Xuất khẩu hàng lạ: Người đưa con cá đỏ dạ sang Mỹ
Tỉnh Bạc Liêu đã bình chọn doanh nghiệp Tứ Hải của bà Nghĩa đạt danh hiệu tiêu biểu tự chế biến, sản xuất năm 2008
Tỉnh Bạc Liêu đã bình chọn doanh nghiệp Tứ Hải của bà Nghĩa đạt danh hiệu tiêu biểu tự chế biến, sản xuất năm 2008.
Kỹ năng thuyết phục
Cũng chính người phụ nữ đáng nể này, từng ngồi khóc ngon lành, trong gian hàng quá “bù tèo” của mình ở gánh hội nông dân tỉnh nhà, dịp hội chợ Con trâu vàng đầu năm 2009, tại Công viên Lê Văn Tám, Tp.HCM. Bà cười ngất kể: “Lần đầu tiên mang chuông đi đánh ở “Xì Gòn”, mà mấy cha để gian hàng mình buồn hiu, không băng rôn, áp phích xanh đỏ gì hết. Tui thấy tủi quá...”
Bà đã chuyển bại thành thắng, bằng cách tự tay chiên các sản phẩm khô của mình, mời ăn thử mỗi ngày khoảng 30kg, suốt một tuần. Đối tượng bà ưu ái là những bà nội trợ, trẻ em đi cùng mẹ và sinh viên.
Bà giải thích: mình dụ dược con nít là thế nào nó cũng “òn ĩ” ba mẹ mua cho bằng được. Mấy bà nội trợ và “xóm” công chức sáng sớm đi tập thể dục, tui dụ bằng mùi thơm của cá khô bống kèo, bống biển... chiên ngập dầu, vừa lửa. Rồi tui chỉ luôn cho mấy bả mẹo pha ít nước tương khi chế mắm me, cho nó thơm - beo béo - sánh hơn. Vừa ăn vừa nếm vừa nghe, họ “bắt bén” lúc nào không hay. Vậy là mua “ì ì”! Riêng tụi sinh viên, ăn xong chúng tản ra vài chục thước rồi tụm lại bàn tán rầm rì: khô Bạc Liêu chỗ đó ngon quá trời!...
Chiêu này, dân kinh tế gọi là PR truyền miệng, bà chưa được học nhưng tự nghiệm ra. Kết quả thật bất ngờ, bà bán được trên 1,5 tấn khô các loại: bống kèo, bống biển, mực một nắng... Lời khẳm! Bà lại rinh huy chương gian hàng bán chạy nhất hội chợ.
Khác biệt là đúng cái khách muốn
Vào nghề sản xuất và chế biến cá, khô đã 19 năm, bà nghiệm ra sự khác biệt và thủ tín là bí quyết thành công.
Tại cảng Gành Hào, có hai vựa khô lớn và hơn chục điểm bán khô khác. Tuy nhiên, ông Cao Trung Kiên, chuyên viên kinh tế tỉnh Bạc Liêu, vẫn bỏ phiếu cho Tứ Hải: “Cô Nghĩa thường có hàng trái mùa, chất lượng và kích cỡ đồng đều. Mặc dù giá ở đây có cao hơn những chỗ khác từ 30 - 50%, nhưng tiền nào của nấy”.
Với bà Nghĩa, công việc cứ... chồng chất. Nhờ toàn tâm, bà thường chăm chút cho những sản phẩm của mình thêm hoàn chỉnh hơn. Ví như con khô cá đỏ dạ muối vùi của bà xuất qua Mỹ. Ban đầu chị xuất tươi, thế nhưng bà con Việt kiều bên đó có người chiên không đúng cách nên bớt ngon. Và phần lớn họ không có thời gian. Rút kinh nghiệm, bà chiên sẵn, để nguội, cho vào hộp rồi xuất đi. Qua “bển” khách cứ việc hâm nóng lại. Hay nồi lẩu đầu cá của bà, có thể đóng gói gởi bất cứ đâu theo yêu cầu của khách.
Điều đối thủ không thấy
Trở lại chuyện con cá đỏ dạ, tình cờ, một chuyên viên làm cá khô của Hàn Quốc xuống Gành Hào khảo sát thị trường. Rồi ông đặt hàng bà, nhưng phải làm đúng theo công thức của ổng. Sau đơn hàng đó, bà đã học lóm được bí quyết làm cá khô cực ngon của dân xứ kim chi. Mẹo là ở chỗ để con cá tươi nằm không bao lâu thì cho ăn muối và khả năng đo nắng để quyết đoán cá đã uống vừa đủ nắng hay chưa. Gặng mãi, bà chỉ hé lộ: trong vòng tám tiếng phải hoàn tất quy trình để ráo, ủ muối, phơi dốt dốt, bỏ tủ mát.
Chưa thôi, bà còn cải tiến ở khâu vệ sinh cá. Bởi bà thấy trong ruột cá đỏ dạ có khi còn vài con ruốc, cá nhỏ... Để lâu, khiến bụng cá khô bị hôi sẽ mất ngon. Do vậy, bà cho móc ra và rửa sạch ruột cá. Nhờ vậy, những khách hàng Nhật vốn khó tính cũng đặt hàng bà. Hiện giá khô cá đỏ dạ bà xuất đi là 350.000đ/kg. Chủ vựa khô Xuân Mai, ở cảng Gành Hào, đối thủ của bà nhận định: “Giá này, nằm ngủ cũng một lời trên một rưỡi!”
Những xứ Kiên Giang, Vũng Tàu không hiếm cá tôm. Song các doanh nghiệp ở đây chỉ chú trọng xuất khẩu hoặc mua đứt bán đoạn. Thế nên khi vào mùa cưới hoặc cần đãi những tiệc sang, những nhà hàng ở đây lại khan hàng. Chớp cơ hội, bà xuất ngược tôm ép, mực một nắng, khô cá bống biển... sang những vùng này với giá phải chăng.
Thế mạnh của bà là có gần hai mươi cái tủ mát để trữ nguyên liệu, nhất là những mặt hàng trái mùa. Từ tháng 3 - 4 ta, chị “bù đầu” với mùa ruốc tươi. Năm nay, ngư dân Gành Hào trúng đậm ruốc. Trong một tháng, cảng này “ăn” 60 - 70 tấn. Nhà chủ kiếm 17 - 18 triệu đồng/ngày khoẻ ru. Đang bận rộn với chuyện xây nhà xưởng, nên bà không làm ruốc chua. Chị xoay sang ký hợp đồng uỷ thác ruốc khô với một công ty ở Khánh Hoà. Gạt vội mồ hôi trên vầng trán rám nắng, bà cười tươi thừa nhận: “Ngon ăn hơn năm rồi, mặc dù... đen dữ lắm!”
Thế nhưng hiện bà đang khổ tâm: “Tôi cứ trăn trở hoài chuyện cải tiến logo, quy cách chất hàng rồi lo chuyện đại lý có trữ hàng đúng ý mình hay không... Thiệt là nhức đầu ba cái vụ xây dựng, kiểm soát thương hiệu! Nhưng đã nảy nở tới mức này rồi thì không chững lại được nữa!”.
Trầm Nguyên (SGTT)
Kỹ năng thuyết phục
Cũng chính người phụ nữ đáng nể này, từng ngồi khóc ngon lành, trong gian hàng quá “bù tèo” của mình ở gánh hội nông dân tỉnh nhà, dịp hội chợ Con trâu vàng đầu năm 2009, tại Công viên Lê Văn Tám, Tp.HCM. Bà cười ngất kể: “Lần đầu tiên mang chuông đi đánh ở “Xì Gòn”, mà mấy cha để gian hàng mình buồn hiu, không băng rôn, áp phích xanh đỏ gì hết. Tui thấy tủi quá...”
Bà đã chuyển bại thành thắng, bằng cách tự tay chiên các sản phẩm khô của mình, mời ăn thử mỗi ngày khoảng 30kg, suốt một tuần. Đối tượng bà ưu ái là những bà nội trợ, trẻ em đi cùng mẹ và sinh viên.
Bà giải thích: mình dụ dược con nít là thế nào nó cũng “òn ĩ” ba mẹ mua cho bằng được. Mấy bà nội trợ và “xóm” công chức sáng sớm đi tập thể dục, tui dụ bằng mùi thơm của cá khô bống kèo, bống biển... chiên ngập dầu, vừa lửa. Rồi tui chỉ luôn cho mấy bả mẹo pha ít nước tương khi chế mắm me, cho nó thơm - beo béo - sánh hơn. Vừa ăn vừa nếm vừa nghe, họ “bắt bén” lúc nào không hay. Vậy là mua “ì ì”! Riêng tụi sinh viên, ăn xong chúng tản ra vài chục thước rồi tụm lại bàn tán rầm rì: khô Bạc Liêu chỗ đó ngon quá trời!...
Chiêu này, dân kinh tế gọi là PR truyền miệng, bà chưa được học nhưng tự nghiệm ra. Kết quả thật bất ngờ, bà bán được trên 1,5 tấn khô các loại: bống kèo, bống biển, mực một nắng... Lời khẳm! Bà lại rinh huy chương gian hàng bán chạy nhất hội chợ.
Khác biệt là đúng cái khách muốn
Vào nghề sản xuất và chế biến cá, khô đã 19 năm, bà nghiệm ra sự khác biệt và thủ tín là bí quyết thành công.
Tại cảng Gành Hào, có hai vựa khô lớn và hơn chục điểm bán khô khác. Tuy nhiên, ông Cao Trung Kiên, chuyên viên kinh tế tỉnh Bạc Liêu, vẫn bỏ phiếu cho Tứ Hải: “Cô Nghĩa thường có hàng trái mùa, chất lượng và kích cỡ đồng đều. Mặc dù giá ở đây có cao hơn những chỗ khác từ 30 - 50%, nhưng tiền nào của nấy”.
Với bà Nghĩa, công việc cứ... chồng chất. Nhờ toàn tâm, bà thường chăm chút cho những sản phẩm của mình thêm hoàn chỉnh hơn. Ví như con khô cá đỏ dạ muối vùi của bà xuất qua Mỹ. Ban đầu chị xuất tươi, thế nhưng bà con Việt kiều bên đó có người chiên không đúng cách nên bớt ngon. Và phần lớn họ không có thời gian. Rút kinh nghiệm, bà chiên sẵn, để nguội, cho vào hộp rồi xuất đi. Qua “bển” khách cứ việc hâm nóng lại. Hay nồi lẩu đầu cá của bà, có thể đóng gói gởi bất cứ đâu theo yêu cầu của khách.
Điều đối thủ không thấy
Trở lại chuyện con cá đỏ dạ, tình cờ, một chuyên viên làm cá khô của Hàn Quốc xuống Gành Hào khảo sát thị trường. Rồi ông đặt hàng bà, nhưng phải làm đúng theo công thức của ổng. Sau đơn hàng đó, bà đã học lóm được bí quyết làm cá khô cực ngon của dân xứ kim chi. Mẹo là ở chỗ để con cá tươi nằm không bao lâu thì cho ăn muối và khả năng đo nắng để quyết đoán cá đã uống vừa đủ nắng hay chưa. Gặng mãi, bà chỉ hé lộ: trong vòng tám tiếng phải hoàn tất quy trình để ráo, ủ muối, phơi dốt dốt, bỏ tủ mát.
Chưa thôi, bà còn cải tiến ở khâu vệ sinh cá. Bởi bà thấy trong ruột cá đỏ dạ có khi còn vài con ruốc, cá nhỏ... Để lâu, khiến bụng cá khô bị hôi sẽ mất ngon. Do vậy, bà cho móc ra và rửa sạch ruột cá. Nhờ vậy, những khách hàng Nhật vốn khó tính cũng đặt hàng bà. Hiện giá khô cá đỏ dạ bà xuất đi là 350.000đ/kg. Chủ vựa khô Xuân Mai, ở cảng Gành Hào, đối thủ của bà nhận định: “Giá này, nằm ngủ cũng một lời trên một rưỡi!”
Những xứ Kiên Giang, Vũng Tàu không hiếm cá tôm. Song các doanh nghiệp ở đây chỉ chú trọng xuất khẩu hoặc mua đứt bán đoạn. Thế nên khi vào mùa cưới hoặc cần đãi những tiệc sang, những nhà hàng ở đây lại khan hàng. Chớp cơ hội, bà xuất ngược tôm ép, mực một nắng, khô cá bống biển... sang những vùng này với giá phải chăng.
Thế mạnh của bà là có gần hai mươi cái tủ mát để trữ nguyên liệu, nhất là những mặt hàng trái mùa. Từ tháng 3 - 4 ta, chị “bù đầu” với mùa ruốc tươi. Năm nay, ngư dân Gành Hào trúng đậm ruốc. Trong một tháng, cảng này “ăn” 60 - 70 tấn. Nhà chủ kiếm 17 - 18 triệu đồng/ngày khoẻ ru. Đang bận rộn với chuyện xây nhà xưởng, nên bà không làm ruốc chua. Chị xoay sang ký hợp đồng uỷ thác ruốc khô với một công ty ở Khánh Hoà. Gạt vội mồ hôi trên vầng trán rám nắng, bà cười tươi thừa nhận: “Ngon ăn hơn năm rồi, mặc dù... đen dữ lắm!”
Thế nhưng hiện bà đang khổ tâm: “Tôi cứ trăn trở hoài chuyện cải tiến logo, quy cách chất hàng rồi lo chuyện đại lý có trữ hàng đúng ý mình hay không... Thiệt là nhức đầu ba cái vụ xây dựng, kiểm soát thương hiệu! Nhưng đã nảy nở tới mức này rồi thì không chững lại được nữa!”.
Trầm Nguyên (SGTT)