Anh em tỷ phú Ấn Độ đưa nhau ra tòa
Tranh chấp giữa cặp anh em giàu có nhà Ambani của Ấn Độ đã gây ra không ít phiền toái cho nền kinh tế nước này
Cặp anh em tỷ phú nổi tiếng của Ấn Độ Mukesh Ambani và Anil Ambani dự kiến sẽ ra trước tòa án tối cao của nước này vào ngày 20/10 tới để giải quyết tranh chấp xung quanh một dự án khí đốt khổng lồ có trị giá lên tới hàng chục tỷ USD.
Thời gian qua, tranh chấp giữa cặp anh em giàu có nhà Ambani đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận Ấn Độ và gây ra không ít phiền toái cho nền kinh tế nước này.
Theo xếp hạng của tạp chí Forbes (Mỹ), Anil Ambani hiện là người giàu thứ 34 thế giới với tài sản 9,8 tỷ USD, trong khi người anh trai Mukesh Ambani đứng thứ 7 trong xếp hạng này với tài sản 19,6 tỷ USD. Trận chiến gia đình đã nổ ra sau khi Anil và Mukesh không nhất trí được với nhau về giá của khí đốt khai thác từ mỏ khí có trữ lượng được biết lớn nhất Ấn Độ, mỏ Krishna Godavari nằm ở khu vực bờ biển phía Đông của nước này. Theo ước tính của các chuyên gia, việc khai thác mỏ khí này có thể làm cho sản lượng khí đốt hiện nay của Ấn Độ tăng gấp đôi.
Vào năm 2005, cha của cặp anh em tỷ phú Mukesh và Anil là nhà công nghiệp Dhirubhai Ambani qua đời mà không để lại di nguyện nào. Dưới sự sắp xếp của người mẹ, nhà Ambani đã đi tới một thỏa thuận, trong đó, công ty của Mukesh là Reliance Industries sẽ bán lại cho công ty của Anil là Reliance Natural Resources ít nhất 1/3 sản lượng dự kiến của mỏ khí Krishna. Mức giá trong thỏa thuận khi đó thấp hơn nhiều so với giá khí đốt hiện nay trên thị trường.
Hiện nay, cả Reliance Industries và các quan chức Chính phủ Ấn Độ đều lập luận rằng, thỏa thuận năm 2005 không có giá trị vì Chính phủ không bao giờ phê chuẩn mức giá thấp hơn giá thị trường. Anil thì "phản pháo" bằng cách cho rằng công ty của anh trai - với sự hỗ trợ của Bộ Dầu lửa Ấn Độ, cơ quan nằm dưới sự lãnh đạo của một người bạn cũ của cha thân sinh ra anh em họ - đang tìm cách phá hợp đồng. Cả Mukesh và Anil đều ra sức phàn nàn rằng, trận chiến pháp lý này đang khiến tập đoàn của họ không thể bán nổi khí đốt và xây thêm các nhà máy điện mới.
Tháng 6 vừa qua, Tòa án Cấp cao Bombay đã ngừng xét xử vụ tranh chấp này giữa hai anh em tỷ phú. Thay vào đó, phán quyết sẽ được đưa ra tại Tòa án Tối cao Ấn Độ. Nếu người anh Mukesh thắng trong vụ này, tập đoàn của ông có thể sẽ thu được 11,5 tỷ USD tiền lãi từ số khí đốt bán cho tập đoàn của người em trai. Tuy nhiên, nếu Anil thắng, số lãi khổng lồ trên sẽ ngay lập tức biến thành khoản lỗ 5,4 tỷ USD.
Đối với Anil, cái giá phải trả nếu thua lỗ trong vụ này thậm chí còn cao hơn. Các nhà phân tích và chính bản thân Anil đều cho biết, tương lai của Reliance Natural Resources phụ thuộc vào kết quả vụ kiện này. Tháng 7 vừa qua, Anil tuyên bố với các cổ đông rằng, hợp đồng cung cấp khí đốt là "tài sản chính của công ty chúng ta và đóng góp phần lớn giá trị của công ty".
Nhà phân tích Deepak Pareek thuộc công ty môi giới chứng khoán Angel Broking ước tính, giá cổ phiếu của Reliance Natural Resources có thể sụt giảm 76% nếu Anil thua kiện.
Ban đầu, vụ tranh chấp này diễn ra trong im lặng, nhưng sau đó, chính áp lực thua kiện đã buộc Anil phải lên tiếng. Tỷ phú này đã gây chấn động trong dư luận khi mua cả tuần quảng cáo trang nhất của một loạt tờ báo lớn để chỉ trích Chính phủ Ấn Độ cho phép anh trai ông kiếm những khoản lợi nhuận phi thường. "Reliance Industries đã áp dụng mọi xảo thuật có trong và ngoài sách vở để đi vượt ra khỏi những nghĩa vụ pháp lý và điều khoản hợp đồng", Anil phát biểu trước các cổ đông vào tháng 7 vừa qua.
Không chỉ dừng ở đó, các tài liệu mà công ty của Anil tại tòa án còn buộc tội một quan chức cao cấp của ngành năng lượng Ấn Độ là V. K. Sibal là đã nhận những "đặc ân" từ Reliance Industries, bao gồm căn hộ và các thiết bị gia dụng dành cho các con gái của ông này. Các con gái của Sibal bị nghi ngờ là đã sống trong những căn nhà sang trọng thuộc sở hữu công ty của Mukesh nhiều tháng trời khi Sibal quyết định phê chuẩn các quy định mới về chi tiêu vốn giúp làm tăng lợi nhuận của Reliance Industries.
Hiện Sibal vẫn đang bị các nhà chức trách Ấn Độ điều tra, nhưng phủ nhận những lời buộc tội trên từ Anil Ambani. Reliance Industries và Chính phủ Ấn Độ cũng kiên quyết phủ nhận những lời buộc tội khác từ phía Anil.
Trận chiến của anh em nhà Ambani không chỉ là vấn đề gia đình, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới Chính phủ Ấn Độ và nền kinh tế nước này.
Một số nhà hoạch định chính sách cho rằng, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, vụ tranh chấp này khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngại vào Ấn Độ giữa lúc quốc gia gồm 1,2 tỷ dân và đang thiếu năng lượng này vô cùng cần tới vốn đầu tư để khai thác các mỏ dầu và khí đốt. Tuần trước, Chính phủ Ấn Độ mời thầu 70 mỏ khí đốt, nhưng chỉ có 36 mỏ khí được bỏ thầu.
Vụ tranh chấp này cũng thể hiện một số hạn chế của Chính phủ Ấn Độ trong việc quản lý lĩnh vực năng lượng, đồng thời đặt Chính phủ nước này vào "thế bí" - vừa phải cân bằng giữa việc duy trì quyền kiểm soát nguồn tài nguyên khí đốt quý giá vì lợi ích quốc gia, vừa phải tỏ ra công tâm và không làm ảnh hưởng tới tính bất khả xâm phạm của một hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực tư nhân.
Tại Ấn Độ, ngành công nghiệp khí đốt, bao gồm mọi công đoạn từ thăm dò tới hệ thống ống dẫn - đều nằm dưới sự kiểm soát của một vài tập đoàn thuộc sở hữu hoặc của Chính phủ, hoặc của nhà Ambani. Ngoài việc sở hữu các công ty năng lượng, thông qua Bộ Dầu lửa, Chính phủ Ấn Độ đưa ra các chính sách và thiết lập giá để các nhà sản xuất mua bán dầu và khí đốt. Nhiều người cho rằng, sự tập trung quyền lực như vậy kết hợp với sự thiếu minh bạch có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
(Theo AP)
Thời gian qua, tranh chấp giữa cặp anh em giàu có nhà Ambani đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận Ấn Độ và gây ra không ít phiền toái cho nền kinh tế nước này.
Theo xếp hạng của tạp chí Forbes (Mỹ), Anil Ambani hiện là người giàu thứ 34 thế giới với tài sản 9,8 tỷ USD, trong khi người anh trai Mukesh Ambani đứng thứ 7 trong xếp hạng này với tài sản 19,6 tỷ USD. Trận chiến gia đình đã nổ ra sau khi Anil và Mukesh không nhất trí được với nhau về giá của khí đốt khai thác từ mỏ khí có trữ lượng được biết lớn nhất Ấn Độ, mỏ Krishna Godavari nằm ở khu vực bờ biển phía Đông của nước này. Theo ước tính của các chuyên gia, việc khai thác mỏ khí này có thể làm cho sản lượng khí đốt hiện nay của Ấn Độ tăng gấp đôi.
Vào năm 2005, cha của cặp anh em tỷ phú Mukesh và Anil là nhà công nghiệp Dhirubhai Ambani qua đời mà không để lại di nguyện nào. Dưới sự sắp xếp của người mẹ, nhà Ambani đã đi tới một thỏa thuận, trong đó, công ty của Mukesh là Reliance Industries sẽ bán lại cho công ty của Anil là Reliance Natural Resources ít nhất 1/3 sản lượng dự kiến của mỏ khí Krishna. Mức giá trong thỏa thuận khi đó thấp hơn nhiều so với giá khí đốt hiện nay trên thị trường.
Hiện nay, cả Reliance Industries và các quan chức Chính phủ Ấn Độ đều lập luận rằng, thỏa thuận năm 2005 không có giá trị vì Chính phủ không bao giờ phê chuẩn mức giá thấp hơn giá thị trường. Anil thì "phản pháo" bằng cách cho rằng công ty của anh trai - với sự hỗ trợ của Bộ Dầu lửa Ấn Độ, cơ quan nằm dưới sự lãnh đạo của một người bạn cũ của cha thân sinh ra anh em họ - đang tìm cách phá hợp đồng. Cả Mukesh và Anil đều ra sức phàn nàn rằng, trận chiến pháp lý này đang khiến tập đoàn của họ không thể bán nổi khí đốt và xây thêm các nhà máy điện mới.
Tháng 6 vừa qua, Tòa án Cấp cao Bombay đã ngừng xét xử vụ tranh chấp này giữa hai anh em tỷ phú. Thay vào đó, phán quyết sẽ được đưa ra tại Tòa án Tối cao Ấn Độ. Nếu người anh Mukesh thắng trong vụ này, tập đoàn của ông có thể sẽ thu được 11,5 tỷ USD tiền lãi từ số khí đốt bán cho tập đoàn của người em trai. Tuy nhiên, nếu Anil thắng, số lãi khổng lồ trên sẽ ngay lập tức biến thành khoản lỗ 5,4 tỷ USD.
Đối với Anil, cái giá phải trả nếu thua lỗ trong vụ này thậm chí còn cao hơn. Các nhà phân tích và chính bản thân Anil đều cho biết, tương lai của Reliance Natural Resources phụ thuộc vào kết quả vụ kiện này. Tháng 7 vừa qua, Anil tuyên bố với các cổ đông rằng, hợp đồng cung cấp khí đốt là "tài sản chính của công ty chúng ta và đóng góp phần lớn giá trị của công ty".
Nhà phân tích Deepak Pareek thuộc công ty môi giới chứng khoán Angel Broking ước tính, giá cổ phiếu của Reliance Natural Resources có thể sụt giảm 76% nếu Anil thua kiện.
Ban đầu, vụ tranh chấp này diễn ra trong im lặng, nhưng sau đó, chính áp lực thua kiện đã buộc Anil phải lên tiếng. Tỷ phú này đã gây chấn động trong dư luận khi mua cả tuần quảng cáo trang nhất của một loạt tờ báo lớn để chỉ trích Chính phủ Ấn Độ cho phép anh trai ông kiếm những khoản lợi nhuận phi thường. "Reliance Industries đã áp dụng mọi xảo thuật có trong và ngoài sách vở để đi vượt ra khỏi những nghĩa vụ pháp lý và điều khoản hợp đồng", Anil phát biểu trước các cổ đông vào tháng 7 vừa qua.
Không chỉ dừng ở đó, các tài liệu mà công ty của Anil tại tòa án còn buộc tội một quan chức cao cấp của ngành năng lượng Ấn Độ là V. K. Sibal là đã nhận những "đặc ân" từ Reliance Industries, bao gồm căn hộ và các thiết bị gia dụng dành cho các con gái của ông này. Các con gái của Sibal bị nghi ngờ là đã sống trong những căn nhà sang trọng thuộc sở hữu công ty của Mukesh nhiều tháng trời khi Sibal quyết định phê chuẩn các quy định mới về chi tiêu vốn giúp làm tăng lợi nhuận của Reliance Industries.
Hiện Sibal vẫn đang bị các nhà chức trách Ấn Độ điều tra, nhưng phủ nhận những lời buộc tội trên từ Anil Ambani. Reliance Industries và Chính phủ Ấn Độ cũng kiên quyết phủ nhận những lời buộc tội khác từ phía Anil.
Trận chiến của anh em nhà Ambani không chỉ là vấn đề gia đình, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới Chính phủ Ấn Độ và nền kinh tế nước này.
Một số nhà hoạch định chính sách cho rằng, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, vụ tranh chấp này khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngại vào Ấn Độ giữa lúc quốc gia gồm 1,2 tỷ dân và đang thiếu năng lượng này vô cùng cần tới vốn đầu tư để khai thác các mỏ dầu và khí đốt. Tuần trước, Chính phủ Ấn Độ mời thầu 70 mỏ khí đốt, nhưng chỉ có 36 mỏ khí được bỏ thầu.
Vụ tranh chấp này cũng thể hiện một số hạn chế của Chính phủ Ấn Độ trong việc quản lý lĩnh vực năng lượng, đồng thời đặt Chính phủ nước này vào "thế bí" - vừa phải cân bằng giữa việc duy trì quyền kiểm soát nguồn tài nguyên khí đốt quý giá vì lợi ích quốc gia, vừa phải tỏ ra công tâm và không làm ảnh hưởng tới tính bất khả xâm phạm của một hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực tư nhân.
Tại Ấn Độ, ngành công nghiệp khí đốt, bao gồm mọi công đoạn từ thăm dò tới hệ thống ống dẫn - đều nằm dưới sự kiểm soát của một vài tập đoàn thuộc sở hữu hoặc của Chính phủ, hoặc của nhà Ambani. Ngoài việc sở hữu các công ty năng lượng, thông qua Bộ Dầu lửa, Chính phủ Ấn Độ đưa ra các chính sách và thiết lập giá để các nhà sản xuất mua bán dầu và khí đốt. Nhiều người cho rằng, sự tập trung quyền lực như vậy kết hợp với sự thiếu minh bạch có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.
(Theo AP)