11:36 10/10/2014

60 học giả đến Việt Nam thảo luận về kinh tế

Anh Minh

Khoảng 60 nhà lãnh đạo từng học Chương trình Lãnh đạo Eisenhower sẽ gặp nhau tại Hà Nội

Sáu lãnh đạo Việt Nam từng học Chương trình Lãnh đạo Eisenhower chụp ảnh chung với ông Vũ Tùng (giữa), Phó đại sứ Việt Nam tại Mỹ năm 2013.<span style="font-size:12.0pt;font-family:
&quot;Times New Roman&quot;,&quot;serif&quot;;mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font:
minor-latin;mso-ansi-language:VI;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:
AR-SA" lang="VI"></span><!--[if gte mso 9]><xml>
 <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true"
  DefSemiHidden="t
Sáu lãnh đạo Việt Nam từng học Chương trình Lãnh đạo Eisenhower chụp ảnh chung với ông Vũ Tùng (giữa), Phó đại sứ Việt Nam tại Mỹ năm 2013.<span style="font-size:12.0pt;font-family: &quot;Times New Roman&quot;,&quot;serif&quot;;mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font: minor-latin;mso-ansi-language:VI;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language: AR-SA" lang="VI"></span><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="t
Hội nghị khu vực Đông Á của Chương trình Lãnh đạo Eisenhower (Eisenhower Fellowship Program) sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 10-11/10, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế châu Á và Việt Nam.

Theo ban tổ chức, đây là lần đầu tiên hội nghị này được tổ chức tại Việt Nam, sau khi Việt Nam được lựa chọn tham gia chương trình vào năm 2013, đúng 60 năm sau khi chương trình ra đời.

Tham gia hội nghị lần này tại Việt Nam có khoảng 60 nhà lãnh đạo đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong đó có những tên tuổi khá nổi tiếng, như Thứ trưởng Bộ Tài chính Singapore Lim Soo Hoon, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan Somkiat Tangkitvamich, Viện trưởng Viện Dân chủ và Kinh tế Malaysia Hoàng tử Abidin Muhriz và Thống đốc Vùng tự trị Hồi giáo Mindanao Mujiv Hataman.

Chủ đề của hội nghị lần này là “Vai trò của các thành viên Eisenhower trong hội nhập kinh tế khu vực”, với mục tiêu là tạo ra được nhiều hơn sự hợp tác giữa các thành viên vì hòa bình, thịnh vượng và công bằng trong khu vực.

Mới một năm tham gia mạng lưới các nhà lãnh đạo Eisenhower, nhưng Việt Nam đã có sự tín nhiệm của các nước trong khu vực để tổ chức hội nghị Đông Á. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điều này đã "thể hiện được sự chủ động và khả năng hội nhập của nước ta, hứa hẹn một thế hệ lãnh đạo trẻ có trình độ, có tầm nhìn và tấm lòng với sự phát triển của đất nước”.

Việt Nam hiện đã có 6 lãnh đạo trẻ hoàn tất chương trình, bao gồm: đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn năng lượng và môi trường (VNEEC) Đặng Hồng Hạnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn, Trưởng đại diện Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam Nguyễn Thu Thảo (Thảo Griffiths), Giám đốc Công ty Dệt may Nguyễn Phát (GARB) Nguyễn Thành Vinh, và Giám đốc Crestcom International tại Việt Nam Hoàng Ngọc Bích. 

Hai đại biểu lãnh đạo trẻ kế tiếp của Việt Nam đã được chọn lựa tham gia chương trình mùa xuân năm 2015 là TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) và TS. Phan Quốc Công, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất hàng gia dụng Quốc tế (ICP).

Chương trình Lãnh đạo Eisenhower là một chương trình phi lợi nhuận, phi đảng phái được thành lập vào năm 1953, với nguồn tài chính đóng góp bởi các cá nhân và doanh nghiệp. Năm 1984, Quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên tài trợ một phần ngân sách cho chương trình.

Mỗi năm, chương trình chọn từ 40-50 lãnh đạo thuộc mọi lĩnh vực có độ tuổi từ 32-45 đến Mỹ trong 7 tuần để tham quan và nghiên cứu theo chương trình riêng được xây dựng phù hợp với ý muốn và chuyên môn của từng người. Đến nay đã có gần 2.000 người từ hơn 100 quốc gia được chọn đến Mỹ theo chương trình này.