5 điều xấu nhất trong phong cách bán hàng của Việt Nam
Nhiều nhân viên thấy có khách vào vẫn sẽ hờ hững liếc nhìn, rồi quay qua "tám" chuyện với nhân viên khác
Nhiều nhân viên thấy có khách vào vẫn sẽ hờ hững liếc nhìn, rồi quay qua "tám" chuyện với nhân viên khác.
"Trông mặt mà bắt hình dong"
Cái thói tật này là lớn nhất, nói nôm na là nhìn bề ngoài xét đoán túi tiền người mua, nói nặng hơn là thói "khinh người" của người bán. Cứ ai mặc đồ xấu, đi xe xấu là "nghèo", là đáng phải hứng chịu sự lạnh lùng hay thờ ơ của người bán.
Thiếu kiên nhẫn
Mua cái gì (đặc biệt là quần áo) nếu bạn thử từ 2 lần trở lên thì người bán hàng bắt đầu chơi mặt "bánh bao chiều", bắt đầu uể oải lấy hàng cho khách lựa chọn, bắt đầu tìm cách từ chối khéo nói là hết hàng để khỏi mất công. Thử cho nhiều vô mà không chọn được cái nào ưng ý để mua thì biết, có khi bạn đứng ngay đó mà họ đã nói gièm với nhau là xem cho dữ mà không mua, hỏi thêm cái gì thì quả là "một câu hỏi lớn không lời đáp".
Những khuôn mặt buồn
Mỗi lần đi đóng tiền Internet là tác giả bài viết mắc cười, vì gặp toàn những cô gái có khuôn mặt buồn, mà đây là một doanh nghiệp rất lớn đó chứ. Các cô ấy gọi tên, các cô ấy lấy tiền, khách mua dịch vụ, vậy mà tuyệt nhiên không có một nụ cười, một lời cảm ơn, người thì kêu tên khách to ơi là to, người lại thì thào như mắc bệnh.
Thiếu kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mình bán
Tác giả đã bỏ đi rất nhiều lần hoặc chần chừ không muốn mua dù trong lòng rất thích một sản phẩm nào đó vì khi hỏi thêm thì nhận được độc nhất câu nói lạnh lẽo "không biết" hoặc "chỉ là người bán hàng". Bán được hàng thì đòi hỏi phải có nhiều kiến thức về mặt hàng đó, cung cấp những cái hay, cái nổi bật cho người cần mua.
Thiếu trách nhiệm
Nhiều nhân viên thấy có khách vào vẫn sẽ hờ hững liếc nhìn, rồi quay qua "tám" chuyện với nhân viên khác, bán được hàng hay không mặc kệ, khách muốn hỏi gì thì có trả lời nhưng trả lời qua loa vì họ quan niệm "mình không phải làm chủ cửa hàng này, lỗ chẳng sao".
"Trông mặt mà bắt hình dong"
Cái thói tật này là lớn nhất, nói nôm na là nhìn bề ngoài xét đoán túi tiền người mua, nói nặng hơn là thói "khinh người" của người bán. Cứ ai mặc đồ xấu, đi xe xấu là "nghèo", là đáng phải hứng chịu sự lạnh lùng hay thờ ơ của người bán.
Thiếu kiên nhẫn
Mua cái gì (đặc biệt là quần áo) nếu bạn thử từ 2 lần trở lên thì người bán hàng bắt đầu chơi mặt "bánh bao chiều", bắt đầu uể oải lấy hàng cho khách lựa chọn, bắt đầu tìm cách từ chối khéo nói là hết hàng để khỏi mất công. Thử cho nhiều vô mà không chọn được cái nào ưng ý để mua thì biết, có khi bạn đứng ngay đó mà họ đã nói gièm với nhau là xem cho dữ mà không mua, hỏi thêm cái gì thì quả là "một câu hỏi lớn không lời đáp".
Những khuôn mặt buồn
Mỗi lần đi đóng tiền Internet là tác giả bài viết mắc cười, vì gặp toàn những cô gái có khuôn mặt buồn, mà đây là một doanh nghiệp rất lớn đó chứ. Các cô ấy gọi tên, các cô ấy lấy tiền, khách mua dịch vụ, vậy mà tuyệt nhiên không có một nụ cười, một lời cảm ơn, người thì kêu tên khách to ơi là to, người lại thì thào như mắc bệnh.
Thiếu kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mình bán
Tác giả đã bỏ đi rất nhiều lần hoặc chần chừ không muốn mua dù trong lòng rất thích một sản phẩm nào đó vì khi hỏi thêm thì nhận được độc nhất câu nói lạnh lẽo "không biết" hoặc "chỉ là người bán hàng". Bán được hàng thì đòi hỏi phải có nhiều kiến thức về mặt hàng đó, cung cấp những cái hay, cái nổi bật cho người cần mua.
Thiếu trách nhiệm
Nhiều nhân viên thấy có khách vào vẫn sẽ hờ hững liếc nhìn, rồi quay qua "tám" chuyện với nhân viên khác, bán được hàng hay không mặc kệ, khách muốn hỏi gì thì có trả lời nhưng trả lời qua loa vì họ quan niệm "mình không phải làm chủ cửa hàng này, lỗ chẳng sao".