8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam
Thuật ngữ "trek" nghĩa là một hành trình khám phá dài, vất vả (thường là đi bộ) đến những khu vực phương tiện giao thông phổ biến không thể hoạt động. Du lịch trekking, tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân bản xứ.
Trekking là một loại hình du lịch ngày càng được nhiều du khách ưa khám phá lựa chọn. Các địa điểm được chọn để trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố. Dành cho những người mới bắt đầu làm quen với trekking, chúng tôi xin giới thiệu một vài địa điểm ngay tại Việt Nam, thiên nhiên còn hoang sơ và ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị. Đây cũng là những địa điểm trekking tương đối đơn giản, chưa đủ mức độ "thử thách" như những cung đường của dân trekking chuyên nghiệp.1. Núi Hàm Lợn (Sóc Sơn, Hà Nội)
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet
6. Núi Bạch Mã (Huế)Để tới đỉnh Bạch Mã cao 1.500 m, các bạn phải vượt qua hành trình dài 19km từ chân núi. Thời gian trekking mất 3 - 4 giờ đồng hồ. Đường lên đỉnh Bạch Mã khá quanh co và dốc. Càng lên cao, khung cảnh núi rừng hiện ra càng đẹp. Nếu chạy bằng xe máy mất tầm 45 phút sẽ tới điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài. Nên đi từ tháng 6 đến tháng 9, vì những trận mưa lớn chỉ bắt đầu vào cuối tháng 9 và kéo dài khoảng 3 tháng.7. Hòn Bà (Nha Trang)Hòn Bà cũng là nơi mà các phượt thủ không nên bỏ lỡ cho các cuộc trekking mạo hiểm ở mức độ khó. Cung đường đi khúc khuỷu, vòng vèo như con rắn khổng lồ với nhiều cùi chỏ lượn vòng, độ dốc khá cao. Bên phải đường là những vách đá, len lỏi đâu đó là sức sống của cây dại, rừng bạch đàn, rừng trúc,…um tùm xòe rộng ra bên đường. Ở độ cao 300m, các bạn có thể tạm nghỉ ngơi tại khu du lịch Suối Nguồn.8. Núi Chúa (Ninh Thuận)Nhiều người thường bỏ qua cái tên núi Chúa khi có ý định trekking một ngọn núi nào đấy vì nghĩ nó đơn giản quá và không có gì đặc biệt. Thực ra, có đi mới biết núi Chúa thách thức bước chân lữ khách đến nhường nào. Giống như một sa mạc khô hạn, khí hậu nơi đây chẳng kém gì vùng bán hoang mạc châu Phi. Cái nóng rát của ánh mặt trời trên đầu, của bỏng cát dưới chân ở núi Chúa đã là một thử thách không nhỏ với những du khách ít vận động tay chân. Mới vào chân núi, bạn có thể thấy nhẹ nhàng khi được băng mình qua những bãi cỏ tranh, cây bụi lúp xúp, nhưng càng lên cao, dốc và đá càng nhiều. Núi Chúa không quá cao, nhưng hành trình lên núi phải lòng vòng qua hết núi này đến núi nọ, dường như dài vô tận.
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet
Hình ảnh: Internet