10 sự kiện ICT 2016: “Khơi dòng” start-up
10 sự kiện công nghệ thông tin tiêu biểu năm 2016 của Việt Nam vừa được Vietnam ICT Press Club công bố
Ngoài các “vệt tối” người dùng di động bị công ty Sam Media "móc túi" 230 tỷ đồng và hacker tấn công vào Vietnam Airlines và các ngân hàng, trong top 10 sự kiện công nghệ thông tin tiêu biểu nhất năm 2016, do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) công bố chiều 28/12, phần nhiều đều là mảng màu sáng “khơi dòng” cho khởi nghiệp và tạo lập cho thị trường viễn thông phát triển bền vững.
1. Các cảng hàng không và Vietnam Airlines bị hacker tấn công
Vào 14h ngày 29/7, màn hình các quầy làm thủ tục của Vietjet ở sân bay Tân Sơn Nhất và Vietnam Airlines ở Nội Bài xuất hiện các dòng chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc về chủ quyền biển Đông. Hệ thống máy tính tại các quầy làm thủ tục cũng ngừng hoạt động, buộc nhân viên các hãng hàng không phải làm thủ tục check-in cho hành khách bằng tay.
Cùng lúc, hệ thống loa phát thanh tại các sân bay cũng phát ra tiếng cười ma quái và lời nói bằng tiếng Anh tuyên bố chủ quyền biển Đông là của Trung Quốc. Website Vietnamairlines.com cũng bị tấn công, hiển thị thông tin tự nhận tác giả là 1937CN, nhóm hacker khét tiếng nhất Trung Quốc.
Dữ liệu hơn 400 ngàn khách hàng chương trình Golden Lotus của Vietnam Airlines cũng bị hacker phát tán lên giao diện website.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép 4G cho các nhà mạng
Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép 4G cho VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel được cấp phép 4G trên băng tần 1800 MHz. Hiện chỉ còn Vietnamobile chưa có giấy phép 4G. Ngày 3/11/2016, VinaPhone đã chính thức tuyên bố cung cấp 4G tại Phú Quốc và là nhà mạng đầu tiên cung cấp 4G tại Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong khu vực triển khai 4G.
3. Thủ tướng đề nghị bỏ Điều 292 về tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
Ngày 21/10/2016, tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị bỏ Điều 292 - tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông - một điều luật được nhắc đến nhiều nhất từ khi bộ luật này được ban hành.
Bộ Tư pháp cho rằng tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292) là một trong 10 tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông được quy định tại mục 2 thuộc chương XXI của Bộ Luật Hình sự 2015 có khách thể xâm hại là an toàn công cộng, trật tự công cộng.
4. Phát hiện công ty Sam Media "móc túi" 230 tỷ đồng thuê bao di động tại Việt Nam
Tháng 9/2016, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội công bố kết quả thanh tra Công ty Sam Media Limited (Hồng Kông), theo đó, từ tháng 1/2013 - 3/2016, hàng trăm nghìn khách hàng của Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile do không biết mình đang dùng dịch vụ của Sam Media hợp tác với 3 công ty Việt Nam cung cấp nên đã bị mất số tiền gần 230,5 tỷ đồng.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại thời điểm ngày 19/7/2016 là 93.735 khách hàng.
Đây là sự cố làm mất niềm tin nghiêm trọng của khách hàng đối với cả nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung.
5. Các ngân hàng lớn trong nước bị hacker tấn công
Trong tháng 5/2016, TPBank đã suýt bị hacker quốc tế lừa đảo, lấy 1,13 triệu USD. Rất may TPBank đã phát hiện kịp thời và lập tức liên lạc với các bên liên quan để ngăn chặn hành động trộm cắp tiền của tội phạm.
Sáng 5/8, một khách hàng của Vietcombank phát hiện tài khoản của mình tự động có giao dịch chuyển đi 500 triệu đồng vào đêm 4/8 và sáng sớm ngày 5/8.
Sau khi kiểm tra, đại diện Vietcombank cho biết có thể khách hàng đã bị hacker tấn công và lấy trộm mật khẩu Internet Banking để chuyển tiền, Vietcombank đã chặn và thu hồi được 300 triệu trong số 500 triệu khách hàng bị mất.
Tuy nhiên, vị khách hàng này cho biết mình có đăng ký sử dụng OTP (mật khẩu dùng một lần), mọi lần khi chuyển tiền vẫn phải nhập mật khẩu, sau đó còn phải nhập mã giao dịch OTP được báo qua SMS. Nhưng lần này khách hàng không được thông báo bất cứ tin nhắn OTP nào, chỉ đến khi thức dậy vào buổi sáng mới thấy SMS báo tài khoản của mình bị trừ tiền.
6. Nhà mạng thu hồi 15 triệu SIM di động trả trước kích hoạt sẵn
Cuối tháng 10/2016, 5 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, GTel Mobile và Vietnamobile lần đầu tiên cùng ký cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.
Đây được xem là động thái quyết tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xử lý thực trạng SIM trả trước đăng ký sai thông tin thuê bao nhằm xử lý triệt để vấn nạn SIM rác và tin nhắn rác.
Trong đợt đầu tiên, các nhà mạng lớn đã thu hồi hơn 10,7 triệu SIM kích hoạt sẵn, trong đó Viettel là gần 3,7 triệu SIM, MobiFone khoảng 3,3 triệu SIM và VinaPhone hơn 3,7 triệu SIM. Và đợt thứ hai là hơn 4 triệu SIM. Tổng cộng các nhà mạng đã thu hồi hơn 15 triệu SIM di động trả trước kích hoạt sẵn.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đổi mã vùng điện thoại
Ngày 22/11, sau gần 2 năm ban hành quy hoạch đầu số mới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện thành 3 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 11/2/2017.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là việc bình thường và cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ… trong từng thời kỳ.
8. 2016 được chọn là năm quốc gia khởi nghiệp
Năm 2016 được Chính phủ chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Chưa bao giờ cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến nhiều như nửa năm lại đây. Nó như một sự thôi thúc hành động từ nhu cầu thực tiễn.
Thủ tướng Nguyến Xuân Phúc khẳng định, thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp là con đường nhanh nhất để phát triển lực lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao và tạo những nhân tố phát triển đột phá trong nền kinh tế số.
Xóa bỏ mọi rào cản, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.
9. Luật An toàn thông tin mạng chính thức có hiệu lực từ 1/7/2016
Đây là bộ luật quan trọng để triển khai các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam. Với kết cấu 8 chương 54 điều, Luật An toàn thông tin mạng đề cập đến rất nhiều vấn đề mới, “nóng bỏng” trong lĩnh vực an toàn thông tin hiện nay, cụ thể hóa nhiều vấn đề đang gây bức xúc dư luận xã hội như thư rác; thu thập, phát tán thông tin cá nhân trái phép…
10. Ba mạng di động ba nước Đông Dương xóa bỏ cước roaming
Tại hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam lần thứ 9 tại Campuchia diễn ra từ ngày 23-24/11/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng với sự ủng hộ của Thủ tướng Campuchia và Lào, đã giao cho Viettel trách nhiệm hiện đại hoá mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai mức cước gọi giữa thuê bao của Viettel tại ba nước tương đương với mức cước trong nước, tức là sẽ không còn cước quốc tế, không còn cước roaming quốc tế giữa các thuê bao của Viettel tại ba quốc gia này.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới một khu vực kinh tế xóa bỏ cước roaming.
1. Các cảng hàng không và Vietnam Airlines bị hacker tấn công
Vào 14h ngày 29/7, màn hình các quầy làm thủ tục của Vietjet ở sân bay Tân Sơn Nhất và Vietnam Airlines ở Nội Bài xuất hiện các dòng chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc về chủ quyền biển Đông. Hệ thống máy tính tại các quầy làm thủ tục cũng ngừng hoạt động, buộc nhân viên các hãng hàng không phải làm thủ tục check-in cho hành khách bằng tay.
Cùng lúc, hệ thống loa phát thanh tại các sân bay cũng phát ra tiếng cười ma quái và lời nói bằng tiếng Anh tuyên bố chủ quyền biển Đông là của Trung Quốc. Website Vietnamairlines.com cũng bị tấn công, hiển thị thông tin tự nhận tác giả là 1937CN, nhóm hacker khét tiếng nhất Trung Quốc.
Dữ liệu hơn 400 ngàn khách hàng chương trình Golden Lotus của Vietnam Airlines cũng bị hacker phát tán lên giao diện website.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép 4G cho các nhà mạng
Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép 4G cho VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel được cấp phép 4G trên băng tần 1800 MHz. Hiện chỉ còn Vietnamobile chưa có giấy phép 4G. Ngày 3/11/2016, VinaPhone đã chính thức tuyên bố cung cấp 4G tại Phú Quốc và là nhà mạng đầu tiên cung cấp 4G tại Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong khu vực triển khai 4G.
3. Thủ tướng đề nghị bỏ Điều 292 về tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
Ngày 21/10/2016, tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị bỏ Điều 292 - tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông - một điều luật được nhắc đến nhiều nhất từ khi bộ luật này được ban hành.
Bộ Tư pháp cho rằng tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292) là một trong 10 tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông được quy định tại mục 2 thuộc chương XXI của Bộ Luật Hình sự 2015 có khách thể xâm hại là an toàn công cộng, trật tự công cộng.
4. Phát hiện công ty Sam Media "móc túi" 230 tỷ đồng thuê bao di động tại Việt Nam
Tháng 9/2016, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội công bố kết quả thanh tra Công ty Sam Media Limited (Hồng Kông), theo đó, từ tháng 1/2013 - 3/2016, hàng trăm nghìn khách hàng của Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile do không biết mình đang dùng dịch vụ của Sam Media hợp tác với 3 công ty Việt Nam cung cấp nên đã bị mất số tiền gần 230,5 tỷ đồng.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại thời điểm ngày 19/7/2016 là 93.735 khách hàng.
Đây là sự cố làm mất niềm tin nghiêm trọng của khách hàng đối với cả nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung.
5. Các ngân hàng lớn trong nước bị hacker tấn công
Trong tháng 5/2016, TPBank đã suýt bị hacker quốc tế lừa đảo, lấy 1,13 triệu USD. Rất may TPBank đã phát hiện kịp thời và lập tức liên lạc với các bên liên quan để ngăn chặn hành động trộm cắp tiền của tội phạm.
Sáng 5/8, một khách hàng của Vietcombank phát hiện tài khoản của mình tự động có giao dịch chuyển đi 500 triệu đồng vào đêm 4/8 và sáng sớm ngày 5/8.
Sau khi kiểm tra, đại diện Vietcombank cho biết có thể khách hàng đã bị hacker tấn công và lấy trộm mật khẩu Internet Banking để chuyển tiền, Vietcombank đã chặn và thu hồi được 300 triệu trong số 500 triệu khách hàng bị mất.
Tuy nhiên, vị khách hàng này cho biết mình có đăng ký sử dụng OTP (mật khẩu dùng một lần), mọi lần khi chuyển tiền vẫn phải nhập mật khẩu, sau đó còn phải nhập mã giao dịch OTP được báo qua SMS. Nhưng lần này khách hàng không được thông báo bất cứ tin nhắn OTP nào, chỉ đến khi thức dậy vào buổi sáng mới thấy SMS báo tài khoản của mình bị trừ tiền.
6. Nhà mạng thu hồi 15 triệu SIM di động trả trước kích hoạt sẵn
Cuối tháng 10/2016, 5 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, GTel Mobile và Vietnamobile lần đầu tiên cùng ký cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.
Đây được xem là động thái quyết tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xử lý thực trạng SIM trả trước đăng ký sai thông tin thuê bao nhằm xử lý triệt để vấn nạn SIM rác và tin nhắn rác.
Trong đợt đầu tiên, các nhà mạng lớn đã thu hồi hơn 10,7 triệu SIM kích hoạt sẵn, trong đó Viettel là gần 3,7 triệu SIM, MobiFone khoảng 3,3 triệu SIM và VinaPhone hơn 3,7 triệu SIM. Và đợt thứ hai là hơn 4 triệu SIM. Tổng cộng các nhà mạng đã thu hồi hơn 15 triệu SIM di động trả trước kích hoạt sẵn.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đổi mã vùng điện thoại
Ngày 22/11, sau gần 2 năm ban hành quy hoạch đầu số mới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện thành 3 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 11/2/2017.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là việc bình thường và cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ… trong từng thời kỳ.
8. 2016 được chọn là năm quốc gia khởi nghiệp
Năm 2016 được Chính phủ chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Chưa bao giờ cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến nhiều như nửa năm lại đây. Nó như một sự thôi thúc hành động từ nhu cầu thực tiễn.
Thủ tướng Nguyến Xuân Phúc khẳng định, thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp là con đường nhanh nhất để phát triển lực lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao và tạo những nhân tố phát triển đột phá trong nền kinh tế số.
Xóa bỏ mọi rào cản, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.
9. Luật An toàn thông tin mạng chính thức có hiệu lực từ 1/7/2016
Đây là bộ luật quan trọng để triển khai các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam. Với kết cấu 8 chương 54 điều, Luật An toàn thông tin mạng đề cập đến rất nhiều vấn đề mới, “nóng bỏng” trong lĩnh vực an toàn thông tin hiện nay, cụ thể hóa nhiều vấn đề đang gây bức xúc dư luận xã hội như thư rác; thu thập, phát tán thông tin cá nhân trái phép…
10. Ba mạng di động ba nước Đông Dương xóa bỏ cước roaming
Tại hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam lần thứ 9 tại Campuchia diễn ra từ ngày 23-24/11/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng với sự ủng hộ của Thủ tướng Campuchia và Lào, đã giao cho Viettel trách nhiệm hiện đại hoá mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai mức cước gọi giữa thuê bao của Viettel tại ba nước tương đương với mức cước trong nước, tức là sẽ không còn cước quốc tế, không còn cước roaming quốc tế giữa các thuê bao của Viettel tại ba quốc gia này.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới một khu vực kinh tế xóa bỏ cước roaming.