Bạo lực lại trỗi dậy ở Bangkok
Người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan đang hy vọng loại bỏ các nhân vật còn lại trong nội các của bà Yingluck
Cảnh sát Thái Lan đã xịt hơi cay vào những người biểu tình chống Chính phủ ở Bangkok ngày hôm nay (9/3), hai ngay sau khi Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ nhiệm.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, hàng trăm người biểu tình đã tập trung bên ngoài một tòa nhà cảnh sát ở phía Bắc của thủ đô Bangkok, cố gắng phá hàng rào dây thép gai để tiến vào bên trong. Để trấn áp người biểu tình, cảnh sát đã dùng tới 5-7 bình xịt hơi cay. Trong khi đó, một nhóm phản đối Chính phủ khác chặn đường đi tới hai sân bay quốc tế của thành phố.
Bạo lực mới chỉ dừng ở đó, nhưng lo ngại đang gia tăng về việc cuộc xung đột chính trị kéo dài ở Thái Lan có thể trở xấu, kéo theo những cuộc vụ độ nghiêm trọng hơn sau khi Thủ tướng Yingluck bị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết buộc phải từ nhiệm vào hôm thứ Tư vừa rồi. Người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan đang hy vọng loại bỏ các nhân vật còn lại trong nội các của bà Yingluck.
Hàng nghìn người biểu tình, phần lớn là người Bangkok trung lưu và các nhà hoạt động đến từ khu vực miền Nam, đã xuống đường biểu tình trong ngày hôm nay sau khi thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban ra hướng dẫn về lật đổ Chính phủ và “diệt tận gốc” ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck. Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan, ông Niwattumrong Boonsongpaisan, trước đây là một nhà điều hành làm việc trong công ty máy tính của ông Thaksin.
Báo chí Thái Lan cho biết, một số người biểu tình đã bị thương nhẹ sau khi bị cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để trấn áp. Ngoài việc tấn công vào trụ sở cảnh sát và chặn đường tới sân bay, người biểu tình còn tới đài truyền hình và một số cơ sở quan trọng khác của Chính phủ. Các nhà lãnh đạo biểu tình, chủ yếu là các cựu nghị sỹ từ đảng Dân chủ đối lập, nói rằng, họ muốn các cơ sở truyền thông Thái Lan ngừng đưa những bản tin mà họ cho là nhằm mục đích hậu thuẫn Chính phủ.
Thủ lĩnh biểu tình Suthep lên tiếng kêu gọi Chánh án Tòa án Tối cao Thái Lan, Chủ tịch Thượng viện, và Ủy ban bầu cử cùng với các cơ quan nhà nước khác phối hợp để loại bỏ Chính phủ hiện tại trong vòng 3 ngày. “Chúng tôi muốn việc thay đổi diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu các ông không làm điều này trong vòng 3 ngày, người dân chúng tôi sẽ tự làm theo cách của mình”, ông Suthep nói.
Hiện Chính phủ tạm quyền của đảng bà Yingluck vẫn đang hoạt động và tiến tới cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 20/7 tới đây. Giới quan sát lo ngại, bạo lực có thể leo thang ở Thái Lan trong những ngày tới nhằm lật đổ Chính phủ dân bầu này và thay thế bằng một chính phủ do hoàng gia chỉ định.
Phe “áo đỏ” ủng hộ Chính phủ của đảng bà Yingluck dự định sẽ tiến hành một cuộc biểu tình lớn ở Bangkok vào ngày thứ Bảy tuần này. Sự xuất hiện của những khu trại của hai phe đối lập trên đường phố Bangkok những ngày này đang làm dấy lên những quan ngại về bạo lực và khả năng tình hình chính trị Thái Lan bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới. Kể từ khi biểu tình chống Chính phủ leo thang ở Bangkok vào tháng 11 năm ngoái đến nay, đã có 25 người thiệt mạng.
Đối với bà Yingluck, cơ quan chống tham nhũng của Thái Lan hôm qua ra phán quyết rằng, nữ chính trị gia này nên bị kết án về những sai lầm trong điều hành chương trình trợ giá lúa gạo. Vụ án này đang được Thượng viện Thái Lan xem xét, và nếu bị kết án, bà Yingluck sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, hàng trăm người biểu tình đã tập trung bên ngoài một tòa nhà cảnh sát ở phía Bắc của thủ đô Bangkok, cố gắng phá hàng rào dây thép gai để tiến vào bên trong. Để trấn áp người biểu tình, cảnh sát đã dùng tới 5-7 bình xịt hơi cay. Trong khi đó, một nhóm phản đối Chính phủ khác chặn đường đi tới hai sân bay quốc tế của thành phố.
Bạo lực mới chỉ dừng ở đó, nhưng lo ngại đang gia tăng về việc cuộc xung đột chính trị kéo dài ở Thái Lan có thể trở xấu, kéo theo những cuộc vụ độ nghiêm trọng hơn sau khi Thủ tướng Yingluck bị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết buộc phải từ nhiệm vào hôm thứ Tư vừa rồi. Người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan đang hy vọng loại bỏ các nhân vật còn lại trong nội các của bà Yingluck.
Hàng nghìn người biểu tình, phần lớn là người Bangkok trung lưu và các nhà hoạt động đến từ khu vực miền Nam, đã xuống đường biểu tình trong ngày hôm nay sau khi thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban ra hướng dẫn về lật đổ Chính phủ và “diệt tận gốc” ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck. Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan, ông Niwattumrong Boonsongpaisan, trước đây là một nhà điều hành làm việc trong công ty máy tính của ông Thaksin.
Báo chí Thái Lan cho biết, một số người biểu tình đã bị thương nhẹ sau khi bị cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để trấn áp. Ngoài việc tấn công vào trụ sở cảnh sát và chặn đường tới sân bay, người biểu tình còn tới đài truyền hình và một số cơ sở quan trọng khác của Chính phủ. Các nhà lãnh đạo biểu tình, chủ yếu là các cựu nghị sỹ từ đảng Dân chủ đối lập, nói rằng, họ muốn các cơ sở truyền thông Thái Lan ngừng đưa những bản tin mà họ cho là nhằm mục đích hậu thuẫn Chính phủ.
Thủ lĩnh biểu tình Suthep lên tiếng kêu gọi Chánh án Tòa án Tối cao Thái Lan, Chủ tịch Thượng viện, và Ủy ban bầu cử cùng với các cơ quan nhà nước khác phối hợp để loại bỏ Chính phủ hiện tại trong vòng 3 ngày. “Chúng tôi muốn việc thay đổi diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu các ông không làm điều này trong vòng 3 ngày, người dân chúng tôi sẽ tự làm theo cách của mình”, ông Suthep nói.
Hiện Chính phủ tạm quyền của đảng bà Yingluck vẫn đang hoạt động và tiến tới cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 20/7 tới đây. Giới quan sát lo ngại, bạo lực có thể leo thang ở Thái Lan trong những ngày tới nhằm lật đổ Chính phủ dân bầu này và thay thế bằng một chính phủ do hoàng gia chỉ định.
Phe “áo đỏ” ủng hộ Chính phủ của đảng bà Yingluck dự định sẽ tiến hành một cuộc biểu tình lớn ở Bangkok vào ngày thứ Bảy tuần này. Sự xuất hiện của những khu trại của hai phe đối lập trên đường phố Bangkok những ngày này đang làm dấy lên những quan ngại về bạo lực và khả năng tình hình chính trị Thái Lan bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới. Kể từ khi biểu tình chống Chính phủ leo thang ở Bangkok vào tháng 11 năm ngoái đến nay, đã có 25 người thiệt mạng.
Đối với bà Yingluck, cơ quan chống tham nhũng của Thái Lan hôm qua ra phán quyết rằng, nữ chính trị gia này nên bị kết án về những sai lầm trong điều hành chương trình trợ giá lúa gạo. Vụ án này đang được Thượng viện Thái Lan xem xét, và nếu bị kết án, bà Yingluck sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm.