ADB sẽ cắt giảm quy mô dự án ODA chậm triển khai
ADB đã chỉ đạo Cơ quan đại diện tại Việt Nam phải cương quyết tái cơ cấu và cắt giảm quy mô đối với các dự án chậm triển khai
ADB đã chỉ đạo Cơ quan đại diện tại Việt Nam phải cương quyết tìm các biện pháp để cơ cấu lại dự án và cắt giảm quy mô đối với các dự án chậm triển khai.
Phát biểu trong cuộc họp mới đây tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam nói trong năm 2012 tình hình thực hiện các dự án do ADB tài trợ là “rất chậm trễ nên Ban lãnh đạo ADB đã chỉ đạo Cơ quan đại diện tại Việt Nam phải cương quyết tìm các biện pháp để cơ cấu lại dự án và cắt giảm quy mô đối với các dự án chậm triển khai”.
Tuy nhiên, theo ông Tomoyuki Kimura, ADB cũng đánh giá cao khi Chính phủ đã tạm thời bố trí 5.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Buổi làm việc, được website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tường thuật là có đại diện đến từ các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện một số Ban Quản lý dự án đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận theo hướng phải “rà soát rất kỹ nguyên nhân gốc rễ nhằm đưa ra giải pháp hợp lý để đảm bảo lợi ích hài hòa của nhà tài trợ và bên được thụ hưởng”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Thế Phương cho biết, mục đích của buổi làm việc lần này nhằm rà soát, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân chậm trễ trong triển khai của một số dự án do ADB tài trợ, từ đó sớm đưa ra các biện pháp để sắp xếp lại, tái cấu trúc các danh mục dự án, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, đảm bảo các nguồn vốn, lợi ích cho Việt Nam.
Theo báo cáo của phía ADB, tính đến ngày 30/11/2012 đã có 61 khoản vay, trong đó có 11 khoản vay không hoàn lại cho 56 dự án với tổng số vốn là 7,399 tỷ USD, giải ngân lũy kế là 2,111 tỷ USD.
Tính tới cuối năm 2012 còn gần 6 tỷ USD chưa được giải ngân, cho thấy tình hình thực hiện các dự án của ADB bị chậm trễ, làm phát sinh nhiều vấn đề như tăng chi phí vận hành cho Ban quản lý, tăng khoản lãi vay, lợi ích chậm lại, cơ hội hưởng lợi bị chậm đi.
Phát biểu trong cuộc họp mới đây tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam nói trong năm 2012 tình hình thực hiện các dự án do ADB tài trợ là “rất chậm trễ nên Ban lãnh đạo ADB đã chỉ đạo Cơ quan đại diện tại Việt Nam phải cương quyết tìm các biện pháp để cơ cấu lại dự án và cắt giảm quy mô đối với các dự án chậm triển khai”.
Tuy nhiên, theo ông Tomoyuki Kimura, ADB cũng đánh giá cao khi Chính phủ đã tạm thời bố trí 5.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Buổi làm việc, được website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tường thuật là có đại diện đến từ các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện một số Ban Quản lý dự án đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận theo hướng phải “rà soát rất kỹ nguyên nhân gốc rễ nhằm đưa ra giải pháp hợp lý để đảm bảo lợi ích hài hòa của nhà tài trợ và bên được thụ hưởng”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Thế Phương cho biết, mục đích của buổi làm việc lần này nhằm rà soát, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân chậm trễ trong triển khai của một số dự án do ADB tài trợ, từ đó sớm đưa ra các biện pháp để sắp xếp lại, tái cấu trúc các danh mục dự án, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, đảm bảo các nguồn vốn, lợi ích cho Việt Nam.
Theo báo cáo của phía ADB, tính đến ngày 30/11/2012 đã có 61 khoản vay, trong đó có 11 khoản vay không hoàn lại cho 56 dự án với tổng số vốn là 7,399 tỷ USD, giải ngân lũy kế là 2,111 tỷ USD.
Tính tới cuối năm 2012 còn gần 6 tỷ USD chưa được giải ngân, cho thấy tình hình thực hiện các dự án của ADB bị chậm trễ, làm phát sinh nhiều vấn đề như tăng chi phí vận hành cho Ban quản lý, tăng khoản lãi vay, lợi ích chậm lại, cơ hội hưởng lợi bị chậm đi.