Bất động sản Hà Nội phục hồi mạnh
Thị trường bất động sản Hà Nội đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi giá nhà đất tăng nhanh
Thị trường bất động sản Hà Nội đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi giá nhà đất tăng nhanh.
Theo khảo sát của VnEconomy tại một số trung tâm giao dịch và môi giới nhà đất, hiện giá các loại căn hộ chung cư cao cấp như Ciputra, The Manor, Trung Hòa - Nhân Chính… đã tăng trên dưới 100 triệu đồng/căn hộ so với thời điểm cuối năm 2006.
Đó là ở thị trường căn hộ. Ở thị trường đất, giá cả cũng đang tăng lên khá nhanh chóng. Hiện tại giá đất ở các quận - huyện mới thành lập hoặc đang nằm trong quy hoạch của thành phố đã tăng lên từ 1-3 triệu đồng/m2 so với thời điểm cuối năm 2006. Tốc độ tăng giá ở mức độ thấp hơn là đất tại các khu vực nội thành, ở các tuyến phố vốn đã có mức giá đất được coi là cao “ngất ngưởng”.
Điểm đáng chú ý là, nếu như trong năm 2006 không khí trên thị trường bất động vẫn còn khá ảm đạm mặc dù cũng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi kể từ quý 3 thì hiện nay các trung tâm giao dịch đang tỏ ra khá sôi động. Đặc biệt, một dấu hiệu cho thấy một “cơn sốt” nhẹ đang trở lại khi lượng cá nhân “săn” nhà đất đang gia tăng.
Thậm chí, các nhân viên của một số trung tâm giao dịch bất động sản cho biết, số lượng khách hàng phải mua qua trung gian cũng đã tăng lên nhanh chóng kèm theo đó là sự trở lại khá mạnh mẽ của đội ngũ môi giới - cò nhà đất.
Giải thích nguyên nhân về dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản, một số chuyên gia trong ngành cho rằng nhân tố tác động mạnh mẽ nhất chính là các nhà đầu tư từ thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, sau một thời gian thị trường chứng khoán bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, số nhà đầu tư phất lên rất lớn và khoản tài chính thu về từ thị trường này rất cao. Theo quy luật, rất nhiều cá nhân khi tự nhận thấy đã “ăn đủ” từ thị trường này, họ sẽ dần rút vốn về để đầu tư vào lĩnh vực khác mà bất động sản chính là đích ngắm quan trọng nhất.
Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán đang chững lại, thậm chí trong vài ngày vừa qua đang sụt giảm thì tâm lý này của các nhà đầu tư cá nhân càng rõ nét hơn.
Một cán bộ hiện công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, người Việt Nam vốn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” đồng thời cũng ít mạo hiểm nên khi đã cảm thấy có thể “hạ cánh an toàn” ở thị trường chứng khoán họ sẽ rút vốn về và đầu tư vào lĩnh vực khác. Bản thân anh này sau khi đã có được khoản lãi trên 600 triệu từ việc đầu tư cổ phiếu tại thị trường OTC, anh cũng đang chuyển sang đầu tư bất động sản.
Theo kết quả bình chọn trên VnEconomy với câu hỏi “Bạn sẽ lựa chọn kênh đầu tư vốn nào trong năm 2007”, tính đến thời điểm ngày 23/2, trong 4.673 lượt bình chọn thì tỷ lệ lựa chọn kênh đầu tư vào bất động sản chiếm 21,9% trong khi tỷ lệ lựa chọn kênh chứng khoán chiếm 46,7%.
Tính đến thời điểm ngày 15/3, tỷ lệ này đã có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, với 11.289 lượt bình chọn, tỷ lệ lựa chọn kênh đầu tư chứng khoán đã giảm xuống còn 44,4% trong khi tỷ lệ độc giả lựa chọn kênh đầu tư bất động sản đã tăng lên 22,7%.
Như vậy, cuộc bình chọn đã góp phần chứng minh cho xu hướng mới của giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh đó, trên thực tế dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản cũng đã xuất hiện từ khoảng cuối quý 3, đầu quý 4/2006 khi giá nhà đất đã được coi là giảm đến mức cần thiết trong khi nhu cầu về chỗ ở của người dân vẫn tăng cao.
Tuy nhiên, lo ngại về khả năng “sốt nóng” dẫn đến yếu tố thiếu bền vững của thị trường cũng đã được cảnh báo. Bởi lẽ, trên thực tế tâm lý phong trào trong đầu tư chứng khoán hay bất động sản vẫn là điểm đáng báo động.
Theo khảo sát của VnEconomy tại một số trung tâm giao dịch và môi giới nhà đất, hiện giá các loại căn hộ chung cư cao cấp như Ciputra, The Manor, Trung Hòa - Nhân Chính… đã tăng trên dưới 100 triệu đồng/căn hộ so với thời điểm cuối năm 2006.
Đó là ở thị trường căn hộ. Ở thị trường đất, giá cả cũng đang tăng lên khá nhanh chóng. Hiện tại giá đất ở các quận - huyện mới thành lập hoặc đang nằm trong quy hoạch của thành phố đã tăng lên từ 1-3 triệu đồng/m2 so với thời điểm cuối năm 2006. Tốc độ tăng giá ở mức độ thấp hơn là đất tại các khu vực nội thành, ở các tuyến phố vốn đã có mức giá đất được coi là cao “ngất ngưởng”.
Điểm đáng chú ý là, nếu như trong năm 2006 không khí trên thị trường bất động vẫn còn khá ảm đạm mặc dù cũng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi kể từ quý 3 thì hiện nay các trung tâm giao dịch đang tỏ ra khá sôi động. Đặc biệt, một dấu hiệu cho thấy một “cơn sốt” nhẹ đang trở lại khi lượng cá nhân “săn” nhà đất đang gia tăng.
Thậm chí, các nhân viên của một số trung tâm giao dịch bất động sản cho biết, số lượng khách hàng phải mua qua trung gian cũng đã tăng lên nhanh chóng kèm theo đó là sự trở lại khá mạnh mẽ của đội ngũ môi giới - cò nhà đất.
Giải thích nguyên nhân về dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản, một số chuyên gia trong ngành cho rằng nhân tố tác động mạnh mẽ nhất chính là các nhà đầu tư từ thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, sau một thời gian thị trường chứng khoán bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, số nhà đầu tư phất lên rất lớn và khoản tài chính thu về từ thị trường này rất cao. Theo quy luật, rất nhiều cá nhân khi tự nhận thấy đã “ăn đủ” từ thị trường này, họ sẽ dần rút vốn về để đầu tư vào lĩnh vực khác mà bất động sản chính là đích ngắm quan trọng nhất.
Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán đang chững lại, thậm chí trong vài ngày vừa qua đang sụt giảm thì tâm lý này của các nhà đầu tư cá nhân càng rõ nét hơn.
Một cán bộ hiện công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, người Việt Nam vốn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” đồng thời cũng ít mạo hiểm nên khi đã cảm thấy có thể “hạ cánh an toàn” ở thị trường chứng khoán họ sẽ rút vốn về và đầu tư vào lĩnh vực khác. Bản thân anh này sau khi đã có được khoản lãi trên 600 triệu từ việc đầu tư cổ phiếu tại thị trường OTC, anh cũng đang chuyển sang đầu tư bất động sản.
Theo kết quả bình chọn trên VnEconomy với câu hỏi “Bạn sẽ lựa chọn kênh đầu tư vốn nào trong năm 2007”, tính đến thời điểm ngày 23/2, trong 4.673 lượt bình chọn thì tỷ lệ lựa chọn kênh đầu tư vào bất động sản chiếm 21,9% trong khi tỷ lệ lựa chọn kênh chứng khoán chiếm 46,7%.
Tính đến thời điểm ngày 15/3, tỷ lệ này đã có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, với 11.289 lượt bình chọn, tỷ lệ lựa chọn kênh đầu tư chứng khoán đã giảm xuống còn 44,4% trong khi tỷ lệ độc giả lựa chọn kênh đầu tư bất động sản đã tăng lên 22,7%.
Như vậy, cuộc bình chọn đã góp phần chứng minh cho xu hướng mới của giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh đó, trên thực tế dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản cũng đã xuất hiện từ khoảng cuối quý 3, đầu quý 4/2006 khi giá nhà đất đã được coi là giảm đến mức cần thiết trong khi nhu cầu về chỗ ở của người dân vẫn tăng cao.
Tuy nhiên, lo ngại về khả năng “sốt nóng” dẫn đến yếu tố thiếu bền vững của thị trường cũng đã được cảnh báo. Bởi lẽ, trên thực tế tâm lý phong trào trong đầu tư chứng khoán hay bất động sản vẫn là điểm đáng báo động.