ACV có thể làm chủ đầu tư giai đoạn khởi động sân bay Long Thành
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam được đề xuất là chủ đầu tư giai đoạn khởi động sân bay Long Thành
Tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải tổ chức sáng 3/8, đại diện Bộ cho biết đã trình Chính phủ cho phép Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư giai đoạn khởi động dự án sân bay Long Thành.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư Bộ Giao thông Vận tải, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị giao ACV làm chủ đầu tư và cho phép sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa ACV để thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 của dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước mắt, sẽ ứng trước kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ACV để thực hiện kế hoạch này.
Ông Hoằng cũng cho biết hiện tại, đề xuất này của Bộ đang chờ ý kiến đóng góp của các bộ Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đồng ý đối với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, công tác tuyển chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được triển khai. Dự kiến, quá trình đấu thầu tuyển chọn tư vấn sẽ mất khoảng 8 tháng và quá trình nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu khả thi mất khoảng 18 tháng.
Bộ cũng đã dự kiến việc hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi để có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2017.
Tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ trưởng Đinh La Thăng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi, phía Nhật Bản cho biết họ "dành sự quan tâm lớn đến dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành" và "sẽ xem xét viện trợ ODA cho dự án này".
Đổi lại, Nhật Bản mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào dự án này, cũng như đồng thời tạo điều kiện và cho phép JICA tiến hành nghiên cứu khả thi của dự án.
Trước đó, trả lời VnEconomy ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Tổng giám đốc ACV Lê Mạnh Hùng cho biết dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Giao thông Vận tải, ACV sẽ “tích cực chuẩn bị mọi nguồn lực để có thể triển khai nhanh, làm sao trong thời gian sớm nhất có thể hoàn thành báo cáo khả thi để trình Quốc hội và sẽ tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư Long Thành”.
Tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo kế hoạch, đây sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực, quy mô đầu tư xây dựng đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Trong giai đoạn 1, sẽ đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư Bộ Giao thông Vận tải, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị giao ACV làm chủ đầu tư và cho phép sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa ACV để thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 của dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước mắt, sẽ ứng trước kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ACV để thực hiện kế hoạch này.
Ông Hoằng cũng cho biết hiện tại, đề xuất này của Bộ đang chờ ý kiến đóng góp của các bộ Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đồng ý đối với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, công tác tuyển chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được triển khai. Dự kiến, quá trình đấu thầu tuyển chọn tư vấn sẽ mất khoảng 8 tháng và quá trình nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu khả thi mất khoảng 18 tháng.
Bộ cũng đã dự kiến việc hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi để có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2017.
Tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ trưởng Đinh La Thăng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi, phía Nhật Bản cho biết họ "dành sự quan tâm lớn đến dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành" và "sẽ xem xét viện trợ ODA cho dự án này".
Đổi lại, Nhật Bản mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào dự án này, cũng như đồng thời tạo điều kiện và cho phép JICA tiến hành nghiên cứu khả thi của dự án.
Trước đó, trả lời VnEconomy ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Tổng giám đốc ACV Lê Mạnh Hùng cho biết dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Giao thông Vận tải, ACV sẽ “tích cực chuẩn bị mọi nguồn lực để có thể triển khai nhanh, làm sao trong thời gian sớm nhất có thể hoàn thành báo cáo khả thi để trình Quốc hội và sẽ tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư Long Thành”.
Tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo kế hoạch, đây sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực, quy mô đầu tư xây dựng đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Trong giai đoạn 1, sẽ đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.