AMD đề xuất đầu tư “Tuyến đường danh vọng” tại Hà Nội theo BOT
Lãnh đạo AMD nói về đề xuất xin xây dựng “Tuyến đường danh vọng” tại Hà Nội theo hình thức BOT
Cuối tháng 1 vừa qua, khi UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức triển lãm các phương án xây dựng, chỉnh trang khu vực trung tâm để lấy ý kiến người dân, trong đó có một ý tưởng gây chú ý là xây dựng "Tuyến đường danh vọng” tại Hồ Gươm.
Theo đó tuyến đường này sẽ khắc tên những nghệ sĩ, danh nhân, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội...
Ngay sau khi ý tưởng "Tuyến đường danh vọng” được đưa ra, Công ty Cổ phần Đầu tư AMD đã có đề xuất lên UBND Thành phố Hà Nội xin đầu tư tuyến đường này.
Quanh đề xuất này, ông Nguyễn Tiến Đức - Chủ tịch Hội đồng Quản trị AMD, nói:
- Tôi cho rằng "Tuyến đường danh vọng” là một ý tưởng rất hay. Cái hay ở đây là giá trị của nó mang lại cho cộng đồng.
Việc có một con đường, địa điểm để vinh danh các cá nhân có đóng góp cho một đất nước, một dân tộc theo tôi là điều cần thiết. Nó thể hiện sự tri ân của thế hệ sau đối với những người có công, tạo ra những giá trị đặc biệt cho xã hội.
Ở Mỹ, những ngôi sao được khắc tên lên đại lộ danh vọng họ phải cống hiến rất là nhiều. Bên cạnh việc đạt được những giải thưởng do những tổ chức mang tính hàn lâm trao tặng họ còn phải tạo được uy tín lớn đối với công chúng.
Còn ở Việt Nam có nhiều danh nhân, nghệ sĩ, cá nhân xuất sắc đóng góp cho đất nước. Bên cạnh những hình thức vinh danh hiện nay, việc Hà Nội là cái nôi văn hoá, thủ đô của cả nước có một địa điểm để vinh danh các cá nhân xuất sắc là một việc làm quan trọng và mang ý nghĩa lớn.
Hiện nay ngành du lịch đang được đặc biệt quan tâm, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và chúng ta đẩy mạnh phát triển du lịch để phát triển nền kinh tế bền vững... Do đó, việc xây dựng “Tuyến đường ghi danh” trên cơ sở kết hợp những yếu tố của văn hoá truyền thống và sử dụng vật liệu trong nước sẽ tạo ra nét văn hoá rất riêng cho Hà Nội, góp phần tạo thêm điểm nhấn cho khách du lịch khi đến đây.
Người Phương Đông quan niệm không viết tên lên đường đi để mọi người đặt chân lên, thâm chí còn xem đó là sự xúc phạm. Nếu ghi tên danh nhân, những người được kính trọng lên đường đi liệu có tạo nên những “phản cảm”do quan niệm này đem lại?
Mọi quan niệm rồi sẽ thay đổi theo thời gian. Như ngày xưa còn bé chỉ cần nghe bạn bè gọi tên bố, mẹ mình là đã xem như một sự xúc phạm rất lớn. Đến nay thì quan niệm này đã hoàn toàn thay đổi, với trẻ con bây giờ việc bạn bè gọi tên bố mẹ không còn xem là sự xúc phạm nữa...
Theo tôi, ở những giai đoạn lịch sử nhất định sẽ có những thay đổi nhất định về quan niệm sống. Đặc biệt với giới trẻ hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin nhanh nhạy thì xu hướng văn hoá cũng có những thay đổi. Do đó, việc ghi tên danh nhân trên đường và mọi người bước chân lên đó sẽ không bị xem là sự xúc phạm, ngược lại đó còn là sự kính trọng...
Được biết AMD đề xuất với Hà Nội để được đầu tư tuyến đường này theo hình thức BOT. Trong khi đây là một công trình công cộng mang giá trị văn hoá, lịch sử vậy việc đề xuất hình thức đầu tư BOT có hợp lý khi nhà đầu tư mang tuyến đường này ra kinh doanh?
Đây là công trình công cộng, phục vụ lợi ích chung do đó Hà Nội phải bỏ tiền ra để làm. Tuy nhiên điều đó ít nhiều sẽ tạo ra gánh nặng cho ngân sách. Dó đó, chúng tôi sẵn sàng tham gia cùng Hà Nội để cố gắng tạo ra những công trình ấn tượng, những công trình mang giá trị văn hoá đem lại những gí trị cho cộng đồng.
Ở góc độ doanh nghiệp, đã đầu tư phải tính đến hiệu quả do vậy chúng tôi sẽ cân nhắc xem sẽ lựa chọn hình thức nào. Hiện chúng tôi đang đề xuất hình thức BOT, chúng tôi sẽ bỏ tiền ra xây dựng sau đó chúng tôi kinh doanh còn phương án kinh doanh như thế nào chúng tôi còn phải xem xét dựa trên những ý kiến đóng góp của nhiều bên.
Có thể khi chấp thuận cho chúng tôi đầu tư "đại lộ danh vọng" Hà Nội sẽ cho phép chúng tôi tổ chức trông xe, kinh doanh dịch vụ... tại khu vực này trong một thời hạn nhất định và chịu giám sát, quản lý của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau.
Có thể khi chấp thuận cho chúng tôi đầu tư "đại lộ danh vọng" Hà Nội sẽ cho phép chúng tôi tổ chức trông xe, kinh doanh dịch vụ... tại khu vực này trong một thời hạn nhất định và chịu giám sát, quản lý của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau.
Nếu được chấp thuận đầu tư, AMD sẽ sử dụng vật liệu gì?
Thế mạnh của chúng tôi là đá tự nhiên khai thác trong nước do đó chúng tôi sẽ sử dung đá tự nhiên để xây dựng. Hiện nay chúng tôi có 3 mỏ và 2 nhà máy sản xuất đá lớn với công nghệ hiện đại nhất cả nước hiện nay tại Thanh Hoá và hoàn toàn đáp ứng đầy đủ yêu cẩu về nguyên, vật liệu cho công trình này.
Kiến trúc của người Việt là gỗ và đá nên theo tôi không thể dùng vật liệu nào khác ngoài đá để xây dựng nên công trình mang đậm nét văn hoá Việt Nam.
Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh đá tự nhiên, tôi cho rằng đại lộ danh vọng còn là một “triển lãm” lớn giới thiệu với khách quốc tế về sản phẩm đá tự nhiên của Việt Nam và góp phần đưa ngành công nghiệp khai thác đá trong nước phát triển...
Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh đá tự nhiên, tôi cho rằng đại lộ danh vọng còn là một “triển lãm” lớn giới thiệu với khách quốc tế về sản phẩm đá tự nhiên của Việt Nam và góp phần đưa ngành công nghiệp khai thác đá trong nước phát triển...
Có nhiều công trình biểu tượng văn hoá, lịch sử do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và doanh nghiệp gắn logo thương hiệu lên đó đã vô tình làm giảm giá trị của công trình?
Không phải chỉ riêng ở Việt Nam, ở các nước khi doanh nghiệp đầu tư công trình xã hội cũng được gắn logo thương hiệu lên đó.
Điều này không có gì là phản cảm, chỉ là cách thức mình thực hiện nó như thế nào. Chỗ nào cũng gắn logo hay logo mang màu sắc, kích thức không phù hợp với cảnh quan chung của công trình thì không nên. Do đó cần có một vị trí gắn logo doanh nghiệp làm sao đạt được sự hoà nhã, phù hợp với không gian chung...
Nếu chúng tôi được chấp thuận xây dựng đại lộ danh vọng này có thể chúng tôi cũng sẽ gắn logo nhưng gắn ở đâu phải có ý kiến của các kiến trúc sư, nhà văn hoá, người dân...