Án phá sản tại Mỹ leo cao kỷ lục
Trong quý 2/2010, tại Mỹ đã có 422.061 hồ sơ xin phá sản, tăng 9% so với quý 1 và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009
Số hồ sơ xin phá sản tại Mỹ đã leo lên mức cao nhất kể từ năm 2005 tới nay, theo số liệu vừa được Chính phủ nước này công bố ngày 17/8. Nguyên nhân được cho là do kinh tế tăng trưởng chậm chạp và tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng.
Cụ thể, theo Văn phòng hành chính của tòa án Mỹ, từ tháng 4 tới tháng 6/2010, đã có 422.061 hồ sơ xin phá sản được đệ trình, tăng 9% từ con số 388.148 hồ sơ trong quý 1 và tăng 11% từ con số 381.073 hồ sơ trong quý cùng kỳ năm 2009.
Trong năm tài khóa kết thúc hôm 30/6, nước Mỹ đã có 1,57 trường hợp phá sản, tăng 20% so với con số 1,31 triệu trong năm trước đó. Số án phá sản của người tiêu dùng tăng 21% lên 1,51 triệu vụ, trong khi số vụ phá sản ở doanh nghiệp tăng 9% lên 59.608 vụ.
Như vậy, số hồ sơ xin phá sản hàng quý đã vượt qua ngưỡng 400.000 lần đầu tiên, kể từ khi mức kỷ lục 667.431 vụ phá sản được ghi nhận trong quý 4/2005, thời điểm Quốc hội Mỹ tiến hành cải tổ luật phá sản liên bang và nâng điều kiện xin phá sản đối với cá nhân và doanh nghiệp.
“Phần lớn nguyên nhân dẫn tới các vụ phá sản phần lớn là do mất việc làm, chăm sóc sức khỏe và khủng hoảng thu hồi nhà”, bà Deborah Thorne, giáo sư xã hội học thuộc trường Đại học Ohio, cho biết. “Tôi không ngạc nhiên, nếu con số đó tăng cao hơn”.
Hôm 10/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của nước này ở mức cao, trong khi tăng trưởng thu nhập không đáng kể, giá nhà đất đang sụt giảm và tình trạng tín dụng bị thắt chặt trong bối cảnh tín dụng ở ngân hàng bị hạn chế, sẽ góp phần kéo lùi tăng trưởng kinh tế.
Trong số các tiểu bang, Nevada có tỷ lệ hồ sơ xin phá sản theo đầu người cao nhất trong năm ngoái, với 11,74 hồ sơ trên 1.000 người, trong khi tỷ lệ ở Alaska là thấp nhất, 1,58 hồ sơ trên 1.000 người.
Trong số các tiểu bang đông dân nhất, California đứng thứ 7 về số hồ sơ phá sản theo đầu người, Texas đứng thứ 48, New York xếp vị trí 41 và Florida đứng thứ 15.
Cụ thể, theo Văn phòng hành chính của tòa án Mỹ, từ tháng 4 tới tháng 6/2010, đã có 422.061 hồ sơ xin phá sản được đệ trình, tăng 9% từ con số 388.148 hồ sơ trong quý 1 và tăng 11% từ con số 381.073 hồ sơ trong quý cùng kỳ năm 2009.
Trong năm tài khóa kết thúc hôm 30/6, nước Mỹ đã có 1,57 trường hợp phá sản, tăng 20% so với con số 1,31 triệu trong năm trước đó. Số án phá sản của người tiêu dùng tăng 21% lên 1,51 triệu vụ, trong khi số vụ phá sản ở doanh nghiệp tăng 9% lên 59.608 vụ.
Như vậy, số hồ sơ xin phá sản hàng quý đã vượt qua ngưỡng 400.000 lần đầu tiên, kể từ khi mức kỷ lục 667.431 vụ phá sản được ghi nhận trong quý 4/2005, thời điểm Quốc hội Mỹ tiến hành cải tổ luật phá sản liên bang và nâng điều kiện xin phá sản đối với cá nhân và doanh nghiệp.
“Phần lớn nguyên nhân dẫn tới các vụ phá sản phần lớn là do mất việc làm, chăm sóc sức khỏe và khủng hoảng thu hồi nhà”, bà Deborah Thorne, giáo sư xã hội học thuộc trường Đại học Ohio, cho biết. “Tôi không ngạc nhiên, nếu con số đó tăng cao hơn”.
Hôm 10/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của nước này ở mức cao, trong khi tăng trưởng thu nhập không đáng kể, giá nhà đất đang sụt giảm và tình trạng tín dụng bị thắt chặt trong bối cảnh tín dụng ở ngân hàng bị hạn chế, sẽ góp phần kéo lùi tăng trưởng kinh tế.
Trong số các tiểu bang, Nevada có tỷ lệ hồ sơ xin phá sản theo đầu người cao nhất trong năm ngoái, với 11,74 hồ sơ trên 1.000 người, trong khi tỷ lệ ở Alaska là thấp nhất, 1,58 hồ sơ trên 1.000 người.
Trong số các tiểu bang đông dân nhất, California đứng thứ 7 về số hồ sơ phá sản theo đầu người, Texas đứng thứ 48, New York xếp vị trí 41 và Florida đứng thứ 15.