Bất động sản du lịch, giải trí năm 2018 sẽ chuyển biến thế nào?
Khi phát triển đúng tiềm năng du lịch, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng cũng sẽ có đà để bứt phá theo.
Bỏ qua các e ngại về lượng cung condotel sẽ dư thừa, nhiều chuyên gia địa ốc nhận định thị trường bất động sản du lịch, giải trí sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhờ bệ đỡ vững chắc của du lịch.
Sẽ tiếp tục phát triển năm 2018
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,9 lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng thu du lịch đạt gần 500.000 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, kỳ vọng trong 3 năm tới, ngành du lịch Việt Nam thu hút được 20 triệu lượt khách quốc tế, giá trị xuất khẩu du lịch trên 20 tỷ USD.
Năm 2018, bất động sản du lịch được dự báo sẽ tiếp đà phát triển mạnh.
Mục tiêu đến 2020 của Việt Nam là cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nên ngành kinh tế chiến lược chắc chắn sẽ là du lịch. Đây là nguồn thu ngoại tệ rất lớn nếu biết cách làm hiệu quả.
Một khi phát triển đúng tiềm năng du lịch, thì bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng cũng sẽ có đà để bứt phá theo. Bởi bất động sản và du lịch luôn có sự phát triển cộng hưởng lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau và cùng chịu ảnh hưởng vào khá nhiều chính sách chung.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hải - Viện nghiên cứu Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, nhận định: "Tôi cho rằng, du lịch tăng trưởng không có lý gì bất động sản nghỉ dưỡng không đi theo. Ngành du lịch đang cần rất nhiều căn hộ nghỉ dưỡng. Do đó, trong trung hạn không có khả năng xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng".
Tiêu biểu trong các thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phải kể đến Đà Nẵng, tính đến cuối năm 2017, thành phố biển này sẽ có thêm khoảng 3.800 phòng từ 21 khách sạn được khai trương, nâng tổng số phòng lên hơn 16.800 phòng, tăng 40% so với năm 2016. Trong vòng 10 năm, nguồn cung khách sạn 3 - 5 sao tại Đà Nẵng tăng 31%, tốc độ tăng trưởng khách du lịch 22%.
Kích thích du khách chi tiêu
Một thực tế không thể phủ nhận của du lịch Việt là lượng khách du lịch tại Việt Nam lên đến hàng chục triệu lượt mỗi năm (60 triệu lượt khách nội địa và trên 10 triệu lượt khách quốc tế). Nhưng mức chi tiêu của du khách tại Việt Nam không cao, chỉ bằng ½ -1/3 mức chi tiêu của du khách tại Thái Land, Singapore.
Lý do lớn nhất đến từ việc du lịch Việt Nam chưa đủ hấp dẫn để du khách có thể lưu trú dài ngày và tiêu tiền. Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu để ăn uống, nghỉ ngơi, tắm biển, dạo phố, ngắm cảnh và sau đó đi về. Có muốn ở lâu hơn cũng không có nhiều dịch vụ đủ hấp dẫn để giữ chân họ, đại diện một đơn vị lữ hành cho biết.
Để cải thiện tình trạng này, Việt Nam cần nhiều hơn những tổ hợp vui chơi, giải trí sau 0h để du khách quốc tế đến Việt Nam, hoặc ngay cả khách nội địa có thể thỏa sức vui chơi và mua sắm tại các nơi này, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh trong hội thảo thu hút đầu tư du lịch tại Đà vừa qua.
Nhu cầu của thị trường cực kì lớn nhưng tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có dự án Cocobay Đà Nẵng đi theo hướng đó. Tổ hợp này có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ với quy mô 31ha. Dự kiến khi đi vào vận hành đồng bộ, Cocobay sẽ trở thành tổ hợp giải trí - du lịch đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á, thu hút bình quân trên hàng triệu lượt du khách đến vui chơi mỗi năm.
Đặc biệt, cuối tháng 12, Empire tiếp tục khiến thị trường sôi sục khi tung ra dự án thành phần của Cocobay - Coco Música Resort với hơn 760 căn. Đây là Party Condotel mang phong cách Ibiza (Tây Ban Nha) đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á.
Mỗi căn hộ Coco Música Resort có mức giá từ 1,8 tỷ đồng và được chủ đầu tư cam kết lợi nhuận tối thiểu 12%/năm trong 9 năm. Empire Group cũng cho biết, sau thời gian cam kết, lợi nhuận từ hoạt động thuê phòng sẽ chia cho chủ sở hữu là 80%.
Với mức giá thuê phòng trung bình của khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng là 2,4 triệu/đêm, mức lấp đầy bình quân 65% (mức bình quân của khối khách sạn 4-5 sao) thì doanh thu của mỗi căn Coco Música Resort (giá 1,8 tỷ đồng) hàng năm vào khoảng 570 triệu; trừ đi chi phí vận hành, bảo trì và bán hàng thì lợi nhuận thu về khoảng 370 triệu. Trong đó, lợi nhuận mà khách hàng nhận được tầm 290 triệu/năm.
Ngoài Cocobay, hiện nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng bắt đầu phát triển các loại hình tổ hợp vui chơi giải trí nhiều hơn. Dù cần về số lượng nhưng cũng không thể bỏ qua chất lượng. Khách cần nhiều thiên đường không ngủ ở Việt Nam, nhưng họ chỉ "thức" với những tổ hợp giải trí thực sự náo nhiệt, đủ tầm cỡ quốc tế.