Bất động sản cho thuê: Đón đầu “sóng” phía Tây
Nhiều chủ đầu tư bất động sản đang có xu hướng đầu tư vào mảng cho thuê tại khu vực phía Tây Hà Nội
Thị trường văn phòng, căn hộ cho thuê phía Tây Hà Nội đang có những tín hiệu tích cực sau một thời gian dài ảm đạm.
Đáng chú ý, không chỉ đơn thuần là sự tăng lên của khách thuê, không ít chủ đầu tư cũng đang bắt đầu nhận thấy tiềm năng thực sự của khu vực vốn từng được cho là “hẻo lánh” này.
Giá rẻ, hút khách
Báo cáo khảo sát thị trường văn phòng Hà Nội trong quý 3 của một số công ty nghiên cứ thị trường bất động sản như CBRE, Savills mới đây cho thấy, thị trường toàn thành phố nói chung và khu vực phía Tây nói riêng có nhiều dấu hiệu tích cực, nhu cầu thuê ở mức cao, thể hiện qua tổng diện tích cho thuê được trên toàn thị trường trong quý đạt 13.000 m2, tương đương mức cung mới trong quý.
Đặc biệt, các tòa nhà nhỏ khu vực phía Tây với mức chào thuê từ 18 USD/m2 trở xuống được lấp đầy nhanh hơn. Hoạt động cho thuê diễn ra rất nhiều tại các tòa nhà hạng B mới được hoàn thiện trong quý. Theo CBRE, tổng tỷ lệ diện tích trống trên toàn thị trường giảm xuống còn 12,55%, thay vì gần 15% trong quý trước. Tỷ lệ trống của phân khúc hạng A cũng giảm nhẹ, chỉ còn ở mức hơn 4,9%, hạng B giảm mạnh hơn, từ mức 17% xuống còn hơn 15%.
Tuy nhiên, trong khi các văn phòng mới trong khu trung tâm có xu hướng tăng giá thì các văn phòng đã cũ ở các quận như Đống Đa, Ba Đình hay phía Tây... lại có xu hướng giảm giá nhẹ. Lý giải cho thực tế này, theo các chuyên gia là bởi các văn phòng này được đưa vào sử dụng khá lâu, trong khi giá chào thuê luôn ở mức vào do các vị trí đắc địa trong nội đô.
Giám đốc một công ty cơ điện cho hay, sau một thời gian dài thuê văn phòng ở phố Hai Bà Trưng với giá 40 USD/m2, hiện doanh nghiệp này đã chuyển toàn bộ trụ sở về một tòa nhà trên đường Lê Văn Lương với giá chỉ có 19 USD/m2, nhưng các tiện ích và dịch vụ đi kèm không thua kém.
Vị này cũng cho biết, sở dĩ nhiều doanh nghiệp khi mới thành lập bất đắc dĩ phải thuê văn phòng ở các khu vực trung tâm chủ yếu là để phục vụ cho mục đích quảng bá tên tuổi công ty, gây sự chú ý của khách hàng vì đó dù sao cũng là những khu vực tập trung đông đúc dân cư. Còn sau một thời gian hoạt động, sau khi doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì việc đó dường như là không quá cần thiết nữa.
Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng thay đổi, dịch chuyển văn phòng ra các khu vực xa hơn một chút với mức giá chỉ bằng khoảng 40% so với giá trong khu vực trung tâm.
Chủ đầu tư đón xu thế
Sau khi các tuyến đường như Đại lộ Thăng Long, Lê Văn Lương kéo dài, đường trục phát triển phía Bắc Hà Đông... được đưa vào khai thác, không ít ý kiến dự báo, khu vực phía Tây Hà Nội sẽ nhanh chóng trở nên sầm uất, thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức tập trung tại đây.
Thực tế, sau hơn một năm hoạt động, các tuyến đường này đã thực sự phát huy hiệu quả không chỉ về mặt giao thông đi lại cho cư dân các vùng lân cận mà còn biến khu vực vốn được cho là “hẻo lánh” này trở nên sầm uất với sự góp mặt của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đến đầu tư, thuê trụ sở văn phòng làm việc.
Một trong số những dự án “đình đám” tại khu vực phía Tây phải kể đến tòa tháp văn phòng Nam Cường cao 27 tầng (do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư), tại khu đô thị Dương Nội. Đây không chỉ là tòa tháp văn phòng cao nhất quận Hà Đông đến thời điểm khai trương (ngày 28/10 tới), mà còn là công trình đầu tiên đánh dấu sự gia nhập của tập đoàn này vào lĩnh vực văn phòng, căn hộ cho thuê.
Lý giải cho quyết định có phần “liều” này, bà Lê Thị Thúy Ngà, Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, cho hay, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, việc quyết định đầu tư vào mảng văn phòng, căn hộ cho thuê, tập đoàn không chỉ muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh mà còn muốn khẳng định năng lực tài chính, khả năng đầu tư đối với khách hàng.
Hơn nữa, theo bà Lê Thị Thúy Ngà, thị trường văn phòng, căn hộ cho thuê khu vực phía Tây nói chung và Hà Đông nói riêng xưa nay vốn không được nhiều doanh nghiệp quan tâm vì lượng khách thuê ít, giá thuê không cao. Tuy nhiên, với kỳ vọng đón đầu xu hướng thuê ngoại thành của các doanh nghiệp, Nam Cường đã quyết định chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào một lĩnh vực vốn không phải là sở trường của mình.
Không chỉ Nam Cường, nhiều doanh nghiệp bất động sản nhỏ lẻ khác cũng đang bước vào cuộc chạy đua tạo lập văn phòng cho thuê ở khu vực phía Tây Hà Nội. Ông Vũ Đình Hòe, Giám đốc Công ty Xây dựng Quang Minh cho hay, hiện doanh nghiệp này cũng đang gấp rút hoàn tất những thủ tục cuối cùng để có thể triển khai dự án văn phòng cho thuê cao 10 tầng ngay trên đường trục phát triển Bắc Hà Đông. Một dự án khác trên đường Lê Văn Lương kéo dài cũng đang được doanh nghiệp này góp chung vốn đầu tư với một đơn vị khác, hiện đang trong quá trình hoàn tất phần thô.
Theo nhìn nhận của các đơn vị tư vấn, tiềm năng của phân khúc văn phòng, căn hộ cho thuê ở khu vực phía Tây Hà Nội là rất lớn nếu chủ đầu tư có một chiến lược đầu tư và mức giá cho thuê hợp lý. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều nhà đầu tư cùng “đổ bộ” vào khu vực này, chắc chắn sẽ xuất hiện một cuộc chạy đua, cạnh tranh quyết liệt để giành khách hàng. Khi đó, tên tuổi, uy tín của chủ đầu tư cùng với mức giá và chất lượng dịch vụ tại các tòa nhà sẽ là nhân tố quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp.
Đáng chú ý, không chỉ đơn thuần là sự tăng lên của khách thuê, không ít chủ đầu tư cũng đang bắt đầu nhận thấy tiềm năng thực sự của khu vực vốn từng được cho là “hẻo lánh” này.
Giá rẻ, hút khách
Báo cáo khảo sát thị trường văn phòng Hà Nội trong quý 3 của một số công ty nghiên cứ thị trường bất động sản như CBRE, Savills mới đây cho thấy, thị trường toàn thành phố nói chung và khu vực phía Tây nói riêng có nhiều dấu hiệu tích cực, nhu cầu thuê ở mức cao, thể hiện qua tổng diện tích cho thuê được trên toàn thị trường trong quý đạt 13.000 m2, tương đương mức cung mới trong quý.
Đặc biệt, các tòa nhà nhỏ khu vực phía Tây với mức chào thuê từ 18 USD/m2 trở xuống được lấp đầy nhanh hơn. Hoạt động cho thuê diễn ra rất nhiều tại các tòa nhà hạng B mới được hoàn thiện trong quý. Theo CBRE, tổng tỷ lệ diện tích trống trên toàn thị trường giảm xuống còn 12,55%, thay vì gần 15% trong quý trước. Tỷ lệ trống của phân khúc hạng A cũng giảm nhẹ, chỉ còn ở mức hơn 4,9%, hạng B giảm mạnh hơn, từ mức 17% xuống còn hơn 15%.
Tuy nhiên, trong khi các văn phòng mới trong khu trung tâm có xu hướng tăng giá thì các văn phòng đã cũ ở các quận như Đống Đa, Ba Đình hay phía Tây... lại có xu hướng giảm giá nhẹ. Lý giải cho thực tế này, theo các chuyên gia là bởi các văn phòng này được đưa vào sử dụng khá lâu, trong khi giá chào thuê luôn ở mức vào do các vị trí đắc địa trong nội đô.
Giám đốc một công ty cơ điện cho hay, sau một thời gian dài thuê văn phòng ở phố Hai Bà Trưng với giá 40 USD/m2, hiện doanh nghiệp này đã chuyển toàn bộ trụ sở về một tòa nhà trên đường Lê Văn Lương với giá chỉ có 19 USD/m2, nhưng các tiện ích và dịch vụ đi kèm không thua kém.
Vị này cũng cho biết, sở dĩ nhiều doanh nghiệp khi mới thành lập bất đắc dĩ phải thuê văn phòng ở các khu vực trung tâm chủ yếu là để phục vụ cho mục đích quảng bá tên tuổi công ty, gây sự chú ý của khách hàng vì đó dù sao cũng là những khu vực tập trung đông đúc dân cư. Còn sau một thời gian hoạt động, sau khi doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì việc đó dường như là không quá cần thiết nữa.
Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng thay đổi, dịch chuyển văn phòng ra các khu vực xa hơn một chút với mức giá chỉ bằng khoảng 40% so với giá trong khu vực trung tâm.
Chủ đầu tư đón xu thế
Sau khi các tuyến đường như Đại lộ Thăng Long, Lê Văn Lương kéo dài, đường trục phát triển phía Bắc Hà Đông... được đưa vào khai thác, không ít ý kiến dự báo, khu vực phía Tây Hà Nội sẽ nhanh chóng trở nên sầm uất, thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức tập trung tại đây.
Thực tế, sau hơn một năm hoạt động, các tuyến đường này đã thực sự phát huy hiệu quả không chỉ về mặt giao thông đi lại cho cư dân các vùng lân cận mà còn biến khu vực vốn được cho là “hẻo lánh” này trở nên sầm uất với sự góp mặt của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đến đầu tư, thuê trụ sở văn phòng làm việc.
Một trong số những dự án “đình đám” tại khu vực phía Tây phải kể đến tòa tháp văn phòng Nam Cường cao 27 tầng (do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư), tại khu đô thị Dương Nội. Đây không chỉ là tòa tháp văn phòng cao nhất quận Hà Đông đến thời điểm khai trương (ngày 28/10 tới), mà còn là công trình đầu tiên đánh dấu sự gia nhập của tập đoàn này vào lĩnh vực văn phòng, căn hộ cho thuê.
Lý giải cho quyết định có phần “liều” này, bà Lê Thị Thúy Ngà, Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường, cho hay, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, việc quyết định đầu tư vào mảng văn phòng, căn hộ cho thuê, tập đoàn không chỉ muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh mà còn muốn khẳng định năng lực tài chính, khả năng đầu tư đối với khách hàng.
Hơn nữa, theo bà Lê Thị Thúy Ngà, thị trường văn phòng, căn hộ cho thuê khu vực phía Tây nói chung và Hà Đông nói riêng xưa nay vốn không được nhiều doanh nghiệp quan tâm vì lượng khách thuê ít, giá thuê không cao. Tuy nhiên, với kỳ vọng đón đầu xu hướng thuê ngoại thành của các doanh nghiệp, Nam Cường đã quyết định chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào một lĩnh vực vốn không phải là sở trường của mình.
Không chỉ Nam Cường, nhiều doanh nghiệp bất động sản nhỏ lẻ khác cũng đang bước vào cuộc chạy đua tạo lập văn phòng cho thuê ở khu vực phía Tây Hà Nội. Ông Vũ Đình Hòe, Giám đốc Công ty Xây dựng Quang Minh cho hay, hiện doanh nghiệp này cũng đang gấp rút hoàn tất những thủ tục cuối cùng để có thể triển khai dự án văn phòng cho thuê cao 10 tầng ngay trên đường trục phát triển Bắc Hà Đông. Một dự án khác trên đường Lê Văn Lương kéo dài cũng đang được doanh nghiệp này góp chung vốn đầu tư với một đơn vị khác, hiện đang trong quá trình hoàn tất phần thô.
Theo nhìn nhận của các đơn vị tư vấn, tiềm năng của phân khúc văn phòng, căn hộ cho thuê ở khu vực phía Tây Hà Nội là rất lớn nếu chủ đầu tư có một chiến lược đầu tư và mức giá cho thuê hợp lý. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều nhà đầu tư cùng “đổ bộ” vào khu vực này, chắc chắn sẽ xuất hiện một cuộc chạy đua, cạnh tranh quyết liệt để giành khách hàng. Khi đó, tên tuổi, uy tín của chủ đầu tư cùng với mức giá và chất lượng dịch vụ tại các tòa nhà sẽ là nhân tố quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp.