ACV muốn sân bay Long Thành có hình lá dừa nước
ACV cho rằng phương án 7 có kết cấu đơn giản, phù hợp với điều kiện thi công, lựa chọn các kết cấu linh hoạt nhằm tiết kiệm, dễ tổ chức thi công
Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng xem xét ưu tiên lựa chọn phương án kiến trúc 7 cho nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành để đưa vào hồ sơ mời thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Theo đó, ACV với tư cách được giao làm chủ đầu tư dự án này - đề xuất chọn phương án 7 lấy ý tưởng từ hình ảnh lá cọ, dừa nước áp dụng vào thiết kế phần mái công trình. Bố cục không gian khu vực nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam.
Phương án này thiết kế lệch tầng để phân chia các khu vực chức năng nhằm tạo không gian sinh động cho nhà ga kết hợp việc sử dụng các mảng xanh, cảnh quan nội thất trong công trình.
ACV nhấn mạnh, phương án 7 có kết cấu đơn giản, phù hợp với điều kiện thi công, lựa chọn các kết cấu linh hoạt nhằm tiết kiệm, dễ tổ chức thi công và đẩy nhanh tiến độ. Đề xuất sử dụng vật liệu phù hợp với kết cấu và phù hợp với nhu cầu sử dụng cho các khu vực công năng trong nhà ga. Chủng loại vật liệu ngoại thất và nội thất cũng phù hợp với xu hướng sử dụng cho các nhà ga hàng không trên thế giới, đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và đặc tính kỹ thuật của nhà ga hàng không.
Trước đó, sau khi tiến hành lấy ý kiến về thiết kế cho dự án, Phó tổng giám đốc ACV Đỗ Tất Bình cho biết, ACV đã hoàn tất việc lấy ý kiến phương án kiến trúc nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành.
Cụ thể, trong 4 Hội nghề nghiệp thì Hội Kiến trúc sư Việt Nam chọn phương án 4; Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam chọn phương án 7; Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam chọn phương án 3.
Theo lãnh đạo ACV, ý kiến của các hội nghề nghiệp tập trung đúng vào 3 phương án mà Hội đồng đánh giá xếp hạng đã chọn.
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn. Diện tích đất của dự án là 5.000 ha.
Vị trí thực hiện dự án nằm trên địa bàn 6 xã: Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Long An, Long Phước và Bàu Cạn (huyện Long Thành). Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành cách trung tâm Tp.HCM 40 km, cách Biên Hoà 30 km. Công suất thiết kế của sân bay này là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương hồi tháng 6/2015, đến nay tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch chi tiết 1/500 của hai khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn (282 ha) để bố trí các hộ gia đình, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các trụ sở cơ quan và trường học phải di dời, giải toả khi thực hiện dự án.
Toàn dự án có hơn 4.700 hộ bị ảnh hưởng, riêng giai đoạn 1 có gần 1.900 hộ. Phần lớn diện tích đất giải tỏa khoảng trên 1.800 ha là đất trồng cao su do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý.
Theo đó, ACV với tư cách được giao làm chủ đầu tư dự án này - đề xuất chọn phương án 7 lấy ý tưởng từ hình ảnh lá cọ, dừa nước áp dụng vào thiết kế phần mái công trình. Bố cục không gian khu vực nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam.
Phương án này thiết kế lệch tầng để phân chia các khu vực chức năng nhằm tạo không gian sinh động cho nhà ga kết hợp việc sử dụng các mảng xanh, cảnh quan nội thất trong công trình.
ACV nhấn mạnh, phương án 7 có kết cấu đơn giản, phù hợp với điều kiện thi công, lựa chọn các kết cấu linh hoạt nhằm tiết kiệm, dễ tổ chức thi công và đẩy nhanh tiến độ. Đề xuất sử dụng vật liệu phù hợp với kết cấu và phù hợp với nhu cầu sử dụng cho các khu vực công năng trong nhà ga. Chủng loại vật liệu ngoại thất và nội thất cũng phù hợp với xu hướng sử dụng cho các nhà ga hàng không trên thế giới, đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và đặc tính kỹ thuật của nhà ga hàng không.
Trước đó, sau khi tiến hành lấy ý kiến về thiết kế cho dự án, Phó tổng giám đốc ACV Đỗ Tất Bình cho biết, ACV đã hoàn tất việc lấy ý kiến phương án kiến trúc nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành.
Cụ thể, trong 4 Hội nghề nghiệp thì Hội Kiến trúc sư Việt Nam chọn phương án 4; Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam chọn phương án 7; Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam chọn phương án 3.
Theo lãnh đạo ACV, ý kiến của các hội nghề nghiệp tập trung đúng vào 3 phương án mà Hội đồng đánh giá xếp hạng đã chọn.
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn. Diện tích đất của dự án là 5.000 ha.
Vị trí thực hiện dự án nằm trên địa bàn 6 xã: Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Long An, Long Phước và Bàu Cạn (huyện Long Thành). Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành cách trung tâm Tp.HCM 40 km, cách Biên Hoà 30 km. Công suất thiết kế của sân bay này là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương hồi tháng 6/2015, đến nay tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch chi tiết 1/500 của hai khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn (282 ha) để bố trí các hộ gia đình, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các trụ sở cơ quan và trường học phải di dời, giải toả khi thực hiện dự án.
Toàn dự án có hơn 4.700 hộ bị ảnh hưởng, riêng giai đoạn 1 có gần 1.900 hộ. Phần lớn diện tích đất giải tỏa khoảng trên 1.800 ha là đất trồng cao su do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý.