Xử lý 67 người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Trong số bị cáo bị kết tội tham nhũng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm 3,7%
Cùng với nhiều con số khác, số người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý cũng ít hơn năm trước 17 trường hợp, tại báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2011, vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chiều 21/10.
67 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý có 3 trường hợp bị xử lý hình sự, 14 người bị cách chức, số người nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo là 16 và khiển trách là 34.
Chiếm đến 8 trong số 14 người bị cách chức là nhân sự của ngân hàng Nông nghiệp, song những thông tin chi tiết hơn đã không được thể hiện tại bản báo cáo.
Bên cạnh số người đứng đầu bị xử lý, Chính phủ cũng cho biết, số vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện và xử lý có xu hướng giảm dần, năm sau ít hơn năm trước.
Tròn 1 năm qua, 449 bị can ở 220 vụ án đã bị cơ quan điều tra các cấp khởi tố về các tội danh tham nhũng. Viện kiểm sát nhân dân các cấp truy tố 219 vụ với 456 bị can. Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 229 vụ án với 501 bị cáo.
Phân tích từ các vụ án cho thấy, trong số bị cáo bị kết tội tham nhũng, tội phạm ít nghiêm trọng chiếm 68,3%, nghiêm trọng chiếm 17,4%, rất nghiêm trọng chiếm 10,6% và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm 3,7%.
Theo đánh giá của Chính phủ, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng còn hạn chế. Số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp xử lý chậm, kéo dài, hồ sơ trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần.
Có vẻ hơi nghịch lý khi các yếu tố giảm nói trên lại nằm trong những hạn chế của công tác phòng chống tham nhũng. Bởi, theo rất nhiều nhận định và lý giải tại báo cáo thì khó có thể lạc quan về những con số đã thống kê được. Khi việc phát hiện chưa kịp thời, số vụ việc, vụ án được phát hiện còn ít, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra.
Trong khi tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc thì đa số các bộ ngành địa phương đều báo cáo không có trường hợp nào tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ. Tại không ít địa phương, hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo hầu như không phát hiện, chuyển sang cho cơ quan điều tra được vụ việc tham nhũng nào để xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, việc theo dõi, tách bạch kết quả phát hiện tham nhũng trong tổng số phát hiện sai phạm qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiểm toán nhà nước còn gặp khó khăn.
“Tuy đạt được tiến bộ trên một số lĩnh vực, nhưng nhìn chung tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; xảy ra ở nhiều lĩnh vực, địa phương; công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng”, báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng "điểm mặt những lĩnh vực xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng trong năm qua là đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, tài sản công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng.
Tại báo cáo thẩm tra báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 3 ngày 14/10 vừa qua, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, nhiều hạn chế đã được chỉ ra tại báo cáo thẩm tra những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Báo cáo của Chính phủ chưa chỉ rõ cơ quan nào làm tốt hay chưa tốt công tác phòng chống tham nhũng, cũng chưa làm rõ được là tham nhũng tăng hay giảm.
Một số cán bộ, công chức vẫn nhũng nhiễu để nhận tiền, tố cáo tham nhũng vẫn là việc nguy hiểm, trong khi đó chưa có cơ chế hữu hiệu kiểm soát thu nhập và kiểm soát tài sản bất minh khi người kê khai không chứng minh được.
Cơ quan thẩm tra cũng băn khoăn khi căn cứ vào con số tại cơ quan chức năng thì các loại tội phạm đều tăng nhưng tội phạm tham nhũng giảm, số vụ phát hiện xử lý cũng giảm. Nội bộ các cơ quan tổ chức không phát hiện được trường hợp tham nhũng nào.
67 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý có 3 trường hợp bị xử lý hình sự, 14 người bị cách chức, số người nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo là 16 và khiển trách là 34.
Chiếm đến 8 trong số 14 người bị cách chức là nhân sự của ngân hàng Nông nghiệp, song những thông tin chi tiết hơn đã không được thể hiện tại bản báo cáo.
Bên cạnh số người đứng đầu bị xử lý, Chính phủ cũng cho biết, số vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện và xử lý có xu hướng giảm dần, năm sau ít hơn năm trước.
Tròn 1 năm qua, 449 bị can ở 220 vụ án đã bị cơ quan điều tra các cấp khởi tố về các tội danh tham nhũng. Viện kiểm sát nhân dân các cấp truy tố 219 vụ với 456 bị can. Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 229 vụ án với 501 bị cáo.
Phân tích từ các vụ án cho thấy, trong số bị cáo bị kết tội tham nhũng, tội phạm ít nghiêm trọng chiếm 68,3%, nghiêm trọng chiếm 17,4%, rất nghiêm trọng chiếm 10,6% và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm 3,7%.
Theo đánh giá của Chính phủ, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng còn hạn chế. Số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp xử lý chậm, kéo dài, hồ sơ trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần.
Có vẻ hơi nghịch lý khi các yếu tố giảm nói trên lại nằm trong những hạn chế của công tác phòng chống tham nhũng. Bởi, theo rất nhiều nhận định và lý giải tại báo cáo thì khó có thể lạc quan về những con số đã thống kê được. Khi việc phát hiện chưa kịp thời, số vụ việc, vụ án được phát hiện còn ít, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra.
Trong khi tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc thì đa số các bộ ngành địa phương đều báo cáo không có trường hợp nào tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ. Tại không ít địa phương, hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo hầu như không phát hiện, chuyển sang cho cơ quan điều tra được vụ việc tham nhũng nào để xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, việc theo dõi, tách bạch kết quả phát hiện tham nhũng trong tổng số phát hiện sai phạm qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiểm toán nhà nước còn gặp khó khăn.
“Tuy đạt được tiến bộ trên một số lĩnh vực, nhưng nhìn chung tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; xảy ra ở nhiều lĩnh vực, địa phương; công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng”, báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng "điểm mặt những lĩnh vực xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng trong năm qua là đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, tài sản công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng.
Tại báo cáo thẩm tra báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 3 ngày 14/10 vừa qua, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, nhiều hạn chế đã được chỉ ra tại báo cáo thẩm tra những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Báo cáo của Chính phủ chưa chỉ rõ cơ quan nào làm tốt hay chưa tốt công tác phòng chống tham nhũng, cũng chưa làm rõ được là tham nhũng tăng hay giảm.
Một số cán bộ, công chức vẫn nhũng nhiễu để nhận tiền, tố cáo tham nhũng vẫn là việc nguy hiểm, trong khi đó chưa có cơ chế hữu hiệu kiểm soát thu nhập và kiểm soát tài sản bất minh khi người kê khai không chứng minh được.
Cơ quan thẩm tra cũng băn khoăn khi căn cứ vào con số tại cơ quan chức năng thì các loại tội phạm đều tăng nhưng tội phạm tham nhũng giảm, số vụ phát hiện xử lý cũng giảm. Nội bộ các cơ quan tổ chức không phát hiện được trường hợp tham nhũng nào.