so với số tiền mặt 47 tỷ USD mà Berkshire có trong tay tính đến cuối năm ngoái. 4 trong số những công ty con không thuộc mảng bảo hiểm của Berkshire là Burlington Northern, Lubrizol, Iscar and Marmon Group - đều là những công ty được Berkshire thâu tóm trong những năm gần đây - đã đạt tổng mức lợi nhuận trước thuế 10,1 tỷ USD trong năm 2012, tăng 600 triệu USD so với năm 2011.
Buffett cho biết, ông và Phó chủ tịch Charlie Munger vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những mục tiêu mua lại lớn. “Charlie và tôi đã lại mặc quần áo đi săn và tiếp tục cuộc săn voi”, ông viết.
Thời gian qua, Berkshire đã bận rộn với việc thâu tóm các tờ báo. Trong vòng 15 tháng trở lại đây, công ty này đã mua lại 28 tờ nhật báo với giá 344 triệu USD. Những vụ mua lại như thế này không đáp ứng được nhu cầu về quy mô đôi với Berkshire, nhưng Buffett nói rằng, ông và Phó chủ tịch Munger yêu thích các tờ báo và sẽ còn tiếp tục mua “nếu thấy phù hợp về mặt kinh tế”.
Thư gửi cổ đông của Buffett cũng cho biết, năm qua, Berkshire đã tăng cổ phần nắm giữ trong các công ty dẫn đầu danh mục gồm American Express, Coca-Cola, IBM, và Wells Fargo. Ông cũng nói rằng, mức cổ phần của Berkshire tại các công ty này sẽ còn tăng trong tương lai.
Buffett không đề cập đến vấn đề người sẽ kế nhiệm ông lãnh đạo Berkshire, nhưng tuyên dương hai nhà quản lý đầu tư đã đầu quân cho công ty trong mấy năm gần đây là Todd Combs và Ted Weschler.
Lợi nhuận ròng của Berkshire Hathaway đạt mức 14,8 tỷ USD trong năm 2012, tăng 45% so với năm 2011. Kết quả này có được chủ yếu nhờ vào các mảng bảo lãnh phát hành, bảo hiểm, và nghiệp vụ phái sinh.
Trong thư, Buffett cũng “giễu” các sếp doanh nghiệp Mỹ không muốn đầu tư vào tương lai vì lý do bất ổn kinh tế. Ông thúc giục những người này nên xem xét bán lại công ty hoặc dự án cho Berkshire. “Nếu bạn là một vị CEO có một dự án lớn đang xếp xó vì những lo ngại ngắn hạn, hãy gọi Berkshire. Hãy để cho chúng tôi giúp bạn giải tỏa gánh nặng”, ông viết.
Ông cũng xem 2012 là một năm “kém cỏi” của Berkshire, bất chấp giá trị sổ sách tăng thêm 24 tỷ USD.
Giá trị sổ sách của Berkshire, công ty có trụ sở ở thành phố Omaha, Nebraska, đạt mức tăng trưởng 14% trong năm 2012. Theo báo Wall Street Journal, những số liệu này được công ty đưa ra vào đêm qua. Trong khi đó, chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đem về cho các nhà đầu tư mức tổng lợi nhuận 16%.
Giới chuyên môn đánh giá rằng, quy mô ngày càng lớn của Berkshire đồng nghĩa rằng, việc công ty này đuổi kịp sự đi lên của thị trường nói chung sẽ ngày càng khó, đúng như những gì mà Buffett đã cảnh báo bấy lâu nay.
“Khi tôi bắt đầu kiểm soát Berkshire vào năm 1965, tôi không dám mơ đến lúc mà chúng ta tăng giá trị công ty được 24,1 tỷ USD trong một năm lại là kém cỏi. Nhưng năm 2012 là một năm kém cỏi”, thư gửi cổ đông công bố ngày 1/3 của Buffett có đoạn viết.
Trong suốt 48 năm mà Buffett lãnh đạo Berkshire, thì năm 2012 là 1 trong số chỉ 8 năm mà giá trị sổ sách của Berkshire đạt tốc độ tăng trưởng thua mức lợi nhuận của chỉ số S&P 500. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong năm nay, thì rất có thể Berkshire sẽ có thêm một năm “kém cỏi” nữa, vì Buffett nói rằng, kết quả kinh doanh của Berkshire tốt hơn mỗi khi thị trường giảm hoặc đi ngang.
Không có được vụ thâu tóm lớn nào trong năm 2012 là một điểm gây thất vọng nữa đối với nhà đầu tư huyền thoại trong năm 2012. “Tôi theo đuổi một vài ‘con voi’, nhưng cuối cùng trở về tay trắng”, ông viết.
Hai năm trước, Buffett nói ông đang tìm kiếm những mục tiêu thâu tóm lớn như một cách để tăng cường lợi nhuận đối với số tiền mặt nhiều tỷ USD của Berskshire. Khi đó, ông nói: “Khẩu súng bắn voi của chúng tôi đã lên đạn, và ngón tay bóp cò của tôi đang rất ngứa ngáy”.
Thông điệp này của Buffett đã khiến các nhà môi giới sôi sục tìm kiếm những “con voi” tiềm năng - những công ty phù hợp với tiêu chuẩn mua lại của Berkshire về khả năng sinh lợi và năng lực quản lý, đồng thời đủ lớn để tăng giá trị sổ sách nói chung của Berkshire.
Buffett cho biết, ông đã nghiên cứu một số cơ hội thâu tóm, nhưng không nêu cụ thể. Mặc dù vậy, trong kế hoạch cùng với công ty 3G Capital chi 23,4 tỷ USD để mua lại hãng thực phẩm Heinz công bố vào tháng trước, Berkshire sẽ đóng góp 12 tỷ USD, đánh dấu thỏa thuận lớn nhất của Buffett kể từ khi ông mua công ty vận hành đường ray Burlington Northern Santa Fe với giá 26 tỷ USD vào năm 2010.
Theo Buffett, trong năm 2012, các chi nhánh của Berskhire đã thực hiện một số vụ thâu tóm nhỏ lẻ khác với tổng trị giá 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, những thỏa thuận như thế này không thấm vào đâu so với số tiền mặt 47 tỷ USD mà Berkshire có trong tay tính đến cuối năm ngoái. 4 trong số những công ty con không thuộc mảng bảo hiểm của Berkshire là Burlington Northern, Lubrizol, Iscar and Marmon Group - đều là những công ty được Berkshire thâu tóm trong những năm gần đây - đã đạt tổng mức lợi nhuận trước thuế 10,1 tỷ USD trong năm 2012, tăng 600 triệu USD so với năm 2011.
Buffett cho biết, ông và Phó chủ tịch Charlie Munger vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những mục tiêu mua lại lớn. “Charlie và tôi đã lại mặc quần áo đi săn và tiếp tục cuộc săn voi”, ông viết.
Thời gian qua, Berkshire đã bận rộn với việc thâu tóm các tờ báo. Trong vòng 15 tháng trở lại đây, công ty này đã mua lại 28 tờ nhật báo với giá 344 triệu USD. Những vụ mua lại như thế này không đáp ứng được nhu cầu về quy mô đôi với Berkshire, nhưng Buffett nói rằng, ông và Phó chủ tịch Munger yêu thích các tờ báo và sẽ còn tiếp tục mua “nếu thấy phù hợp về mặt kinh tế”.
Thư gửi cổ đông của Buffett cũng cho biết, năm qua, Berkshire đã tăng cổ phần nắm giữ trong các công ty dẫn đầu danh mục gồm American Express, Coca-Cola, IBM, và Wells Fargo. Ông cũng nói rằng, mức cổ phần của Berkshire tại các công ty này sẽ còn tăng trong tương lai.
Buffett không đề cập đến vấn đề người sẽ kế nhiệm ông lãnh đạo Berkshire, nhưng tuyên dương hai nhà quản lý đầu tư đã đầu quân cho công ty trong mấy năm gần đây là Todd Combs và Ted Weschler.
Lợi nhuận ròng của Berkshire Hathaway đạt mức 14,8 tỷ USD trong năm 2012, tăng 45% so với năm 2011. Kết quả này có được chủ yếu nhờ vào các mảng bảo lãnh phát hành, bảo hiểm, và nghiệp vụ phái sinh.
Trong thư, Buffett cũng “giễu” các sếp doanh nghiệp Mỹ không muốn đầu tư vào tương lai vì lý do bất ổn kinh tế. Ông thúc giục những người này nên xem xét bán lại công ty hoặc dự án cho Berkshire. “Nếu bạn là một vị CEO có một dự án lớn đang xếp xó vì những lo ngại ngắn hạn, hãy gọi Berkshire. Hãy để cho chúng tôi giúp bạn giải tỏa gánh nặng”, ông viết.