Xăng dầu và chuyện lẫn lộn vai trò
Tranh cãi về thị trường xăng dầu cho thấy một sự lẫn lộn vai trò giữa nhà nước và doanh nghiệp hiện nay
Các đoàn công tác kiểm tra giá nhập khẩu tại doanh nghiệp xăng dầu đã được thành lập sau khi xảy ra cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu giữa Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Petrolimex, “anh cả” của khối doanh nghiệp xăng dầu.
Quyết tâm của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính thì có thừa qua động thái đó, nhưng để lành mạnh hóa thị trường xăng dầu, bấy nhiêu liệu có đủ?
Theo quyết định phân công nhiệm vụ của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú được giao một loạt nhiệm vụ, trong đó có việc “tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)”.
Từ đó, người dân hoàn toàn có quyền kỳ vọng, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú phần nào đó phải là một “đối trọng” trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước trước lợi ích của doanh nghiệp như Petrolimex, với nhiệm vụ là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước. Nhất là khi trong hầu hết các “điểm nóng” liên quan đến điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua, ông Tú đều có mặt.
Hai tháng trước, khi Kiểm toán Nhà nước công bố kế hoạch kiểm toán việc sử dụng và trích quỹ bình ổn giá xăng dầu tại 11 đơn vị đầu mối, người ta chờ đợi ở Bộ Công Thương một sự ủng hộ. Kiểm toán, qua đó minh bạch hóa một lĩnh vực mà bộ mình đang phải quản lý, hẳn sẽ giúp cho việc quản lý về sau bớt đi phần khó nhọc.
Một số nhà báo, hiểu một cách hồn nhiên như vậy nên khi phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú bên lề hội nghị giới thiệu cơ hội đầu tư vào Petrolimex, đã không khỏi ngạc nhiên với tuyên bố không cần kiểm toán giá xăng dầu từ ông.
Lập luận của Thứ trưởng là “giá xăng dầu hiện nay hoàn toàn minh bạch, tính toán theo công thức. Cấu thành giá thế nào thì chỉ cần giở tờ bản tin thị trường là biết giá nhập khẩu bao nhiêu, thuế bao nhiêu, trích quỹ bình ổn bao nhiêu. Đây là chúng ta không hiểu hoặc không tìm hiểu nên mới đặt vấn đề như vậy”.
Lần này, khi Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về thị trường xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú là người lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp xăng dầu một cách quyết liệt.
Theo tường thuật của các báo, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú dù không có tên trong danh sách phát biểu nhưng cũng đã “xin có ý kiến”. Sau khi thể hiện sự bức xúc của mình về cách thức điều hành thị trường hiện nay, ông Tú nhấn mạnh, "Bộ Tài chính hứa bù lỗ cho doanh nghiệp bao lần, nhưng hứa nhiều lại thất hứa. Tôi thật xấu hổ khi hứa quá nhiều với doanh nghiệp nhưng lại bất lực không làm được gì giúp họ cả, trong khi vẫn yêu cầu đảm bảo nguồn cung".
“Nếu giá không theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung... Vì vậy, việc tăng giá từng bước cần phải thực hiện”, ông nói thêm.
Các doanh nghiệp, nếu thực sự đang lỗ nặng, có lẽ không cần đến tiếng nói ủng hộ của một quan chức, vẫn có thể trình bày với nhà nước về tình hình hiện tại của mình, điều mà nhiều doanh nghiệp tư nhân, độc lập hoặc thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, vẫn đã và đang làm!
Petrolimex, với tư cách là doanh nghiệp đầu đàn của ngành xăng dầu, hẳn hiểu rất rõ vị thế của mình, vị thế được xây dựng từ cụm từ “đảm bảo an ninh năng lượng”. Trả lời phỏng vấn trong bài viết được đăng tải trên VnEconomy mới đây, ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói rằng, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước khi làm ăn có lãi thì coi đó là thành công của họ, nhưng khi thua lỗ thì đổ tại vì phải gánh vác những trách nhiệm xã hội mà nhà nước giao cho và yêu cầu giải cứu.
“Như thế là không sòng phẳng và trở thành rào cản cho chính họ trên con đường phát triển. Tôi cho rằng nhà nước không nên tiếp tục giao trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp nhà nước như trách nhiệm điều tiết thị trường, điều tiết vĩ mô”, ông Cung đề xuất.
Phát biểu này của vị chuyên gia vốn nổi tiếng là thẳng thắn này không có gì mới. Nhưng soi chiếu trong câu chuyện của thị trường xăng dầu, của Petrolimex, thì đây đúng là thời điểm mà vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế đang cần được xem lại.
Petrolimex, trong bản tin thị trường xăng dầu của mình phát hành ngày 21/9/2011, nói rằng giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Chẳng hạn, với mặt hàng xăng RON 92, giá đang bán tại Việt Nam thấp hơn Lào 5.798 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 6.052 đồng/lít, thấp hơn Singapore 12.898 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.322 đồng/lít.
Nhưng, cũng chính trong bản tin này, Petrolimex thừa nhận, “giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi nước khác nhau chủ yếu là do cơ chế quản lý điều hành xăng dầu tại mỗi nước là khác nhau”.
Người dân đang chờ đợi, những phát biểu đầy thẳng thắn của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, một sự mở đầu cho cơ chế điều hành thị trường xăng dầu mới. Ở đó, các doanh nghiệp hoạt động công khai minh bạch theo luật pháp, và các quan chức không cần phải lên tiếng bênh vực ai.
Ở đó, các doanh nghiệp, trước hết hoạt động theo nguyên tắc thị trường, không phải gánh trên vai những phần trách nhiệm lẽ ra thuộc về nhà nước. Không gánh trách nhiệm với nhà nước, việc lỗ lãi sẽ được tính toán và tự chịu trách nhiệm; thậm chí việc trụ lại được với thị trường hay chấp nhận bị đào thải cũng là bình thường.
Không ít râm ran trên mạng trong những ngày qua xung quanh những phát ngôn đầy cứng rắn của tân Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Điều người dân chờ đợi là từ những phát biểu đó, những việc tiếp theo ông làm sẽ là gì và kết quả sẽ ra sao.
Trong vô vàn tiếng nói cảm phục và ủng hộ, cũng có không ít những băn khoăn dành cho ông. Câu hỏi đặt ra là, bao giờ thì một quan chức quyết liệt nói ra những điều cần nói, quyết liệt làm những điều cần làm theo đúng nguyện vọng của người dân, mà lại không còn phải đón nhận những băn khoăn từ chính người dân?
Quyết tâm của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính thì có thừa qua động thái đó, nhưng để lành mạnh hóa thị trường xăng dầu, bấy nhiêu liệu có đủ?
Theo quyết định phân công nhiệm vụ của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú được giao một loạt nhiệm vụ, trong đó có việc “tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)”.
Từ đó, người dân hoàn toàn có quyền kỳ vọng, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú phần nào đó phải là một “đối trọng” trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước trước lợi ích của doanh nghiệp như Petrolimex, với nhiệm vụ là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước. Nhất là khi trong hầu hết các “điểm nóng” liên quan đến điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua, ông Tú đều có mặt.
Hai tháng trước, khi Kiểm toán Nhà nước công bố kế hoạch kiểm toán việc sử dụng và trích quỹ bình ổn giá xăng dầu tại 11 đơn vị đầu mối, người ta chờ đợi ở Bộ Công Thương một sự ủng hộ. Kiểm toán, qua đó minh bạch hóa một lĩnh vực mà bộ mình đang phải quản lý, hẳn sẽ giúp cho việc quản lý về sau bớt đi phần khó nhọc.
Một số nhà báo, hiểu một cách hồn nhiên như vậy nên khi phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú bên lề hội nghị giới thiệu cơ hội đầu tư vào Petrolimex, đã không khỏi ngạc nhiên với tuyên bố không cần kiểm toán giá xăng dầu từ ông.
Lập luận của Thứ trưởng là “giá xăng dầu hiện nay hoàn toàn minh bạch, tính toán theo công thức. Cấu thành giá thế nào thì chỉ cần giở tờ bản tin thị trường là biết giá nhập khẩu bao nhiêu, thuế bao nhiêu, trích quỹ bình ổn bao nhiêu. Đây là chúng ta không hiểu hoặc không tìm hiểu nên mới đặt vấn đề như vậy”.
Lần này, khi Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về thị trường xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú là người lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp xăng dầu một cách quyết liệt.
Theo tường thuật của các báo, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú dù không có tên trong danh sách phát biểu nhưng cũng đã “xin có ý kiến”. Sau khi thể hiện sự bức xúc của mình về cách thức điều hành thị trường hiện nay, ông Tú nhấn mạnh, "Bộ Tài chính hứa bù lỗ cho doanh nghiệp bao lần, nhưng hứa nhiều lại thất hứa. Tôi thật xấu hổ khi hứa quá nhiều với doanh nghiệp nhưng lại bất lực không làm được gì giúp họ cả, trong khi vẫn yêu cầu đảm bảo nguồn cung".
“Nếu giá không theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung... Vì vậy, việc tăng giá từng bước cần phải thực hiện”, ông nói thêm.
Các doanh nghiệp, nếu thực sự đang lỗ nặng, có lẽ không cần đến tiếng nói ủng hộ của một quan chức, vẫn có thể trình bày với nhà nước về tình hình hiện tại của mình, điều mà nhiều doanh nghiệp tư nhân, độc lập hoặc thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, vẫn đã và đang làm!
Petrolimex, với tư cách là doanh nghiệp đầu đàn của ngành xăng dầu, hẳn hiểu rất rõ vị thế của mình, vị thế được xây dựng từ cụm từ “đảm bảo an ninh năng lượng”. Trả lời phỏng vấn trong bài viết được đăng tải trên VnEconomy mới đây, ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói rằng, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước khi làm ăn có lãi thì coi đó là thành công của họ, nhưng khi thua lỗ thì đổ tại vì phải gánh vác những trách nhiệm xã hội mà nhà nước giao cho và yêu cầu giải cứu.
“Như thế là không sòng phẳng và trở thành rào cản cho chính họ trên con đường phát triển. Tôi cho rằng nhà nước không nên tiếp tục giao trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp nhà nước như trách nhiệm điều tiết thị trường, điều tiết vĩ mô”, ông Cung đề xuất.
Phát biểu này của vị chuyên gia vốn nổi tiếng là thẳng thắn này không có gì mới. Nhưng soi chiếu trong câu chuyện của thị trường xăng dầu, của Petrolimex, thì đây đúng là thời điểm mà vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế đang cần được xem lại.
Petrolimex, trong bản tin thị trường xăng dầu của mình phát hành ngày 21/9/2011, nói rằng giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Chẳng hạn, với mặt hàng xăng RON 92, giá đang bán tại Việt Nam thấp hơn Lào 5.798 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 6.052 đồng/lít, thấp hơn Singapore 12.898 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.322 đồng/lít.
Nhưng, cũng chính trong bản tin này, Petrolimex thừa nhận, “giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi nước khác nhau chủ yếu là do cơ chế quản lý điều hành xăng dầu tại mỗi nước là khác nhau”.
Người dân đang chờ đợi, những phát biểu đầy thẳng thắn của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, một sự mở đầu cho cơ chế điều hành thị trường xăng dầu mới. Ở đó, các doanh nghiệp hoạt động công khai minh bạch theo luật pháp, và các quan chức không cần phải lên tiếng bênh vực ai.
Ở đó, các doanh nghiệp, trước hết hoạt động theo nguyên tắc thị trường, không phải gánh trên vai những phần trách nhiệm lẽ ra thuộc về nhà nước. Không gánh trách nhiệm với nhà nước, việc lỗ lãi sẽ được tính toán và tự chịu trách nhiệm; thậm chí việc trụ lại được với thị trường hay chấp nhận bị đào thải cũng là bình thường.
Không ít râm ran trên mạng trong những ngày qua xung quanh những phát ngôn đầy cứng rắn của tân Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Điều người dân chờ đợi là từ những phát biểu đó, những việc tiếp theo ông làm sẽ là gì và kết quả sẽ ra sao.
Trong vô vàn tiếng nói cảm phục và ủng hộ, cũng có không ít những băn khoăn dành cho ông. Câu hỏi đặt ra là, bao giờ thì một quan chức quyết liệt nói ra những điều cần nói, quyết liệt làm những điều cần làm theo đúng nguyện vọng của người dân, mà lại không còn phải đón nhận những băn khoăn từ chính người dân?