7 thói quen gây hại cho thận
Những căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng và hoạt động của thận.
Thận nằm trong cấu trúc của hệ thống nội tiết, có chức năng lọc và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, vì thế, khi gặp các vấn đề về thận, người bệnh có thể sẽ phải chịu những biến đổi không mong muốn của cơ thể như: mùi cơ thể, mùi hơi thở, những biến đổi về màu sắc da, sắc thái của khuôn mặt, có thể bị rụng tóc và sạm da.Những tác động tiêu cực của cơ thể khiến nam giới tự ti, mặc cảm về bản thân, cảm thấy căng thẳng trước bạn tình. Tâm lý khi quan hệ tình dục không được thoải mái, lại thêm căng thẳng nên đây là trở ngại lớn để hòa hợp tình dục. Hơn nữa, khi có bệnh thận, nhiều người lại hiểu nhầm là tình dục sẽ làm bệnh nặng hơn nên thường có tâm lý tránh quan hệ tình dục.Người mắc các bệnh lý về thận nên phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng tình dục. Ngoài ra, cần thực hiện phong cách sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Cần uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Khi lượng nước đủ thì quá trình lọc các chất độc ra ngoài cơ thể sẽ diễn ra bình thường. Cố gắng đừng nhịn tiểu bởi nhịn tiểu lâu sẽ làm bàng quang và thận quen với việc quá tải, từ đó ảnh hưởng đến việc lọc canxi trong nước tiểu. Hạn chế ăn, uống một số thực phẩm chứa nhiều oxalat như: trà, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc…
Dưới đây là 7 thói quen gây hại cho thận trong cuộc sống thường ngày:- Ít uống nướcCác chất thải, chất độc trong cơ thể đều được phân loại và thải ra ngoài thông qua hoạt động thận. Ngoài ra, thận còn có chức năng điện giải và điều tiết độ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho thận. Nếu nước lọc không có "sức hấp dẫn" với bạn, hãy uống sữa, nước ép hoa qủa, trà thảo mộc…- Uống rượu biaTrong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận phải làm việc hết "công suất" để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố. Thực tế đã chứng minh tỉ lệ những người mắc bệnh về thận do uống rượu bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường khác.
- Ăn nhiều thịtHiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hoá, vì vậy, khả năng phân giải của thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc động vật.- Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn
Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của thận sẽ trở thành "vô hiệu hoá".- Dùng nhiều thuốc giảm đauDùng thuốc giảm trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thận, đôi khi còn có thể dẫn tới hiện tượng suy thận. Đối với những người có tiền sử mắc phải các bệnh về thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Ăn nhiều muối95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua thận "xử lý". Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Lượng muối thích hợp cho người lớn là từ 10 - 15g/ngày và của trẻ nhỏ là 3 - 5g/ngày.- Căng thẳng, mệt mỏiNhững căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.