Bảo tàng ở Tunisia bị tấn công, 17 du khách thiệt mạng
Tunisia đã nổi lên thành nguồn cung cấp chiến binh lớn nhất cho tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS)
Ít nhất 22 người đã chết khi các tay súng lạ mặt đã tấn công vào một bảo tàng ở thủ đô Tunis của Tunisia hôm qua (18/3). Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Tunisia từ trước đến nay, thách thức sự ổn định mà quốc gia này đã duy trì được trong bối cảnh bất ổn ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi.
Theo tin từ Bloomberg, những kẻ tấn công trong trang phục binh sỹ và cầm súng trường Kalashnikov đã ập vào tòa nhà Quốc hội ở Tunis sau đó di chuyển sang bảo tàng Bardo gần đó. Tại bảo tàng, các tay súng bắt một nhóm du khách, chủ yếu là người nước ngoài, làm con tin.
Theo tuyên bố mới nhất được Thủ tướng Tunisia Habib Essid đưa ra trên sóng truyền hình quốc gia, công dân của Ba Lan, Italy và Đức nằm trong số ít nhất 17 du khách thiệt mạng trong vụ tấn công này. Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Là quốc gia đầu tiên chứng kiến phong trào nổi dậy mang tên Mùa xuân Arab, Tunisia đã tránh được tình trạng bất ổn như xảy ra ở các nước Bắc Phi và Trung Đông gồm Ai Cập Libya, Yemen và Syria. Năm ngoái, chính phủ do đảng Nidaa Tounes nắm quyền đã được thành lập ở Tunisia sau một cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình. Bên cạnh đó, nền kinh tế Tunisia đã đạt được nhiều tiến bộ về xuất khẩu, du lịch và đầu tư nước ngoài.
“Những kẻ tấn công chọn tòa nhà Quốc hội và bảo tàng nơi có hàng trăm du khách nước ngoài đến thăm mỗi ngày làm mục tiêu cho thấy một thông điệp chính trị rõ ràng rằng chúng đang nhằm vào văn hóa, kinh tế và chính quyền của Tunisia”, giáo sư Abdul Latif Hannachi thuộc Đại học Manouba ở Tunis nhận xét.
Một cảnh sát đã thiệt mạng trước khi lực lượng an ninh kết thúc vụ bắt giữ con tin ở bảo tàng. Hai tay súng cũng bị bắn tiêu diệt. Theo nhà chức trách, còn 3 kẻ khác có thể liên quan tới vụ này và đang bị cảnh sát truy lùng. Bảo tàng Bardo là kho tàng văn hóa quan trọng của Tunisia.
Thời gian gần đây, Tunisia đã nổi lên thành nguồn cung cấp chiến binh lớn nhất cho tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Trong một báo cáo tháng 12 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Tunisia sẽ tăng trưởng 3,7% trong năm nay, nhưng cũng cảnh báo các mối đe dọa an ninh và căng thẳng chính trị có thể cản trở sự phục hồi tăng trưởng.
Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi tuyên bố nước này được đặt trong “tình trạng chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố. Và chúng tôi sẽ thắng”.
Theo tin từ Bloomberg, những kẻ tấn công trong trang phục binh sỹ và cầm súng trường Kalashnikov đã ập vào tòa nhà Quốc hội ở Tunis sau đó di chuyển sang bảo tàng Bardo gần đó. Tại bảo tàng, các tay súng bắt một nhóm du khách, chủ yếu là người nước ngoài, làm con tin.
Theo tuyên bố mới nhất được Thủ tướng Tunisia Habib Essid đưa ra trên sóng truyền hình quốc gia, công dân của Ba Lan, Italy và Đức nằm trong số ít nhất 17 du khách thiệt mạng trong vụ tấn công này. Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Là quốc gia đầu tiên chứng kiến phong trào nổi dậy mang tên Mùa xuân Arab, Tunisia đã tránh được tình trạng bất ổn như xảy ra ở các nước Bắc Phi và Trung Đông gồm Ai Cập Libya, Yemen và Syria. Năm ngoái, chính phủ do đảng Nidaa Tounes nắm quyền đã được thành lập ở Tunisia sau một cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình. Bên cạnh đó, nền kinh tế Tunisia đã đạt được nhiều tiến bộ về xuất khẩu, du lịch và đầu tư nước ngoài.
“Những kẻ tấn công chọn tòa nhà Quốc hội và bảo tàng nơi có hàng trăm du khách nước ngoài đến thăm mỗi ngày làm mục tiêu cho thấy một thông điệp chính trị rõ ràng rằng chúng đang nhằm vào văn hóa, kinh tế và chính quyền của Tunisia”, giáo sư Abdul Latif Hannachi thuộc Đại học Manouba ở Tunis nhận xét.
Một cảnh sát đã thiệt mạng trước khi lực lượng an ninh kết thúc vụ bắt giữ con tin ở bảo tàng. Hai tay súng cũng bị bắn tiêu diệt. Theo nhà chức trách, còn 3 kẻ khác có thể liên quan tới vụ này và đang bị cảnh sát truy lùng. Bảo tàng Bardo là kho tàng văn hóa quan trọng của Tunisia.
Thời gian gần đây, Tunisia đã nổi lên thành nguồn cung cấp chiến binh lớn nhất cho tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Trong một báo cáo tháng 12 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Tunisia sẽ tăng trưởng 3,7% trong năm nay, nhưng cũng cảnh báo các mối đe dọa an ninh và căng thẳng chính trị có thể cản trở sự phục hồi tăng trưởng.
Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi tuyên bố nước này được đặt trong “tình trạng chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố. Và chúng tôi sẽ thắng”.