Apple soán ngôi công ty uy tín nhất nước Mỹ
Thành công rực rỡ của các sản phẩm iPhone và iPad góp phần đưa Apple vượt qua Google trở thành công ty uy tín nhất nước Mỹ
Thành công rực rỡ của các sản phẩm iPhone và iPad, cùng tình cảm của người tiêu dùng đối với huyền thoại công nghệ Steve Jobs, đưa Apple vượt qua Google trở thành công ty uy tín nhất ở nước Mỹ.
Hãng tin Bloomberg cho biết, năm nay là năm đầu tiên trong lịch sử 13 năm cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng Mỹ do hãng nghiên cứu Harris Interactive thực hiện, Apple vươn lên vị trí dẫn đầu. Điểm số mà Apple giành được cũng là mức điểm cao kỷ lục mà một công ty đạt được trong cuộc thăm dò của Harris. Các chuyên gia của Harris cho biết, sự tỏa sáng của Apple trong con mắt người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra bất chấp sự suy giảm uy tín của làng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt ở lĩnh vực tài chính.
Kết quả thăm dò cho thấy, chỉ có khoảng 20% người tiêu dùng Mỹ có cái nhìn tích cực về các doanh nghiệp. Cũng chỉ có một vài công ty nhận được thiện cảm gia tăng của công chúng, trong đó có Apple, Toyota, BP và General Motors (GM). Còn lại, phần lớn trong số 60 công ty được thăm dò có điểm số đi xuống.
Trong số những doanh nghiệp suy giảm uy tín mạnh nhất, phải kể tới những ngân hàng lớn nhất của Mỹ, như Bank of America, Goldman Sachs và JPMorgan Chase. Sự tụt dốc về uy tín này là điều dễ hiểu, khi mà phong trào “Chiếm Phố Wall” phản đối sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ đã diễn ra mạnh mẽ trong năm 2011. Có tới 75% người tiêu dùng được hỏi cho rằng, ngành ngân hàng đang là “một vấn đề” của nền kinh tế Mỹ.
Hãng dược phẩm và thiết bị y tế Johnson & Johnson tụt hạng từ vị trí số 2 xuống vị trí số 7, đánh dấu lần đầu tiên hãng này không nằm trong số 2 công ty uy tín nhất ở Mỹ. Các vụ thu hồi sản phẩm liên tiếp xảy ra trong 3 năm qua đang ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của công ty này.
Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett cũng rớt hạng xuống 24 từ vị trí số 4 trong năm 2010. Uy tín của Hathaway bị tác động xấu sau khi một sếp của tập đoàn này từ chức hồi tháng 3/2011 và bị Buffett cáo buộc vi phạm các quy định về giao dịch nội gián.
Ngoài Apple và công cụ tìm kiếm Google lần lượt chiếm 2 vị trí đầu bảng, trong top 5 của xếp hạng còn có hãng đồ uống Coca-Cola, công ty thương mại điện tử Amazon.com, và hãng thực phẩm Kraft Foods. Các công ty còn lại trong top 10 bao gồm hãng giải trí Walt Disney, Johnson & Johnson, hãng thực phẩm Whole Foods, “đại gia” phần mềm Microsoft, và chuyển phát nhanh UPS.
Apple được người tiêu dùng Mỹ cho điểm số cao nhất đối với 4/6 tiêu chí đánh giá, bao gồm tầm nhìn và năng lực lãnh đạo, sản phẩm và dịch vụ, tình hình tài chính, và môi trường làm việc. Ngoài ra, giới phân tích cho rằng, thiện cảm đặc biệt của công chúng đối với Steve Jobs - người có công lớn đưa Apple trở lại ngoạn mục từ bờ vực phá sản, từ trần hôm 5/10 - cũng đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng uy tín của hãng.
Giá cổ phiếu của Apple trong phiên giao dịch ngày 13/2 tại Mỹ đã lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 500 USD/cổ phiếu. Với mức giá cổ phiếu này, Apple hiện đạt mức giá trị vốn hóa thị trường 456 tỷ USD, cao hơn bất kỳ một công ty đại chúng nào trên thế giới, vượt xa hãng dầu lửa Exxon Mobil, đồng thời lớn hơn giá trị vốn hóa của cả Microsoft và Google cộng lại.
Hãng tin Bloomberg cho biết, năm nay là năm đầu tiên trong lịch sử 13 năm cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng Mỹ do hãng nghiên cứu Harris Interactive thực hiện, Apple vươn lên vị trí dẫn đầu. Điểm số mà Apple giành được cũng là mức điểm cao kỷ lục mà một công ty đạt được trong cuộc thăm dò của Harris. Các chuyên gia của Harris cho biết, sự tỏa sáng của Apple trong con mắt người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra bất chấp sự suy giảm uy tín của làng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt ở lĩnh vực tài chính.
Kết quả thăm dò cho thấy, chỉ có khoảng 20% người tiêu dùng Mỹ có cái nhìn tích cực về các doanh nghiệp. Cũng chỉ có một vài công ty nhận được thiện cảm gia tăng của công chúng, trong đó có Apple, Toyota, BP và General Motors (GM). Còn lại, phần lớn trong số 60 công ty được thăm dò có điểm số đi xuống.
Trong số những doanh nghiệp suy giảm uy tín mạnh nhất, phải kể tới những ngân hàng lớn nhất của Mỹ, như Bank of America, Goldman Sachs và JPMorgan Chase. Sự tụt dốc về uy tín này là điều dễ hiểu, khi mà phong trào “Chiếm Phố Wall” phản đối sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ đã diễn ra mạnh mẽ trong năm 2011. Có tới 75% người tiêu dùng được hỏi cho rằng, ngành ngân hàng đang là “một vấn đề” của nền kinh tế Mỹ.
Hãng dược phẩm và thiết bị y tế Johnson & Johnson tụt hạng từ vị trí số 2 xuống vị trí số 7, đánh dấu lần đầu tiên hãng này không nằm trong số 2 công ty uy tín nhất ở Mỹ. Các vụ thu hồi sản phẩm liên tiếp xảy ra trong 3 năm qua đang ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của công ty này.
Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett cũng rớt hạng xuống 24 từ vị trí số 4 trong năm 2010. Uy tín của Hathaway bị tác động xấu sau khi một sếp của tập đoàn này từ chức hồi tháng 3/2011 và bị Buffett cáo buộc vi phạm các quy định về giao dịch nội gián.
Ngoài Apple và công cụ tìm kiếm Google lần lượt chiếm 2 vị trí đầu bảng, trong top 5 của xếp hạng còn có hãng đồ uống Coca-Cola, công ty thương mại điện tử Amazon.com, và hãng thực phẩm Kraft Foods. Các công ty còn lại trong top 10 bao gồm hãng giải trí Walt Disney, Johnson & Johnson, hãng thực phẩm Whole Foods, “đại gia” phần mềm Microsoft, và chuyển phát nhanh UPS.
Apple được người tiêu dùng Mỹ cho điểm số cao nhất đối với 4/6 tiêu chí đánh giá, bao gồm tầm nhìn và năng lực lãnh đạo, sản phẩm và dịch vụ, tình hình tài chính, và môi trường làm việc. Ngoài ra, giới phân tích cho rằng, thiện cảm đặc biệt của công chúng đối với Steve Jobs - người có công lớn đưa Apple trở lại ngoạn mục từ bờ vực phá sản, từ trần hôm 5/10 - cũng đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng uy tín của hãng.
Giá cổ phiếu của Apple trong phiên giao dịch ngày 13/2 tại Mỹ đã lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 500 USD/cổ phiếu. Với mức giá cổ phiếu này, Apple hiện đạt mức giá trị vốn hóa thị trường 456 tỷ USD, cao hơn bất kỳ một công ty đại chúng nào trên thế giới, vượt xa hãng dầu lửa Exxon Mobil, đồng thời lớn hơn giá trị vốn hóa của cả Microsoft và Google cộng lại.