AmCham: Làm ăn “đúng luật” tại Việt Nam khó thành công
Phòng Thương mại Mỹ đề xuất Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
Bản báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) do ông Gaurav Gupta, Chủ tịch Amcham trình bày tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức sáng 2/12 tại Hà Nội đã đưa ra một nhận định có thể gây sốc.
Cụ thể, báo cáo có đoạn viết: "Đối với các công ty và nhà đầu tư có tính tuân thủ pháp luật cao, Việt Nam là nơi rất khó để thành công".
Vẫn theo báo cáo, các thành viên AmCham cho rằng họ "thường xuyên bị cản trở bởi sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định đối với các dự án và chính sách quan trọng, chẳng hạn trong thực thi quy định đối với các luật và nghị định quan trọng liên quan đến tiến độ xúc tiến các dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt".
Cho nên, báo cáo nhấn mạnh rằng AmCham "hy vọng Chính phủ sẽ tăng cường nỗ lực để xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, nơi mà quyết định được đưa ra nhanh chóng, thủ tục hành chính bớt phức tạp, luật được thực thi công bằng, và các doanh nghiệp có thể cạnh tranh dựa trên chính năng lực của mình trong việc tiếp cận nguồn vốn, mặt bằng và cơ hội".
Phòng Thương mại Mỹ cũng cho rằng bất ổn gây ra bởi sự thiếu minh bạch, tham nhũng tiếp tục là thách thức lớn nhất trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.
"Chúng tôi khẩn thiết mong muốn Chính phủ ban hành một hệ thống hành pháp chính thức để giảm thiểu tối đa các khoản thanh toán không chính thức. Bước tiến rõ rệt nhất sẽ bao gồm các biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt và đẩy mạnh phương thức thanh toán điện tử", ông Gaurav Gupta nói thêm.
Dù đã có những tín hiệu tích cực, AmCham "thường thấy rằng ý định ban đầu của một số nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng không hiện thực hóa được, vì liên tiếp phải đối phó với những thách thức về tham nhũng, hạn chế nguồn nhân lực, và quy trình cấp phép cũng như môi trường pháp lý chưa rõ ràng, còn nhiều hạn chế và phức tạp".
AmCham đề xuất rằng Việt Nam cần có những bước tiến rõ rệt trong việc cải thiện những vấn đề liên tục được nêu lên gần đây về môi trường kinh doanh.
"Các thành viên của chúng tôi mong muốn sẽ được thấy các thay đổi tích cực nhằm khích lệ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, cho phép và hỗ trợ thay vì cản trở các cơ hội kinh doanh. AmCham tin rằng môi trường kinh doanh có thể được cải thiện tốt nhất bởi những chính sách thúc đẩy tăng năng suất, giảm chi phí cũng như giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam", báo cáo viết.
Cụ thể, báo cáo có đoạn viết: "Đối với các công ty và nhà đầu tư có tính tuân thủ pháp luật cao, Việt Nam là nơi rất khó để thành công".
Vẫn theo báo cáo, các thành viên AmCham cho rằng họ "thường xuyên bị cản trở bởi sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định đối với các dự án và chính sách quan trọng, chẳng hạn trong thực thi quy định đối với các luật và nghị định quan trọng liên quan đến tiến độ xúc tiến các dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt".
Cho nên, báo cáo nhấn mạnh rằng AmCham "hy vọng Chính phủ sẽ tăng cường nỗ lực để xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, nơi mà quyết định được đưa ra nhanh chóng, thủ tục hành chính bớt phức tạp, luật được thực thi công bằng, và các doanh nghiệp có thể cạnh tranh dựa trên chính năng lực của mình trong việc tiếp cận nguồn vốn, mặt bằng và cơ hội".
Phòng Thương mại Mỹ cũng cho rằng bất ổn gây ra bởi sự thiếu minh bạch, tham nhũng tiếp tục là thách thức lớn nhất trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.
"Chúng tôi khẩn thiết mong muốn Chính phủ ban hành một hệ thống hành pháp chính thức để giảm thiểu tối đa các khoản thanh toán không chính thức. Bước tiến rõ rệt nhất sẽ bao gồm các biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt và đẩy mạnh phương thức thanh toán điện tử", ông Gaurav Gupta nói thêm.
Dù đã có những tín hiệu tích cực, AmCham "thường thấy rằng ý định ban đầu của một số nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng không hiện thực hóa được, vì liên tiếp phải đối phó với những thách thức về tham nhũng, hạn chế nguồn nhân lực, và quy trình cấp phép cũng như môi trường pháp lý chưa rõ ràng, còn nhiều hạn chế và phức tạp".
AmCham đề xuất rằng Việt Nam cần có những bước tiến rõ rệt trong việc cải thiện những vấn đề liên tục được nêu lên gần đây về môi trường kinh doanh.
"Các thành viên của chúng tôi mong muốn sẽ được thấy các thay đổi tích cực nhằm khích lệ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, cho phép và hỗ trợ thay vì cản trở các cơ hội kinh doanh. AmCham tin rằng môi trường kinh doanh có thể được cải thiện tốt nhất bởi những chính sách thúc đẩy tăng năng suất, giảm chi phí cũng như giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam", báo cáo viết.