Bất động sản Hà Nội: “Hốt bạc” từ phía Tây?
Hà Đông và khu vực phía Tây Hà Nội đang được xem là tâm điểm của giới đầu tư bất động sản Hà Thành với sự đổ bộ của hàng loạt ông lớn
Không chỉ các ông lớn, giới đầu tư bất động sản nhỏ lẻ cũng đang đặt nhiều kỳ vọng về những món lời đáng kể khi rót tiền vào các dự án ở khu vực Hà Đông và phía Tây Hà Nội nhờ những lợi thế về hạ tầng và các tiện ích so với các khu vực còn lại của thành phố.
Tâm điểm Hà Đông
Khoảng dăm bảy năm về trước, không chỉ giới đầu tư mà ngay cả khách mua nhà cũng dường như e ngại khi ai đó nhắc đến hai từ “Hà Đông”, bởi những cách trở về địa lý và sự thiếu thốn về hạ tầng, đường sá, các dịch vụ đi kèm.
Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng khi thành phố dường như đã có phần ưu ái trong đầu tư hạ tầng cho khu vực Hà Đông nói riêng và phía Tây nói chung.
Liên tiếp các tuyến đường lớn được đầu tư mới hoặc cải tạo mở rộng, trong đó đáng kể nhất là sự phát triển hạ tầng đồng bộ khu vực nút giao Vạn Phúc - Lê Văn Lương kéo dài, hầm chui Thăng Long - Khuất Duy Tiến, đường Lê Trọng Tấn - Văn Phú, các cầu vượt, hầm chui…cũng liên tục được hoàn thành, tạo sự thông suốt cho tam giác phía Tây là Hà Đông - Nam Từ Liêm - Cầu Giấy.
“Nếu trước đây phải mất hơn nửa giờ đồng hồ để đi từ Dương Nội sang trung tâm Hà Đông, thì nay chỉ mất chưa đầy 10 phút là có thể di chuyển được đến nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực Hà Đông nhờ vào những tuyến đường mới rộng rãi nối liền tạo thành những trục giao thông huyết mạch thuận tiện”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói.
Cùng với đó là các trung tâm thương mại, trường học quốc tế cũng liên tiếp mọc lên khu vực này đã nhanh chóng biến khu vực phía Tây trở thành tâm điểm của giới đầu tư, những người có nhu cầu cải thiện chỗ ở, bởi hơn ai hết, người Hà Nội thấu hiểu được sự thiếu thốn và quá tải về hạ tầng, dịch vụ như thế nào khi sống tại các khu vực lõi trung tâm hoặc quá xa.
Và tất nhiên, sự đột phá về hạ tầng giao thông, dịch vụ…không qua được con mắt của các “ông lớn” bất động sản hiện nay. Lần lượt từ Vingroup, FLC, Bitexco…đã nhanh chóng công bố hàng loạt dự án lớn tại các khu vực Hà Đông và phía Tây thành phố với ý đồ “hưởng lợi” từ những thay đổi về hạ tầng. Có thể kể đến những dự án đang được người mua nhà quan tâm như: Vinhomes Gardenia, Hanoi Landmark 51, FLC Star…
Những dự án này không chỉ được hưởng lợi về hạ tầng của cả khu vực mà chính bản thân các ông chủ cũng phải móc hầu bao để đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng, tiện ích ngay trong dự án của mình nhằm tạo ra lợi thế riêng trong cuộc chạy đua với các đối thủ khác.
Dưới góc độ người mua nhà, việc các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh cùng đổ bộ vào khu vực Hà Đông, phía Tây Hà Nội đã “vô tình” tạo ra những lợi ích thiết thực nhất cho các cư dân khi về sinh sống tại các dự án này. “Đồng bộ và tiện lợi” là những từ được chính giới đầu tư thứ cấp dùng để mô tả đối với dự án tại khu vực phía Tây thành phố, bởi hầu hết mỗi một dự án được xây lên thì cũng có ngần đó trường học, bệnh viện, siêu thị mọc lên chính trong khuôn viên của mỗi dự án đó.
Theo một khảo sát mới đây của CBRE, khu vực Hà Đông đang là “tâm điểm” của thị trường với số lượng các dự án áp đảo so với các khu vực còn lại. Trong những quý tiếp theo của năm 2016, phía Tây và Tây Nam thành phố là nơi có nguồn cung lớn nhất, chiếm tới 75% của cả thị trường.
Khảo sát của đơn vị này cũng cho thấy, quận Hà Đông nhờ có cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, đang trở thành khu vực tập trung các dự án nhà ở mới, đồng thời giá bán cũng tăng 5,5% so với quý trước và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hai khu vực khác của phía Tây là quận Cầu Giấy và huyện Hoài Đức cũng có mức tăng giá trung bình vào khoảng gần 5%.
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend cho biết, phần lớn các dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang được triển khai ở Hà Nội đều nằm ở phía Tây và khu vực Hà Đông, do đó sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản khu vực này trong thời gian tới.
“Tới đây, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành sẽ khiến giá bất động sản tại Hà Đông có thể tăng thêm ít nhất 5 - 10%”, chuyên gia này nói.
Rậm rịch đầu cơ
Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản EZ Land Phạm Đức Toản nói rằng, phía Tây luôn là điểm nóng, kể cả khi bất động sản trầm lắng vì tập trung nhiều cơ quan, trường học.
Theo ông, với những lợi thế vốn có, bất động sản phía Tây sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong năm 2016. Đến năm 2019, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ đưa vào khai thác, giúp việc di chuyển từ khu vực phía Tây vào trung tâm thành phố thuận tiện hơn. Nhiều dự án bất động sản đang được hưởng lợi từ các tuyến giao thông này.
Trong khi đó, theo một báo cáo tổng hợp của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố hồi tháng 4 vừa qua, nhờ sự cải thiện đáng kể của hạ tầng giao thông, xã hội, khu vực Hà Đông đang có sự tăng giá đáng kể trên thị trường thứ cấp. Hầu hết các sản phẩm đã qua tay một khách hàng, khi bán lại đều có mức chênh từ 50 - 100 triệu đồng, tương đương khoảng 10% giá sơ cấp của chủ đầu tư.
Ông Toản cũng cho biết, từ tháng 3 đến nay, giới đầu tư bắt đầu có xu hướng đổ bộ về các dự án phía Tây, khu vực Hà Đông, sau khi trên thị trường xuất hiện những thông tin đồn đoán giá nhà tại khu vực này sẽ có đột biến từ nay đến cuối năm.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam khẳng định, việc phải mua chênh trên thị trường là điều bình thường, bởi thị trường luôn có quan hệ cung - cầu. Do đó, với những sản phẩm tại các dự án nằm trong khu vực có hạ tầng tốt, thuận lợi về giao thông thì không phải ai cũng có điều kiện và cơ hội mua được từ chủ đầu tư.
“Những sản phẩm nằm tại khu vực Hà Đông đều là những sản phẩm đáng để ở, đáng để sống. Còn với những người có tài chính, thì đây là khu vực có thể sinh lợi tốt và khá an toàn”, ông Nam nói.
Phó chủ tịch Cengroup Phạm Thanh Hưng nhìn nhận, trong các dự án mà doanh nghiệp này làm đại lý bán hàng thì khu vực phía Tây và Hà Đông vẫn luôn là những dự án có thanh khoản tốt.
Theo ông Hưng, người mua nhà giờ đây đã gần như trở thành những “thượng đế” thực sự bởi họ có quá nhiều sự lựa chọn, và tất nhiên, những dự án nào tốt, khu vực nào phát triển đồng bộ sẽ là ưu tiên số một của người mua nhà.
Tâm điểm Hà Đông
Khoảng dăm bảy năm về trước, không chỉ giới đầu tư mà ngay cả khách mua nhà cũng dường như e ngại khi ai đó nhắc đến hai từ “Hà Đông”, bởi những cách trở về địa lý và sự thiếu thốn về hạ tầng, đường sá, các dịch vụ đi kèm.
Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng khi thành phố dường như đã có phần ưu ái trong đầu tư hạ tầng cho khu vực Hà Đông nói riêng và phía Tây nói chung.
Liên tiếp các tuyến đường lớn được đầu tư mới hoặc cải tạo mở rộng, trong đó đáng kể nhất là sự phát triển hạ tầng đồng bộ khu vực nút giao Vạn Phúc - Lê Văn Lương kéo dài, hầm chui Thăng Long - Khuất Duy Tiến, đường Lê Trọng Tấn - Văn Phú, các cầu vượt, hầm chui…cũng liên tục được hoàn thành, tạo sự thông suốt cho tam giác phía Tây là Hà Đông - Nam Từ Liêm - Cầu Giấy.
“Nếu trước đây phải mất hơn nửa giờ đồng hồ để đi từ Dương Nội sang trung tâm Hà Đông, thì nay chỉ mất chưa đầy 10 phút là có thể di chuyển được đến nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực Hà Đông nhờ vào những tuyến đường mới rộng rãi nối liền tạo thành những trục giao thông huyết mạch thuận tiện”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói.
Cùng với đó là các trung tâm thương mại, trường học quốc tế cũng liên tiếp mọc lên khu vực này đã nhanh chóng biến khu vực phía Tây trở thành tâm điểm của giới đầu tư, những người có nhu cầu cải thiện chỗ ở, bởi hơn ai hết, người Hà Nội thấu hiểu được sự thiếu thốn và quá tải về hạ tầng, dịch vụ như thế nào khi sống tại các khu vực lõi trung tâm hoặc quá xa.
Và tất nhiên, sự đột phá về hạ tầng giao thông, dịch vụ…không qua được con mắt của các “ông lớn” bất động sản hiện nay. Lần lượt từ Vingroup, FLC, Bitexco…đã nhanh chóng công bố hàng loạt dự án lớn tại các khu vực Hà Đông và phía Tây thành phố với ý đồ “hưởng lợi” từ những thay đổi về hạ tầng. Có thể kể đến những dự án đang được người mua nhà quan tâm như: Vinhomes Gardenia, Hanoi Landmark 51, FLC Star…
Những dự án này không chỉ được hưởng lợi về hạ tầng của cả khu vực mà chính bản thân các ông chủ cũng phải móc hầu bao để đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng, tiện ích ngay trong dự án của mình nhằm tạo ra lợi thế riêng trong cuộc chạy đua với các đối thủ khác.
Dưới góc độ người mua nhà, việc các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh cùng đổ bộ vào khu vực Hà Đông, phía Tây Hà Nội đã “vô tình” tạo ra những lợi ích thiết thực nhất cho các cư dân khi về sinh sống tại các dự án này. “Đồng bộ và tiện lợi” là những từ được chính giới đầu tư thứ cấp dùng để mô tả đối với dự án tại khu vực phía Tây thành phố, bởi hầu hết mỗi một dự án được xây lên thì cũng có ngần đó trường học, bệnh viện, siêu thị mọc lên chính trong khuôn viên của mỗi dự án đó.
Theo một khảo sát mới đây của CBRE, khu vực Hà Đông đang là “tâm điểm” của thị trường với số lượng các dự án áp đảo so với các khu vực còn lại. Trong những quý tiếp theo của năm 2016, phía Tây và Tây Nam thành phố là nơi có nguồn cung lớn nhất, chiếm tới 75% của cả thị trường.
Khảo sát của đơn vị này cũng cho thấy, quận Hà Đông nhờ có cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, đang trở thành khu vực tập trung các dự án nhà ở mới, đồng thời giá bán cũng tăng 5,5% so với quý trước và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hai khu vực khác của phía Tây là quận Cầu Giấy và huyện Hoài Đức cũng có mức tăng giá trung bình vào khoảng gần 5%.
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend cho biết, phần lớn các dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang được triển khai ở Hà Nội đều nằm ở phía Tây và khu vực Hà Đông, do đó sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản khu vực này trong thời gian tới.
“Tới đây, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành sẽ khiến giá bất động sản tại Hà Đông có thể tăng thêm ít nhất 5 - 10%”, chuyên gia này nói.
Rậm rịch đầu cơ
Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản EZ Land Phạm Đức Toản nói rằng, phía Tây luôn là điểm nóng, kể cả khi bất động sản trầm lắng vì tập trung nhiều cơ quan, trường học.
Theo ông, với những lợi thế vốn có, bất động sản phía Tây sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong năm 2016. Đến năm 2019, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ đưa vào khai thác, giúp việc di chuyển từ khu vực phía Tây vào trung tâm thành phố thuận tiện hơn. Nhiều dự án bất động sản đang được hưởng lợi từ các tuyến giao thông này.
Trong khi đó, theo một báo cáo tổng hợp của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố hồi tháng 4 vừa qua, nhờ sự cải thiện đáng kể của hạ tầng giao thông, xã hội, khu vực Hà Đông đang có sự tăng giá đáng kể trên thị trường thứ cấp. Hầu hết các sản phẩm đã qua tay một khách hàng, khi bán lại đều có mức chênh từ 50 - 100 triệu đồng, tương đương khoảng 10% giá sơ cấp của chủ đầu tư.
Ông Toản cũng cho biết, từ tháng 3 đến nay, giới đầu tư bắt đầu có xu hướng đổ bộ về các dự án phía Tây, khu vực Hà Đông, sau khi trên thị trường xuất hiện những thông tin đồn đoán giá nhà tại khu vực này sẽ có đột biến từ nay đến cuối năm.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam khẳng định, việc phải mua chênh trên thị trường là điều bình thường, bởi thị trường luôn có quan hệ cung - cầu. Do đó, với những sản phẩm tại các dự án nằm trong khu vực có hạ tầng tốt, thuận lợi về giao thông thì không phải ai cũng có điều kiện và cơ hội mua được từ chủ đầu tư.
“Những sản phẩm nằm tại khu vực Hà Đông đều là những sản phẩm đáng để ở, đáng để sống. Còn với những người có tài chính, thì đây là khu vực có thể sinh lợi tốt và khá an toàn”, ông Nam nói.
Phó chủ tịch Cengroup Phạm Thanh Hưng nhìn nhận, trong các dự án mà doanh nghiệp này làm đại lý bán hàng thì khu vực phía Tây và Hà Đông vẫn luôn là những dự án có thanh khoản tốt.
Theo ông Hưng, người mua nhà giờ đây đã gần như trở thành những “thượng đế” thực sự bởi họ có quá nhiều sự lựa chọn, và tất nhiên, những dự án nào tốt, khu vực nào phát triển đồng bộ sẽ là ưu tiên số một của người mua nhà.