3G có là lối thoát cho mạng nhỏ?
VTC quyết định gia nhập thị trường viễn thông khi mà các nhà mạng nhỏ đang phải gắng gượng từng ngày để tìm kiếm thị phần
Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) quyết định gia nhập thị trường viễn thông, khi mà các nhà mạng nhỏ đang phải gắng gượng từng ngày để tìm kiếm thị phần trước sự thống trị của ba "ông lớn" là Viettel, VinaPhone và MobiFone.
Hôm 22/6, VTC chính thức nhận được giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Công ty này lên kế hoạch, cuối năm 2010, sẽ cung cấp dịch vụ ra thị trường. Mục đích của VTC rất rõ ràng, là đầu tư phát triển mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ 3G.
Tin ở cơ hội tương lai
Trước đây, trao đổi với VnEconomy, ông Hồ Công Việt, Trưởng phòng kinh doanh VinaPhone phân tích, hiện ba mạng di động lớn của Việt Nam là VinaPhone, Viettel, MobiFone đã chiếm gần hết thị phần, khoảng 95%, vì thế những doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập thị trường nếu cạnh tranh tương đồng về giá cả, loại hình dịch vụ thì sẽ rất khó khăn.
Theo “gợi ý” của ông, các mạng nhỏ cần xác định khả năng và tiềm lực để đầu tư vào những dịch vụ có lợi thế của mình, đặc biệt cần tìm ra cơ chế hoạt động, kinh doanh đặc thù, tạo ra sự khác biệt, khác hẳn với những nhà mạng lớn, ví dụ như phát triển dịch vụ viễn thông di động ở các vùng du lịch, cửa khẩu, khu công nghiệp…
Ông Chu Tiến Đạt, Phó giám đốc VTC Digicom (đơn vị trực tiếp triển khai giấy phép của VTC) cho rằng, hiện tại 3G ở Việt Nam chưa thành công, mới chỉ là những dịch vụ đơn giản, chưa có những ứng dụng phù hợp với nhu cầu của xã hộ.
Vị đại diện của VTC cũng thừa nhận, cạnh tranh thị phần dịch vụ thoại hay SMS với các nhà mạng lớn sẽ rất khó khăn, vì thực tế, các mạng nhỏ hiện nay cũng đang phải gắng gượng cạnh tranh thị phần với các mạng lớn bằng cách liên tiếp tung ra các chiến dịch khuyến mại, giảm giá.
Và thực tế, những hạn chế về năng lực mạng lưới, hạ tầng, chất lượng mạng, cũng như về thương hiệu và thị phần phân phối, đã gây rất nhiều trở ngại cho các mạng nhỏ trong việc thu hút khách hàng, nếu đơn giản chỉ bằng các dịch vụ truyền thống.
Chính vì thế VTC cho biết, sẽ tìm cho mình một hướng đi riêng, không đầu tư mạnh vào các dịch vụ truyền thống, mà tập trung hướng đến các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng 3G.
Ông Đạt dẫn chứng, hiện VTC mạnh về truyền thông và các dịch vụ giá trị gia tăng, đã đưa nhiều dịch vụ lên ti vi, truyền hình mặt đất, Internet, và mục tiêu là sẽ triển khai dịch vụ đó trên 3G.
Theo đó, người dùng điện thoại sẽ không đơn thuần sử dụng điện thoại để gọi hay nhắn tin nữa, mà còn dùng để xem truyền hình trên di động, thanh toán, chuyển khoản. “Đấy là mục tiêu mà VTC chúng tôi hướng tới”, ông Đạt tiết lộ.
Theo ông Đạt, VTC sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ nội dung trên 3G, trong đó nhắm tới phân khúc khách hàng trẻ tuổi. Mục tiêu trong 3 năm đầu là phát triển được 1 triệu thuê bao, nhưng hiệu suất sử dụng dịch vụ 3G sẽ lớn hơn, tạo ra giá trị nhiều hơn so với mức trung bình của các dịch vụ truyền thống.
Hiện tại chưa như kỳ vọng
Cho đến hiện tại, các dịch vụ 3G đã có mặt trên thị trường được 8 tháng. Sau khi ra mắt, cả 3 nhà mạng lớn là VinaPhone, Viettel và MobiFone đều liên tục tung ra các chương trình quảng cáo, khuyến mại để kích thích người tiêu dùng sử dụng 3G.
Theo số liệu của các nhà mạng cũng như thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng mới chủ yếu là dùng 3G để vào Internet từ điện thoại di động và qua máy tính, còn lại các dịch vụ khác như Mobile TV, Mobile Camera hay là Video Call thì không đáng kể.
Một số chuyên gia viễn thông cho hay, hiện nguồn thu từ 3G của các nhà mạng chỉ chiếm khoảng từ 2 - 3%, còn lại chủ yếu là thu từ dịch vụ thoại và SMS.
Mạng di động Vietnamobile cùng nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 3G với liên doanh EVN Telecom và dự định hai mạng này sẽ cung cấp dịch vụ 3G cùng thời điểm. Tuy nhiên, mới đây EVN Telecom đã chính thức khai trương 3G, trong khi đó Vietnamobile vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Theo nhiều nhận định thì EVN Telecom phải cung cấp dịch vụ để liên danh tránh bị phạt, do vi phạm thời hạn cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Với mạng di động có các gói cưới “siêu rẻ” Beeline, theo nguồn tin của VnEconomy, một đại diện của nhà mạng này đã khẳng định, trong năm 2010, Beeline vẫn chưa có kế hoạch cung cấp dịch vụ 3G.
Đại diện một số nhà mạng cũng thẳng thắn thừa nhận, nhu cầu sử dụng 3G còn thấp do mức độ phổ biến và tính thông dụng chưa cao, hơn nữa, giá cả dịch vụ còn đắt và phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối. Thêm vào đó, dịch vụ 3G ở Việt Nam chưa bùng nổ, do mức thu nhập trung bình của người dân chưa cao, thị hiếu đối với các dịch vụ 3G chưa lớn, đồng thời các thiết bị đầu cuối vẫn chưa phù hợp với nhu cầu phổ cập của người dân.
Chính vì thế, hiện tại cũng như trước mắt, cạnh tranh bằng dịch vụ 3G vẫn sẽ là một thách thức rất lớn cho các mạng nhỏ.
Hôm 22/6, VTC chính thức nhận được giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Công ty này lên kế hoạch, cuối năm 2010, sẽ cung cấp dịch vụ ra thị trường. Mục đích của VTC rất rõ ràng, là đầu tư phát triển mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ 3G.
Tin ở cơ hội tương lai
Trước đây, trao đổi với VnEconomy, ông Hồ Công Việt, Trưởng phòng kinh doanh VinaPhone phân tích, hiện ba mạng di động lớn của Việt Nam là VinaPhone, Viettel, MobiFone đã chiếm gần hết thị phần, khoảng 95%, vì thế những doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập thị trường nếu cạnh tranh tương đồng về giá cả, loại hình dịch vụ thì sẽ rất khó khăn.
Theo “gợi ý” của ông, các mạng nhỏ cần xác định khả năng và tiềm lực để đầu tư vào những dịch vụ có lợi thế của mình, đặc biệt cần tìm ra cơ chế hoạt động, kinh doanh đặc thù, tạo ra sự khác biệt, khác hẳn với những nhà mạng lớn, ví dụ như phát triển dịch vụ viễn thông di động ở các vùng du lịch, cửa khẩu, khu công nghiệp…
Ông Chu Tiến Đạt, Phó giám đốc VTC Digicom (đơn vị trực tiếp triển khai giấy phép của VTC) cho rằng, hiện tại 3G ở Việt Nam chưa thành công, mới chỉ là những dịch vụ đơn giản, chưa có những ứng dụng phù hợp với nhu cầu của xã hộ.
Vị đại diện của VTC cũng thừa nhận, cạnh tranh thị phần dịch vụ thoại hay SMS với các nhà mạng lớn sẽ rất khó khăn, vì thực tế, các mạng nhỏ hiện nay cũng đang phải gắng gượng cạnh tranh thị phần với các mạng lớn bằng cách liên tiếp tung ra các chiến dịch khuyến mại, giảm giá.
Và thực tế, những hạn chế về năng lực mạng lưới, hạ tầng, chất lượng mạng, cũng như về thương hiệu và thị phần phân phối, đã gây rất nhiều trở ngại cho các mạng nhỏ trong việc thu hút khách hàng, nếu đơn giản chỉ bằng các dịch vụ truyền thống.
Chính vì thế VTC cho biết, sẽ tìm cho mình một hướng đi riêng, không đầu tư mạnh vào các dịch vụ truyền thống, mà tập trung hướng đến các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng 3G.
Ông Đạt dẫn chứng, hiện VTC mạnh về truyền thông và các dịch vụ giá trị gia tăng, đã đưa nhiều dịch vụ lên ti vi, truyền hình mặt đất, Internet, và mục tiêu là sẽ triển khai dịch vụ đó trên 3G.
Theo đó, người dùng điện thoại sẽ không đơn thuần sử dụng điện thoại để gọi hay nhắn tin nữa, mà còn dùng để xem truyền hình trên di động, thanh toán, chuyển khoản. “Đấy là mục tiêu mà VTC chúng tôi hướng tới”, ông Đạt tiết lộ.
Theo ông Đạt, VTC sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ nội dung trên 3G, trong đó nhắm tới phân khúc khách hàng trẻ tuổi. Mục tiêu trong 3 năm đầu là phát triển được 1 triệu thuê bao, nhưng hiệu suất sử dụng dịch vụ 3G sẽ lớn hơn, tạo ra giá trị nhiều hơn so với mức trung bình của các dịch vụ truyền thống.
Hiện tại chưa như kỳ vọng
Cho đến hiện tại, các dịch vụ 3G đã có mặt trên thị trường được 8 tháng. Sau khi ra mắt, cả 3 nhà mạng lớn là VinaPhone, Viettel và MobiFone đều liên tục tung ra các chương trình quảng cáo, khuyến mại để kích thích người tiêu dùng sử dụng 3G.
Theo số liệu của các nhà mạng cũng như thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng mới chủ yếu là dùng 3G để vào Internet từ điện thoại di động và qua máy tính, còn lại các dịch vụ khác như Mobile TV, Mobile Camera hay là Video Call thì không đáng kể.
Một số chuyên gia viễn thông cho hay, hiện nguồn thu từ 3G của các nhà mạng chỉ chiếm khoảng từ 2 - 3%, còn lại chủ yếu là thu từ dịch vụ thoại và SMS.
Mạng di động Vietnamobile cùng nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 3G với liên doanh EVN Telecom và dự định hai mạng này sẽ cung cấp dịch vụ 3G cùng thời điểm. Tuy nhiên, mới đây EVN Telecom đã chính thức khai trương 3G, trong khi đó Vietnamobile vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Theo nhiều nhận định thì EVN Telecom phải cung cấp dịch vụ để liên danh tránh bị phạt, do vi phạm thời hạn cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Với mạng di động có các gói cưới “siêu rẻ” Beeline, theo nguồn tin của VnEconomy, một đại diện của nhà mạng này đã khẳng định, trong năm 2010, Beeline vẫn chưa có kế hoạch cung cấp dịch vụ 3G.
Đại diện một số nhà mạng cũng thẳng thắn thừa nhận, nhu cầu sử dụng 3G còn thấp do mức độ phổ biến và tính thông dụng chưa cao, hơn nữa, giá cả dịch vụ còn đắt và phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối. Thêm vào đó, dịch vụ 3G ở Việt Nam chưa bùng nổ, do mức thu nhập trung bình của người dân chưa cao, thị hiếu đối với các dịch vụ 3G chưa lớn, đồng thời các thiết bị đầu cuối vẫn chưa phù hợp với nhu cầu phổ cập của người dân.
Chính vì thế, hiện tại cũng như trước mắt, cạnh tranh bằng dịch vụ 3G vẫn sẽ là một thách thức rất lớn cho các mạng nhỏ.