3 lý do khiến kính thông minh Google Glass thất bại
Ngày 20/1, Google đã chính thức dừng bán chiếc kính thông minh Google Glass
Ngày 20/1, Google đã chính thức dừng bán chiếc kính thông minh Google Glass. “Gã khổng lồ” tìm kiếm trực tuyến đã có một cú đột phá đầy mạnh bạo vào lĩnh vực mới mang tên kính thông minh, nhưng xem ra, Google Glass đã thu hút nhiều sự tranh cãi hơn là người mua.
Theo trang Daily Finance, về mặt kỹ thuật, sáng kiến Google Glass chưa bị “khai tử”. Thay vào đó, Google chỉ gộp nhóm chịu trách nhiệm về kính thông minh vào một bộ phận khác trong công ty. Trong tương lai, công nghệ phía sau Google Glass có thể “tái xuất” dưới một dạng khác. Tuy vậy, việc Google dừng bán Google Glass không khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên, bởi đây là một thiết bị mang tính tương lai có thể đã đi trước quá xa so với thời đại.
Google không mấy khi thất bại, nhưng Google Glass đã thất bại. Và dưới đây là một số nguyên nhân mà Daily Finance cho là đã khiến Google Glass không đạt được thành công như mong đợi:
1. Quá đắt
Giá cả luôn là vấn đề hàng đầu đối với bất kỳ mặt hàng nào. Việc trả 1.500 USD để sở hữu một cặp kính chạy ứng dụng và cung cấp dịch vụ định vị toàn cầu (GPS) thực sự không phải là một điều hấp dẫn. Những tính năng của Google Glass đã sẵn có trên điện thoại thông minh (smartphoen) và máy tính bảng (tablet).
Google vốn thường có cách tiếp cận quyết liệt về giá cả trong những lần hiếm hoi tung ra sản phẩm phần cứng. Từ thiết bị truyền thông Chromecast cho tới các sản phẩm thương hiệu Nexus, Google hiểu rằng sản phẩm của mình nên có giá cả phải chăng để tiếp cận với khách hàng đại chúng. Nhưng chiến lược này không được áp dụng với Google Glass.
Trang TechInsights đã tách riêng từng phần của Google Glass để định giá linh kiện chiếc kính thông minh này. Kết luận được đưa ra là, giá của tất cả các linh kiện và chi phí lắp ráp của chiếc kính chỉ là 79,78 USD.
Dĩ nhiên, Google không thể bán Google Glass với giá thành sản xuất. Chi phí quảng cáo, nghiên cứu và các chi phí khác đã được gộp vào giá bán cuối cùng. Tuy vậy, việc định giá Google Glass ở mức mà chỉ những người “rủng rỉnh” tiền bạc mới có thể mua đã khiến sản phẩm này lỡ mất cơ hội tồn tại.
2. Gây lo ngại về vấn đề riêng tư
Sự thật là, Google Glass làm nhiều người phát khiếp! Thử tưởng tượng bạn bắt gặp một ai đó đang đeo Google Glass, một thứ hiếm thấy ngoài Thung lũng Silicon. Trong đầu bạn khi đó ắt hẳn sẽ nảy ra nhiều câu hỏi: Liệu anh/cô ta có đang quay phim/ghi âm mình không? Liệu anh/cô ta có đang kiểm tra hồ sơ về mình ở trên mạng không? Liệu anh/cô ta có đang xem phim “người lớn” hay không?...
Các rạp chiếu phim là những nơi đầu tiên “cấm cửa” Google Glass. Một số quán bar, nơi tổ chức sự kiện, và nhà hàng cũng đưa ra chính sách tương tự. Lý do rất đơn giản: chiếc kính thông minh khiến một số vị khách xung quanh không thoải mái. Một ai đó có thể sử dụng điện thoại hay camera để ghi hình ở nơi công cộng mà không khiến người khác khó chịu, nhưng với Google Glass, không ai biết liệu mình có đang bị quay/chụp hay không.
3. Thất bại trong “bài kiểm tra” về thời trang
Các thiết bị công nghệ đeo trên người (wearable) cần phải có hình thức ổn. Lý do khiến những chiếc vòng tay theo dõi sức khỏe có dáng dấp thời trang “cháy hàng” trong khi những chiếc đồng hồ thông minh mang vẻ ngoài “cùi báp” ế chỏng chơ là vì người tiêu dùng đề cao tính thời trang hơn là tính năng của sản phẩm.
Google Glass trông cũng không hấp dẫn cho lắm. Dù Google đã cố gắng bù đắp cho thiếu hụt này bằng cách sử dụng gọng kính chất lượng nhà thiết kế, trông chiếc kính vẫn giống như một dụng cụ y tế.
Trong khi đó, những hình ảnh về chiêc đồng hồ thông minh Apple Watch mà Apple dự kiến trình làng trong năm nay cho thấy đây là một sản phẩm có vẻ ngoài hút mắt. Một sản phẩm có nhiều tính năng thú vị, nhưng vẻ ngoài kém hấp dẫn khó có thể thành công.
Còn không ít thiếu sót, nhưng Google Glass vẫn là một sản phẩm có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Đã có những câu chuyện mà ở đó, người dùng Google Glass gửi hình ảnh về tai nạn hay thiên tai tới bệnh viện để các y bác sỹ chuẩn bị tốt nhất cho việc đón bệnh nhân. Các bác sỹ phẫu thuật có thể làm cùng lúc nhiều việc nếu sử dụng Google Glass. Chiếc kính này giúp việc điều hướng trở nên dễ dàng và thú vị hơn cho những người làm việc ngoài trời, và Sở Cảnh sát New York và Không lực Mỹ cũng đã từng thử dùng Google Glass để tăng cường hiệu quả làm việc.
Đến một lúc nào đó, Google Glass có thể sẽ trở lại. Nhưng sản phẩm này sẽ phải giải quyết ba vấn đề nêu trên nếu muốn đạt được thành công lớn.
Theo trang Daily Finance, về mặt kỹ thuật, sáng kiến Google Glass chưa bị “khai tử”. Thay vào đó, Google chỉ gộp nhóm chịu trách nhiệm về kính thông minh vào một bộ phận khác trong công ty. Trong tương lai, công nghệ phía sau Google Glass có thể “tái xuất” dưới một dạng khác. Tuy vậy, việc Google dừng bán Google Glass không khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên, bởi đây là một thiết bị mang tính tương lai có thể đã đi trước quá xa so với thời đại.
Google không mấy khi thất bại, nhưng Google Glass đã thất bại. Và dưới đây là một số nguyên nhân mà Daily Finance cho là đã khiến Google Glass không đạt được thành công như mong đợi:
1. Quá đắt
Giá cả luôn là vấn đề hàng đầu đối với bất kỳ mặt hàng nào. Việc trả 1.500 USD để sở hữu một cặp kính chạy ứng dụng và cung cấp dịch vụ định vị toàn cầu (GPS) thực sự không phải là một điều hấp dẫn. Những tính năng của Google Glass đã sẵn có trên điện thoại thông minh (smartphoen) và máy tính bảng (tablet).
Google vốn thường có cách tiếp cận quyết liệt về giá cả trong những lần hiếm hoi tung ra sản phẩm phần cứng. Từ thiết bị truyền thông Chromecast cho tới các sản phẩm thương hiệu Nexus, Google hiểu rằng sản phẩm của mình nên có giá cả phải chăng để tiếp cận với khách hàng đại chúng. Nhưng chiến lược này không được áp dụng với Google Glass.
Trang TechInsights đã tách riêng từng phần của Google Glass để định giá linh kiện chiếc kính thông minh này. Kết luận được đưa ra là, giá của tất cả các linh kiện và chi phí lắp ráp của chiếc kính chỉ là 79,78 USD.
Dĩ nhiên, Google không thể bán Google Glass với giá thành sản xuất. Chi phí quảng cáo, nghiên cứu và các chi phí khác đã được gộp vào giá bán cuối cùng. Tuy vậy, việc định giá Google Glass ở mức mà chỉ những người “rủng rỉnh” tiền bạc mới có thể mua đã khiến sản phẩm này lỡ mất cơ hội tồn tại.
2. Gây lo ngại về vấn đề riêng tư
Sự thật là, Google Glass làm nhiều người phát khiếp! Thử tưởng tượng bạn bắt gặp một ai đó đang đeo Google Glass, một thứ hiếm thấy ngoài Thung lũng Silicon. Trong đầu bạn khi đó ắt hẳn sẽ nảy ra nhiều câu hỏi: Liệu anh/cô ta có đang quay phim/ghi âm mình không? Liệu anh/cô ta có đang kiểm tra hồ sơ về mình ở trên mạng không? Liệu anh/cô ta có đang xem phim “người lớn” hay không?...
Các rạp chiếu phim là những nơi đầu tiên “cấm cửa” Google Glass. Một số quán bar, nơi tổ chức sự kiện, và nhà hàng cũng đưa ra chính sách tương tự. Lý do rất đơn giản: chiếc kính thông minh khiến một số vị khách xung quanh không thoải mái. Một ai đó có thể sử dụng điện thoại hay camera để ghi hình ở nơi công cộng mà không khiến người khác khó chịu, nhưng với Google Glass, không ai biết liệu mình có đang bị quay/chụp hay không.
3. Thất bại trong “bài kiểm tra” về thời trang
Các thiết bị công nghệ đeo trên người (wearable) cần phải có hình thức ổn. Lý do khiến những chiếc vòng tay theo dõi sức khỏe có dáng dấp thời trang “cháy hàng” trong khi những chiếc đồng hồ thông minh mang vẻ ngoài “cùi báp” ế chỏng chơ là vì người tiêu dùng đề cao tính thời trang hơn là tính năng của sản phẩm.
Google Glass trông cũng không hấp dẫn cho lắm. Dù Google đã cố gắng bù đắp cho thiếu hụt này bằng cách sử dụng gọng kính chất lượng nhà thiết kế, trông chiếc kính vẫn giống như một dụng cụ y tế.
Trong khi đó, những hình ảnh về chiêc đồng hồ thông minh Apple Watch mà Apple dự kiến trình làng trong năm nay cho thấy đây là một sản phẩm có vẻ ngoài hút mắt. Một sản phẩm có nhiều tính năng thú vị, nhưng vẻ ngoài kém hấp dẫn khó có thể thành công.
Còn không ít thiếu sót, nhưng Google Glass vẫn là một sản phẩm có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Đã có những câu chuyện mà ở đó, người dùng Google Glass gửi hình ảnh về tai nạn hay thiên tai tới bệnh viện để các y bác sỹ chuẩn bị tốt nhất cho việc đón bệnh nhân. Các bác sỹ phẫu thuật có thể làm cùng lúc nhiều việc nếu sử dụng Google Glass. Chiếc kính này giúp việc điều hướng trở nên dễ dàng và thú vị hơn cho những người làm việc ngoài trời, và Sở Cảnh sát New York và Không lực Mỹ cũng đã từng thử dùng Google Glass để tăng cường hiệu quả làm việc.
Đến một lúc nào đó, Google Glass có thể sẽ trở lại. Nhưng sản phẩm này sẽ phải giải quyết ba vấn đề nêu trên nếu muốn đạt được thành công lớn.