09:55 24/04/2023

Ba thách thức của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất thông minh ở Việt Nam

Tuấn Sơn

“Có thể thấy rằng, việc phát triển sản xuất thông minh ở Việt Nam không hề đơn giản. Các doanh nghiệp toàn cầu muốn triển khai mô hình này ở Việt Nam phải đối mặt với những thách thức về cơ sở hạ tầng, nhân lực và chi phí”, Tổng giám đốc ABeam Consulting Việt Nam, nhận định...

Chuyển đổi số ngành sản xuất, hướng tới sản xuất thông minh là mục tiêu quan trọng của Việt Nam nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Việc áp dụng sản xuất thông minh làm tăng năng suất, tính linh hoạt của chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng đầu ra. Đây được coi là động lực để Việt Nam phát triển nền kinh tế bền vững, gia tăng năng lực cạnh tranh và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, Việt Nam là thị trường mới nổi. Doanh nghiệp trong nước đã đáp ứng được một phần yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư sản xuất thông minh ở Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Ông Ryohei Oda, Tổng giám đốc ABeam Consulting Việt Nam đã có chia sẻ để làm rõ những khó khăn xung quanh vấn đề này.

Việt Nam nổi lên là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp nước ngoài muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Để xây dựng nhà máy tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì? Họ sẽ phải đối mặt với khó khăn gì khi triển khai sản xuất thông minh tại đây?

Để xây dựng nhà máy thông minh ở Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ nhiều điều kiện. Tôi sẽ nêu ra ba điều kiện chính. Đầu tiên, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh và thực hiện đúng các quy định pháp luật tại địa phương về thuế, môi trường, luật lao động... Thứ hai, doanh nghiệp phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cũng như các giải pháp công nghệ, tự động hóa và Internet băng thông rộng. Thứ ba, doanh nghiệp phải tuyển dụng và đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn cao để hỗ trợ tầm nhìn nhà máy thông minh.

Có thể thấy rằng, việc xây dựng nhà máy thông minh ở Việt Nam không hề đơn giản. Các doanh nghiệp toàn cầu muốn triển khai mô hình này ở Việt Nam phải đối mặt với những thách thức về cơ sở hạ tầng, nhân lực và chi phí. Do Việt Nam là một thị trường mới nổi, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là kết nối Internet tốc độ cao. Nhân lực trong nước cũng chưa có đủ kỹ năng về công nghệ và kỹ thuật. Hơn nữa, chi phí ban đầu khá cao cũng làm giảm sự hấp dẫn của dự án.

Tuy nhiên, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm thúc đẩy mục tiêu biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất thông minh. Một trong những chính sách quan trọng là "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" đã mang lại nhiều cơ hội cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ba thách thức của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất thông minh ở Việt Nam - Ảnh 1

Với vai trò là một đơn vị tư vấn toàn cầu, ABeam Consulting đang giúp các doanh nghiệp quốc tế giải quyết khó khăn của họ như thế nào?

ABeam Consulting đã giúp một số doanh nghiệp thực hiện lộ trình năm bước để xây dựng nhà máy thông minh. Bước đầu tiên là “Dự án không giấy tờ”, trong đó chúng tôi sẽ phân tích tài liệu hiện có của doanh nghiệp, đưa ra giải pháp số hóa và tự động hóa tài liệu và quy trình phê duyệt, sử dụng chữ ký số thay cho chữ ký tay và quản lý tài liệu. Một ví dụ là áp dụng giải pháp RPA (robotic process automation) để tự động hóa quy trình tạo và cập nhật kế hoạch sản xuất.

Bước thứ hai là sắp xếp lại nhà xưởng hoặc nhà kho bằng công nghệ như Digital Twin, mô phỏng cách bố trí tối ưu nhất cho nhà máy thông minh.

Bước thứ ba là đánh giá hiện trạng nhà máy và lập lộ trình cụ thể để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu nhà máy thông minh.

Bước thứ tư là xây dựng hệ thống quản lý dựa trên dữ liệu (Data-driven Factory), có khả năng tổng hợp, phân tích và tìm mẫu dữ liệu để điều chỉnh hoạt động của nhà máy, giảm lỗi sản xuất, tăng năng suất… Hệ thống sẽ tự động thay đổi theo mẫu và ngưỡng dữ liệu được thiết lập sẵn. Chúng tôi cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp nếu chưa có nền tảng quản lý dữ liệu.

Bước cuối cùng là lắp đặt cảm biến IoT để thu thập dữ liệu bổ sung cho nhà máy thông minh, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.

Ba thách thức của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất thông minh ở Việt Nam - Ảnh 2

Trong năm nay, Nhật Bản và Việt Nam sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao song phương. ABeam Consulting dự định đóng góp gì cho các nhà đầu tư Nhật Bản đang có kế hoạch mở rộng sản xuất thông minh tại Việt Nam?

Hiện nay, có một số doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản tại Việt Nam muốn triển khai nền tảng IoT, giải pháp giám sát bằng AI, quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE - Overall equipment effectiveness ), truy xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp Việt Nam. ABeam Consulting sẽ đóng vai trò cầu nối, giúp họ đánh giá hiện trạng nhà máy và hoạch định mô hình nhà máy tương lai. Mặt khác, chúng tôi luôn tìm kiếm đối tác để hiện thực hóa nhà máy thông minh cho khách hàng của mình.

Liệu ông có thể chia sẻ những kế hoạch thú vị mà ABeam Consulting sẽ triển khai thời gian thời gian tới được không?

ABeam Consulting sẽ giới thiệu các gói giải pháp mới trong thời gian tới. Một trong số đó là giải pháp “Chuyển đổi Xanh”, giúp khách hàng hiển thị số liệu Khí Nhà kính (GHG) và xác định mức tiêu thụ carbon cần giảm để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Chúng tôi cũng có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ khách hàng lập kế hoạch chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, ABeam Consulting cũng có kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp khi Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân được áp dụng ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hệ thống và quy trình để tuân thủ luật mới, dựa trên kinh nghiệm từ các quốc gia khác như Nhật Bản và Thái Lan.

ABeam Consulting còn cung cấp các gói giải pháp quản trị trên đám mây SAP, bao gồm: SAP S/4 HANA Cloud, SAP S/4 HANA Cloud (Riêng tư/Công cộng), SAP SuccessFactors & SAP Payroll (HXM), SAP Ariba, SAP Concur, SAP Data Warehouse Cloud (DWC), SAP Sustainability Control Tower (SCT).

Giải pháp quản trị nguồn lực (ERP) là công cụ cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy ABeam Consulting có lợi thế gì khi tham gia lĩnh vực này?

ABeam Consulting là đối tác chiến lược của SAP tại Châu Á và trên toàn cầu. Chúng tôi cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp cho các doanh nghiệp từng ngành, dựa trên kiến thức chuyên môn, chiến lược tiếp cận thị trường và kinh nghiệm phong phú. Chúng tôi có hơn 6.100 chuyên gia đạt chứng nhận của SAP và luôn cập nhật công nghệ mới nhất từ SAP. Chúng tôi đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín từ SAP cho các dự án và dịch vụ của mình. Với khẩu hiệu “Build Beyond As One”, ABeam Consulting mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số và sản xuất thông minh.

Ba thách thức của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất thông minh ở Việt Nam - Ảnh 3