ASEAN, một cộng đồng đùm bọc và chia sẻ
Chủ đề Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 40 vừa khai mạc tại Philippines là "Một cộng đồng đùm bọc và chia sẻ"
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà G.Aroyo Tổng thống Philippines nêu bật tầm quan trọng của chủ đề Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 40 là "Một cộng đồng đùm bọc và chia sẻ", được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 thông qua tại Cebu, Philippines tháng 1/2007.
Tăng cường hợp tác khu vực hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, những vấn đề trong quan hệ giữa ASEAN với các bên đối thoại và một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm là 3 nội dung chính được đại diện 10 quốc gia thành viên ASEAN thảo luận tại AMM lần thứ 40 cùng các hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng và Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 14 (ARF 14) diễn ra từ 29/7 – 2/8 tại Manila, Philippines.
Sau phiên khai mạc các bộ trưởng đã tập trung thảo luận những vấn đề cụ thể bao gồm: bản dự thảo Hiến chương ASEAN; vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thông qua Kế hoạch hành động về Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ); vấn đề chống khủng bố, xử lý thảm họa.
Hội nghị đánh giá cao kết quả hoạt động của Nhóm Đặc trách cao cấp (HLTF) về soạn thảo Hiến chương ASEAN, trao đổi và cho ý kiến chỉ đạo để Nhóm HLTF tiếp tục hoàn tất dự thảo Hiến chương, kịp trình Hội nghị cấp cao ASEAN-13 tháng 11/2007 xem xét ký kết. Hiến chương ASEAN sẽ tạo khuôn khổ thể chế và pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Hội nghị AMM-40 cũng bàn biện pháp đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các bên đối thoại, cũng như định hướng phát triển và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng.
Tại Hội nghị này, các bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã tán thành việc đề cử cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan ông Surin Pitsuwan làm Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 12 trong thời gian 5 năm (2008 - 2012) thay ông Ong Keng Yong (Singapore) sẽ kết thúc nhiệm kỳ cuối năm nay.
Phát biểu ý kiến sau khi được đề cử, ông Surin Pitsuwan cho rằng trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, Cộng đồng ASEAN sau 40 năm phát triển, với 10 nước thành viên và số dân là 535 triệu người, sẽ khó thành công nếu thiếu những mối quan hệ mang tính xây dựng trong thương mại quốc tế, đầu tư và các lĩnh vực phát triển kinh tế khác.
Chính vì vậy, tại Hội nghị AMM-40 này, mục tiêu lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, sớm hơn 5 năm so với dự kiến là năm 2020, cũng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước thành viên.
Hiện nay ASEAN đã soạn thảo Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cùng Lịch trình và các biện pháp cụ thể để thực hiện tại từng lĩnh vực được khuyến nghị từ nay đến năm 2015 (dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tháng 11/2007) nhằm tạo dựng ASEAN theo 4 mục tiêu: thị trường chung và cơ sở sản xuất gắn kết của khu vực; khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao; khu vực kinh tế phát triển đồng đều, qua việc hợp tác, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển; và khu vực kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Đồng thời với mục tiêu tăng cường liên kết, hội nhập kinh tế nội khối, việc hình thành các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế ASEAN cũng được các nước thành viên hết sức chú trọng.
Phát biểu tại AMM-40, ông Javier Solana, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và ngoại giao chung của Liên minh châu Âu khẳng định, châu Á có vai trò quan trọng đối với châu Âu, và ngược lại, châu Âu cũng có ý nghĩa nhất định đối với châu Á.
Cùng nhau, EU và ASEAN đại diện cho hai khu vực, 37 nước và hơn một tỉ người. Tại châu Âu, châu Á luôn có một đối tác cùng tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng hay tội phạm có tổ chức.
Châu Á cũng luôn có châu Âu là đối tác kinh tế thương mại và trong các vấn đề phát triển. Chỉ có sát cánh bên nhau chúng ta mới có thể đối phó với các thách thức của tương lai.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia vào Hội nghị lần này do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng dẫn đầu. Tại Hội nghị lần này, Việt Nam hy vọng sẽ góp phần nhằm đưa ra các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên ASEAN và hỗ trợ các thành viên mới.
Trong đó bao gồm cả sáng kiến thành lập một quỹ hỗ trợ nhằm thực hiện công việc này.
Tăng cường hợp tác khu vực hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, những vấn đề trong quan hệ giữa ASEAN với các bên đối thoại và một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm là 3 nội dung chính được đại diện 10 quốc gia thành viên ASEAN thảo luận tại AMM lần thứ 40 cùng các hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng và Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 14 (ARF 14) diễn ra từ 29/7 – 2/8 tại Manila, Philippines.
Sau phiên khai mạc các bộ trưởng đã tập trung thảo luận những vấn đề cụ thể bao gồm: bản dự thảo Hiến chương ASEAN; vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thông qua Kế hoạch hành động về Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ); vấn đề chống khủng bố, xử lý thảm họa.
Hội nghị đánh giá cao kết quả hoạt động của Nhóm Đặc trách cao cấp (HLTF) về soạn thảo Hiến chương ASEAN, trao đổi và cho ý kiến chỉ đạo để Nhóm HLTF tiếp tục hoàn tất dự thảo Hiến chương, kịp trình Hội nghị cấp cao ASEAN-13 tháng 11/2007 xem xét ký kết. Hiến chương ASEAN sẽ tạo khuôn khổ thể chế và pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Hội nghị AMM-40 cũng bàn biện pháp đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các bên đối thoại, cũng như định hướng phát triển và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng.
Tại Hội nghị này, các bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã tán thành việc đề cử cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan ông Surin Pitsuwan làm Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 12 trong thời gian 5 năm (2008 - 2012) thay ông Ong Keng Yong (Singapore) sẽ kết thúc nhiệm kỳ cuối năm nay.
Phát biểu ý kiến sau khi được đề cử, ông Surin Pitsuwan cho rằng trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, Cộng đồng ASEAN sau 40 năm phát triển, với 10 nước thành viên và số dân là 535 triệu người, sẽ khó thành công nếu thiếu những mối quan hệ mang tính xây dựng trong thương mại quốc tế, đầu tư và các lĩnh vực phát triển kinh tế khác.
Chính vì vậy, tại Hội nghị AMM-40 này, mục tiêu lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, sớm hơn 5 năm so với dự kiến là năm 2020, cũng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước thành viên.
Hiện nay ASEAN đã soạn thảo Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cùng Lịch trình và các biện pháp cụ thể để thực hiện tại từng lĩnh vực được khuyến nghị từ nay đến năm 2015 (dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tháng 11/2007) nhằm tạo dựng ASEAN theo 4 mục tiêu: thị trường chung và cơ sở sản xuất gắn kết của khu vực; khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao; khu vực kinh tế phát triển đồng đều, qua việc hợp tác, hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển; và khu vực kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Đồng thời với mục tiêu tăng cường liên kết, hội nhập kinh tế nội khối, việc hình thành các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế ASEAN cũng được các nước thành viên hết sức chú trọng.
Phát biểu tại AMM-40, ông Javier Solana, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và ngoại giao chung của Liên minh châu Âu khẳng định, châu Á có vai trò quan trọng đối với châu Âu, và ngược lại, châu Âu cũng có ý nghĩa nhất định đối với châu Á.
Cùng nhau, EU và ASEAN đại diện cho hai khu vực, 37 nước và hơn một tỉ người. Tại châu Âu, châu Á luôn có một đối tác cùng tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng hay tội phạm có tổ chức.
Châu Á cũng luôn có châu Âu là đối tác kinh tế thương mại và trong các vấn đề phát triển. Chỉ có sát cánh bên nhau chúng ta mới có thể đối phó với các thách thức của tương lai.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia vào Hội nghị lần này do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng dẫn đầu. Tại Hội nghị lần này, Việt Nam hy vọng sẽ góp phần nhằm đưa ra các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên ASEAN và hỗ trợ các thành viên mới.
Trong đó bao gồm cả sáng kiến thành lập một quỹ hỗ trợ nhằm thực hiện công việc này.