Ba điểm kém và ba việc cần
Khuyến nghị của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard về những việc các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam nên làm ngay
Giữa tháng 1/2008, nhóm nghiên cứu kinh tế thuộc chương trình châu Á của Đại học Harvard đã chuyển bản báo cáo chính sách số 1 cho Chính phủ Việt Nam.
Bản báo cáo này đã được giới chuyên môn và các nhà hoạch định chính sách đánh giá cao vì cách tiếp cận thẳng thắn về kinh tế Việt Nam. Và mới đây, nhóm nghiên cứu trên đã đưa ra bản báo cáo số 2, có nhan đề "Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách", với những nhận xét mạnh mẽ hơn từ những phân tích chuyên sâu.
Trong báo cáo số 2, nhóm nghiên cứu cho rằng những phản ứng chính sách của Chính phủ trước tình trạng nền kinh tế đang ngày xấu đi vẫn thiếu hiệu lực, thậm chí trong một số trường hợp còn phản tác dụng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, giải quyết những khuyết tật có tính cấu trúc của nền kinh tế và đưa ra bản kế hoạch 10 điểm nhằm ổn định và điều chỉnh nền kinh tế.
Ba điểm kém hiệu quả
Các chuyên gia Harvard đã đặc biệt nhấn mạnh đến 3 nguyên nhân sâu xa làm cho hệ thống tài chính Việt Nam dễ bị tổn thương.
Đầu tiên là việc Việt Nam đã quá dễ dãi đối với việc mở ngân hàng mới. Thứ hai là Việt Nam sai lầm trong việc cho phép các tổ chức phi tài chính thành lập ngân hàng. Thứ ba, trong khi cho phép các ngân hàng, công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính phi ngân hàng mọc lên như nấm thì Việt Nam lại thất bại trong việc phát triển hệ thống điều tiết, giám sát và cưỡng chế thực sự có sức mạnh.
Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các nguyên nhân, tính xây dựng cao của báo cáo thể hiện ở chỗ các chuyên gia tập trung vào những biện pháp ngắn và trung hạn thậm chí biện pháp làm ngay tức khắc.
Về những biện pháp ngắn và trung hạn đòi hỏi thời gian để thực hiện và phát huy tác dụng, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 điểm, bao gồm: tái cấu trúc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết WTO để tạo áp lực khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước trở nên có tính cạnh tranh hơn; và thực hiện kiểm toán độc lập đối với tất cả các tập đoàn nhà nước.
Cũng với những biện pháp này nhưng kỳ vọng có tác động ngay, nhóm nghiên cứu đưa ra 4 điểm: hợp nhất ngân sách của Chính phủ, bao gồm tất cả các khoản ngoài ngân sách; tăng cường hệ thống giám sát và báo cáo của hệ thống ngân hàng để chấm dứt những tin đồn thổi về tình trạng phá sản của một số ngân hàng; chấm dứt việc Nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp Nhà nước; tăng cường vai trò của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Ba việc cần làm ngay
Tuy nhiên, trước mắt các chuyên gia cho rằng có ba việc mà các cơ quan làm chính sách nên làm ngay.
Một là, siết chặt chính sách tài khoá. Theo đó, chính sách được đưa ra là xây dựng danh sách các dự án đầu tư công phải cắt giảm căn cứ vào suất sinh lợi kinh tế của chúng. Cắt giảm hay dừng những dự án có suất sinh lời thấp nhất cho đến khi tổng lượng đầu tư cắt giảm đạt mức 1,65 tỷ USD (bằng 2% tổng chi ngân sách dự kiến năm 2008) và nhờ đó giảm thâm hụt ngân sách được 2%.
Chuẩn bị cắt giảm và dừng những dự án khác khi cần thiết. Triển khai chính sách đó nhằm mục tiêu giảm dần thâm hụt ngân sách của Chính phủ tới một mức cẩn trọng theo chuẩn mực quốc tế. Đồng bộ hoá chính sách tài chính và tiền tệ để hạ nhiệt nền kinh tế và qua đó giảm lạm phát.
Mục tiêu tiếp theo là giảm bớt sức ép cho yêu cầu giảm chi thường xuyên trong ngân sách. Cuối cùng là phát đi tín hiệu rõ ràng đối với cộng đồng kinh doanh và công chúng về quyết tâm của Chính phủ trong việc chống lạm phát.
Hai là, tăng dần lãi suất. Việc Ngân hàng Nhà nước huỷ bỏ trần lãi suất huy động và nâng lãi suất cơ bản gần hơn với thực tế của thị trường được đánh giá là một bước đi tích cực. Chính sách áp dụng cho việc tăng lãi suất được các chuyên gia chỉ ra là nâng dần lãi suất cơ bản, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại nâng dần lãi suất huy động, tiến tới lãi suất thực dương.
Đảm bảo lượng thanh khoản cần thiết cho thị trường liên ngân hàng. Có phương án đối phó với khả năng chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là giữa những ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ.
Nhờ chính sách này sẽ đạt được mục tiêu giảm nhẹ khó khăn thanh khoản cho các ngân hàng thương mại bằng cách hút tiền trở lại hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, sẽ góp phần giảm áp lực cho chính sách tỷ giá bằng cách khuyến khích doanh nghiệp và người dân giữ tiền đồng. Đồng thời, kiềm chế lạm phát nhờ khuyến khích tiết kiệm và hạn chế tiêu dùng.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước phải tuyên bố không thành lập mới ngân hàng thương mại trong nước trong vòng 12 tháng nhằm giảm tăng trưởng tín dụng để làm cơ sở cho giảm lạm phát. Chính sách đó cũng giúp ổn định hệ thống ngân hàng, chuẩn bị cho việc sáp nhập và mua lại các ngân hàng yếu kém, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ thống giám sát ngân hàng hiện đang bị quá tải.
Bản báo cáo này đã được giới chuyên môn và các nhà hoạch định chính sách đánh giá cao vì cách tiếp cận thẳng thắn về kinh tế Việt Nam. Và mới đây, nhóm nghiên cứu trên đã đưa ra bản báo cáo số 2, có nhan đề "Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách", với những nhận xét mạnh mẽ hơn từ những phân tích chuyên sâu.
Trong báo cáo số 2, nhóm nghiên cứu cho rằng những phản ứng chính sách của Chính phủ trước tình trạng nền kinh tế đang ngày xấu đi vẫn thiếu hiệu lực, thậm chí trong một số trường hợp còn phản tác dụng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, giải quyết những khuyết tật có tính cấu trúc của nền kinh tế và đưa ra bản kế hoạch 10 điểm nhằm ổn định và điều chỉnh nền kinh tế.
Ba điểm kém hiệu quả
Các chuyên gia Harvard đã đặc biệt nhấn mạnh đến 3 nguyên nhân sâu xa làm cho hệ thống tài chính Việt Nam dễ bị tổn thương.
Đầu tiên là việc Việt Nam đã quá dễ dãi đối với việc mở ngân hàng mới. Thứ hai là Việt Nam sai lầm trong việc cho phép các tổ chức phi tài chính thành lập ngân hàng. Thứ ba, trong khi cho phép các ngân hàng, công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính phi ngân hàng mọc lên như nấm thì Việt Nam lại thất bại trong việc phát triển hệ thống điều tiết, giám sát và cưỡng chế thực sự có sức mạnh.
Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các nguyên nhân, tính xây dựng cao của báo cáo thể hiện ở chỗ các chuyên gia tập trung vào những biện pháp ngắn và trung hạn thậm chí biện pháp làm ngay tức khắc.
Về những biện pháp ngắn và trung hạn đòi hỏi thời gian để thực hiện và phát huy tác dụng, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 điểm, bao gồm: tái cấu trúc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết WTO để tạo áp lực khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước trở nên có tính cạnh tranh hơn; và thực hiện kiểm toán độc lập đối với tất cả các tập đoàn nhà nước.
Cũng với những biện pháp này nhưng kỳ vọng có tác động ngay, nhóm nghiên cứu đưa ra 4 điểm: hợp nhất ngân sách của Chính phủ, bao gồm tất cả các khoản ngoài ngân sách; tăng cường hệ thống giám sát và báo cáo của hệ thống ngân hàng để chấm dứt những tin đồn thổi về tình trạng phá sản của một số ngân hàng; chấm dứt việc Nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp Nhà nước; tăng cường vai trò của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Ba việc cần làm ngay
Tuy nhiên, trước mắt các chuyên gia cho rằng có ba việc mà các cơ quan làm chính sách nên làm ngay.
Một là, siết chặt chính sách tài khoá. Theo đó, chính sách được đưa ra là xây dựng danh sách các dự án đầu tư công phải cắt giảm căn cứ vào suất sinh lợi kinh tế của chúng. Cắt giảm hay dừng những dự án có suất sinh lời thấp nhất cho đến khi tổng lượng đầu tư cắt giảm đạt mức 1,65 tỷ USD (bằng 2% tổng chi ngân sách dự kiến năm 2008) và nhờ đó giảm thâm hụt ngân sách được 2%.
Chuẩn bị cắt giảm và dừng những dự án khác khi cần thiết. Triển khai chính sách đó nhằm mục tiêu giảm dần thâm hụt ngân sách của Chính phủ tới một mức cẩn trọng theo chuẩn mực quốc tế. Đồng bộ hoá chính sách tài chính và tiền tệ để hạ nhiệt nền kinh tế và qua đó giảm lạm phát.
Mục tiêu tiếp theo là giảm bớt sức ép cho yêu cầu giảm chi thường xuyên trong ngân sách. Cuối cùng là phát đi tín hiệu rõ ràng đối với cộng đồng kinh doanh và công chúng về quyết tâm của Chính phủ trong việc chống lạm phát.
Hai là, tăng dần lãi suất. Việc Ngân hàng Nhà nước huỷ bỏ trần lãi suất huy động và nâng lãi suất cơ bản gần hơn với thực tế của thị trường được đánh giá là một bước đi tích cực. Chính sách áp dụng cho việc tăng lãi suất được các chuyên gia chỉ ra là nâng dần lãi suất cơ bản, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại nâng dần lãi suất huy động, tiến tới lãi suất thực dương.
Đảm bảo lượng thanh khoản cần thiết cho thị trường liên ngân hàng. Có phương án đối phó với khả năng chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là giữa những ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ.
Nhờ chính sách này sẽ đạt được mục tiêu giảm nhẹ khó khăn thanh khoản cho các ngân hàng thương mại bằng cách hút tiền trở lại hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, sẽ góp phần giảm áp lực cho chính sách tỷ giá bằng cách khuyến khích doanh nghiệp và người dân giữ tiền đồng. Đồng thời, kiềm chế lạm phát nhờ khuyến khích tiết kiệm và hạn chế tiêu dùng.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước phải tuyên bố không thành lập mới ngân hàng thương mại trong nước trong vòng 12 tháng nhằm giảm tăng trưởng tín dụng để làm cơ sở cho giảm lạm phát. Chính sách đó cũng giúp ổn định hệ thống ngân hàng, chuẩn bị cho việc sáp nhập và mua lại các ngân hàng yếu kém, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ thống giám sát ngân hàng hiện đang bị quá tải.