09:10 18/11/2011

25 mật khẩu “ngớ ngẩn” nhất năm 2011

Phúc Minh

Sở hữu một cụm mật khẩu phức tạp chưa chắc đã chặn được tội phạm công nghệ cao, nhưng ít nhất cũng làm những hacker đau đầu

Năm qua vẫn có hàng triệu người dùng bị mất cắp mật khẩu do cách đặt quá đơn giản, dễ làm mồi cho tội phạm công nghệ cao.
Năm qua vẫn có hàng triệu người dùng bị mất cắp mật khẩu do cách đặt quá đơn giản, dễ làm mồi cho tội phạm công nghệ cao.
Hãng phát triển ứng dụng quản lý mật khẩu Splash Data của Mỹ vừa công bố 25 mật khẩu bị xem là kém an toàn nhất năm 2011. Kết quả này được đưa ra trên cơ sở hàng triệu mật khẩu bị đánh cắp và bị tung lên trên Internet.

Đứng đầu bảng trong danh sách này là mật khẩu "password". Có vẻ như nhiều người tin rằng, việc gõ chính cụm ký tự có nghĩa là "mật khẩu" này là một lựa chọn hợp lý, ít ai ngờ nhất. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều người dùng mật khẩu này và bị tin tặc hack mất.

Loại mật khẩu dễ lộ thứ hai và thứ ba là cụm số liên tiếp từ 1-6 hoặc từ 1-8. Đây không phải là lần đầu tiên, những kiểu mật khẩu kém an toàn này được xướng tên trong danh sách "đen" của các hãng nghiên cứu bảo mật, nhưng nhiều người vẫn "mũ ni che tai".

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia công nghệ, mật khẩu an toàn nhất nên là một câu hoàn chỉnh hoặc cụm từ viết tắt của một câu hoàn chỉnh. Kiểu mật khẩu này được xem là khá an toàn, tin tặc khó có thể đụng tới. Tuy nhiên, người dùng nên chọn câu đơn giản.

Một dạng mật khẩu rắc rối hơn có thể khiến nhiều hacker vò đầu bứt tai giải mã, là việc trộn lẫn các ký tự hoa, thường, số và ký tự đặc biệt cùng với nhau. Tuy nhiên, với kiểu mật khẩu trộn "tứ tung" này, người dùng không có trí nhớ tốt rất dễ quên.

Chuyên gia công nghệ Graham Cluely cả hãng bảo mật Sophos cho rằng, người dùng nên lập một mật khẩu thực sự khác biệt và dùng chung cho nhiều tài khoản khác nhau. Như vậy, người dùng chỉ cần nhớ một mật khẩu, không phải ghi nhớ quá nhiều.

Theo trang PCMag, sở hữu một cụm mật khẩu phức tạp chưa chắc đã chặn được tội phạm công nghệ cao, nhưng ít nhất cũng giảm bớt phần nào tỷ lệ thành công của các hacker muốn ăn trộm tài khoản của người dùng, nhất là với những hacker "non tay".

Nếu như người dùng không thể tự chọn cho mình một mật khẩu an toàn, thì có thể dùng tới phần mềm LastPass 1.72. Đây là công cụ giúp người dùng tạo ra những cụm mật khẩu hết sức phức tạp, và tự động lưu giữ chúng để phục vụ cho việc sử dụng sau này.

Một lời khuyên khác từ các hãng bảo mật là người dùng cần cập nhật thường xuyên các phần mềm diệt virus, nhằm tránh tối đa những nguy cơ bị hacker nhòm ngó hoặc cài đặt những virus ăn cắp dữ liệu trong máy khi người dùng lỡ truy cập vào những web bị cài mã độc.

Dưới đây là 25 mật khẩu dễ bị lộ nhất theo báo cáo năm 2011 của Splash Data:

1.password

2. 123456

3.12345678

4. qwerty

5. abc123

6. monkey

7.1234567

8. letmein

9. trustno1

10. dragon

11. daseball

12. 111111

13. Iloveyou

14. daster

15.dunshine

16.ashley

17. dailey

18. passw0rd

19. dhadow

20. 123123

21. 654321

22. superman

23. qazwsx

24. michael

25. football