Ấn Độ dành nhiều ưu đãi cho châu Phi
Trong 5 năm qua, Ấn Độ đã dành cho các quốc gia và các tập đoàn kinh doanh của châu Phi các khoản tín dụng tổng trị giá 2,15 tỷ USD
Tăng cường mối quan hệ đối tác trong các lĩnh vực thương mại, năng lượng, hợp tác về các vấn đề toàn cầu...là những mục tiêu chính của Hội nghị cấp cao Ấn Độ-châu Phi lần thứ nhất, vừa diễn ra tại New Delhi (Ấn Độ).
Các nhà lãnh đạo nước chủ nhà và 14 nước châu Phi đã tham dự Hội nghị cấp cao Ấn Độ - châu Phi lần đầu tiên, khai mạc ngày 8/10, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Tạo lập cơ cấu hợp tác mới
Dự hội nghị này còn có các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Phi, các cộng đồng kinh tế khu vực và tổ chức “Đối tác mới vì sự nghiệp phát triển châu Phi”...
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác song phương Ấn Độ-châu Phi, đã và đang đạt những kết quả tích cực. Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi đã tăng từ 967 triệu USD năm 1991 lên hơn 20 tỷ USD năm tài chính 2006-2007. Đồng thời, châu Phi đang là khu vực được nhiều nước lớn như Trung Quốc, Mỹ... quan tâm.
Sau hai ngày làm việc và thảo luận, chiều 9/4 , các đại biểu đã thông qua văn kiện Khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - châu Phi, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác là nông nghiệp, giáo dục, khoa học-công nghệ, y tế, an toàn thực phẩm v.v... Hội nghị cũng ra Tuyên bố Delhi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên quan tâm, trong đó có lập trường của hai bên đối với vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, biến đổi khí hậu, chống khủng bố quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhấn mạnh rằng đã đến lúc Ấn Độ và châu Phi cần tạo ra một cơ cấu mới để cùng nhau hợp tác. Ông cũng tuyên bố kế hoạch ưu đãi thuế cho hàng hoá xuất khẩu của 50 nước nghèo vào Ấn Độ, trong đó có 34 nước châu Phi. Thủ tướng Ấn Độ cho biết, trong 5 - 6 năm tới, Ấn Độ sẽ tài trợ cho các dự án trị giá hơn 500 triệu USD tại châu Phi, trong đó ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng các ngành đường sắt, công nghệ thông tin, viễn thông và điện lực.
Trong 5 năm qua, Ấn Độ đã dành cho các quốc gia và các tập đoàn kinh doanh của châu Phi các khoản tín dụng tổng trị giá 2,15 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 5,4 tỷ USD trong 5 năm tới. Trong khi đó, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nam Phi, Ronnie Mamoepa khẳng định với Hãng thông tấn Ấn Độ (PTI) rằng Hội nghị cấp cao New Delhi không chỉ củng cố và nâng cao vị thế của các nước đang phát triển, mà còn tiến tới việc Ấn Độ xoá nợ cho các nước nghèo nhất trên thế giới, trong đó có nhiều nước châu Phi.
Chú trọng “đôi bên cùng có lợi”
Mặc dù đây là lần đầu tiên Ấn Độ tổ chức Hội nghị cấp cao với châu Phi, nhưng Ấn Độ và các nước châu Phi đã có truyền thống buôn bán, giao thương từ lâu đời. Bình luận về Hội nghị cấp cao Ấn Độ-châu Phi, giới phân tích cho rằng đây là động thái chứng tỏ Ấn Độ đang cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc, trong việc tranh thủ các nước châu Phi giàu tài nguyên và có thị trường rộng lớn.
Theo ông Arun Kumar, Giáo sư kinh tế Trường Đại học Jawoharlan Nerhu, ngoài lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục đào tạo, công nghệ... Ấn Độ và châu Phi cũng có tiềm năng hợp tác đáng kể trong các lĩnh vực năng lượng và khai khoáng. Số đông người gốc Ấn Độ đang định cư ở Đông Phi là nhân tố quan trọng có thể giúp tăng cường các mối quan hệ hợp tác song phương giữa Ấn Độ và châu Phi.
Tuy nhiên, trong quan hệ với châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc có những điểm khác nhau. Mạng IPS trích lời một quan chức Ấn Độ : “Nếu Trung Quốc chú trọng dầu lửa và các khoáng sản của châu Phi, thì Ấn Độ chú trọng nhiều hơn đến các quan hệ đối tác kinh tế đôi bên cùng có lợi”.
Chính phủ Ấn Độ ủng hộ các chương trình đào tạo và trao đổi kỹ thuật với phần lớn các nước châu Phi. Hơn 40 năm qua, mỗi năm, Ấn Độ đã đào tạo hơn 1.000 công dân của các nước cận sa mạc Shahara. Hiện có 15 nghìn sinh viên châu Phi đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của Ấn Độ.
Về kim ngạch thương mại với châu Phi, giới phân tích so sánh và cho rằng Ấn Độ cũng chưa thể theo kịp Trung Quốc. Mặc dù kim ngạch buôn bán hai chiều Ấn Độ-châu Phi hàng năm đã tăng 5 lần trong vòng 5 năm qua (từ 5 tỷ USD/năm lên 25 tỷ USD/năm), nhưng con số này cũng chỉ bằng một nửa kim ngạch buôn bán giữa châu Phi và Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo nước chủ nhà và 14 nước châu Phi đã tham dự Hội nghị cấp cao Ấn Độ - châu Phi lần đầu tiên, khai mạc ngày 8/10, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Tạo lập cơ cấu hợp tác mới
Dự hội nghị này còn có các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Phi, các cộng đồng kinh tế khu vực và tổ chức “Đối tác mới vì sự nghiệp phát triển châu Phi”...
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác song phương Ấn Độ-châu Phi, đã và đang đạt những kết quả tích cực. Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi đã tăng từ 967 triệu USD năm 1991 lên hơn 20 tỷ USD năm tài chính 2006-2007. Đồng thời, châu Phi đang là khu vực được nhiều nước lớn như Trung Quốc, Mỹ... quan tâm.
Sau hai ngày làm việc và thảo luận, chiều 9/4 , các đại biểu đã thông qua văn kiện Khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - châu Phi, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác là nông nghiệp, giáo dục, khoa học-công nghệ, y tế, an toàn thực phẩm v.v... Hội nghị cũng ra Tuyên bố Delhi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên quan tâm, trong đó có lập trường của hai bên đối với vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, biến đổi khí hậu, chống khủng bố quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhấn mạnh rằng đã đến lúc Ấn Độ và châu Phi cần tạo ra một cơ cấu mới để cùng nhau hợp tác. Ông cũng tuyên bố kế hoạch ưu đãi thuế cho hàng hoá xuất khẩu của 50 nước nghèo vào Ấn Độ, trong đó có 34 nước châu Phi. Thủ tướng Ấn Độ cho biết, trong 5 - 6 năm tới, Ấn Độ sẽ tài trợ cho các dự án trị giá hơn 500 triệu USD tại châu Phi, trong đó ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng các ngành đường sắt, công nghệ thông tin, viễn thông và điện lực.
Trong 5 năm qua, Ấn Độ đã dành cho các quốc gia và các tập đoàn kinh doanh của châu Phi các khoản tín dụng tổng trị giá 2,15 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 5,4 tỷ USD trong 5 năm tới. Trong khi đó, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nam Phi, Ronnie Mamoepa khẳng định với Hãng thông tấn Ấn Độ (PTI) rằng Hội nghị cấp cao New Delhi không chỉ củng cố và nâng cao vị thế của các nước đang phát triển, mà còn tiến tới việc Ấn Độ xoá nợ cho các nước nghèo nhất trên thế giới, trong đó có nhiều nước châu Phi.
Chú trọng “đôi bên cùng có lợi”
Mặc dù đây là lần đầu tiên Ấn Độ tổ chức Hội nghị cấp cao với châu Phi, nhưng Ấn Độ và các nước châu Phi đã có truyền thống buôn bán, giao thương từ lâu đời. Bình luận về Hội nghị cấp cao Ấn Độ-châu Phi, giới phân tích cho rằng đây là động thái chứng tỏ Ấn Độ đang cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc, trong việc tranh thủ các nước châu Phi giàu tài nguyên và có thị trường rộng lớn.
Theo ông Arun Kumar, Giáo sư kinh tế Trường Đại học Jawoharlan Nerhu, ngoài lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục đào tạo, công nghệ... Ấn Độ và châu Phi cũng có tiềm năng hợp tác đáng kể trong các lĩnh vực năng lượng và khai khoáng. Số đông người gốc Ấn Độ đang định cư ở Đông Phi là nhân tố quan trọng có thể giúp tăng cường các mối quan hệ hợp tác song phương giữa Ấn Độ và châu Phi.
Tuy nhiên, trong quan hệ với châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc có những điểm khác nhau. Mạng IPS trích lời một quan chức Ấn Độ : “Nếu Trung Quốc chú trọng dầu lửa và các khoáng sản của châu Phi, thì Ấn Độ chú trọng nhiều hơn đến các quan hệ đối tác kinh tế đôi bên cùng có lợi”.
Chính phủ Ấn Độ ủng hộ các chương trình đào tạo và trao đổi kỹ thuật với phần lớn các nước châu Phi. Hơn 40 năm qua, mỗi năm, Ấn Độ đã đào tạo hơn 1.000 công dân của các nước cận sa mạc Shahara. Hiện có 15 nghìn sinh viên châu Phi đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của Ấn Độ.
Về kim ngạch thương mại với châu Phi, giới phân tích so sánh và cho rằng Ấn Độ cũng chưa thể theo kịp Trung Quốc. Mặc dù kim ngạch buôn bán hai chiều Ấn Độ-châu Phi hàng năm đã tăng 5 lần trong vòng 5 năm qua (từ 5 tỷ USD/năm lên 25 tỷ USD/năm), nhưng con số này cũng chỉ bằng một nửa kim ngạch buôn bán giữa châu Phi và Trung Quốc.