Bất ổn lên cao, giá dầu biến động mạnh
Tại Libya, những bất đồng xung quanh việc phân chia nguồn thu từ dầu đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn tại nước này
Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu lập mức đỉnh cao mới của năm 2016, tuy nhiên sau đó lại để mất khá nhiều thành quả tăng giá khi nhà đầu tư trở nên lo lắng với thông tin dự trữ dầu tăng, theo cập nhật từ Wall Street Journal.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 6/2016 chốt phiên tăng 54 cent, tương đương 1,2% lên mức 44,32 USD/thùng. Trong phiên buổi sáng, đã có lúc giá dầu tăng đến 5,2%, vượt mức 46 USD/thùng lần thứ 4 tính từ đầu năm 2016.
Trên thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 39 cent tương đương 0,9% lên 45,01 USD/thùng. Trong phiên giá dầu từng tăng 4,8%.
Giá dầu tăng mạnh trong phiên buổi sáng bởi những thông tin về các biến động bất lợi đối với nguồn cung dầu tại 2 khu vực của thế giới. Hiện nay tại Libya, căng thẳng chính trị có thể tác động xấu đến chính phủ được Liên hiệp quốc ủng hộ, nếu chính phủ đó bị lật đổ, chắc chắn nguồn cung dầu của Libya sẽ bị gián đoạn thời gian dài.
Tại Libya, những bất đồng xung quanh việc phân chia nguồn thu từ dầu đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn tại nước này. Những quan chức hiện đang kiểm soát các mỏ dầu ở phía Đông Libya đã ngừng xuất khẩu dầu khiến sản lượng dầu xuất hàng ngày của Libya giảm 150 nghìn thùng/ngày.
Trước đó, Libya đang xuất ra thế giới 1,4 triệu thùng dầu/ngày. Chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại quỹ Global Risk Management, ông Michael Poulsen, cảnh báo dựa trên những phân tích hiện tại, tình trạng bất ổn sẽ kéo dài trong thời gian tới.
Ngoài ra, khi mà tình trạng cháy rừng tại Alberta, Canada tiếp diễn, sẽ có thêm nhiều công ty sản xuất năng lượng phải dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động. Chỉ số giá dầu thô của Canada (Canadian Crude Index) tăng 3% trong phiên hôm qua, cao hơn nhiều so với mức chốt phiên của giá dầu trên thị trường New York và thị trường London.
Một số chuyên gia cho rằng tình trạng cháy rừng tại Canada sẽ sớm được giải quyết, vì vậy nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng rằng yếu tố này sẽ giúp giá dầu tăng trong thời gian dài. Hơn nữa, tình trạng gián đoạn sản xuất tại Canada cũng sẽ không thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất năng lượng tại Mỹ bởi dự trữ dầu của Mỹ hiện đã quá lớn, nếu Canada không xuất dầu vào Mỹ thì Mỹ chỉ cần dùng đến dự trữ sẵn có của mình.
Mới đây, tại Vienna, Áo đã diễn ra cuộc họp với đại diện của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để bàn về các yếu tố cung cầu hiện nay trên thị trường năng lượng thế giới. Cuộc họp của các đại diện trong và ngoài OPEC vào tháng 4 đã kết thúc mà không có một thỏa thuận đóng băng sản lượng nào được đưa ra.
Sau buổi họp đó, nhiều chuyên gia trên thị trường đã hy vọng vào khả năng sẽ có một cam kết không tăng sản lượng được đưa ra vào cuộc họp tháng 6/2016. Tuy nhiên, đại diện các nước nhận định tình hình thị trường thế giới đã thay đổi rất nhiều và họ cũng không cần thiết phải cam kết ngừng tăng sản lượng.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 6/2016 chốt phiên tăng 54 cent, tương đương 1,2% lên mức 44,32 USD/thùng. Trong phiên buổi sáng, đã có lúc giá dầu tăng đến 5,2%, vượt mức 46 USD/thùng lần thứ 4 tính từ đầu năm 2016.
Trên thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tăng 39 cent tương đương 0,9% lên 45,01 USD/thùng. Trong phiên giá dầu từng tăng 4,8%.
Giá dầu tăng mạnh trong phiên buổi sáng bởi những thông tin về các biến động bất lợi đối với nguồn cung dầu tại 2 khu vực của thế giới. Hiện nay tại Libya, căng thẳng chính trị có thể tác động xấu đến chính phủ được Liên hiệp quốc ủng hộ, nếu chính phủ đó bị lật đổ, chắc chắn nguồn cung dầu của Libya sẽ bị gián đoạn thời gian dài.
Tại Libya, những bất đồng xung quanh việc phân chia nguồn thu từ dầu đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn tại nước này. Những quan chức hiện đang kiểm soát các mỏ dầu ở phía Đông Libya đã ngừng xuất khẩu dầu khiến sản lượng dầu xuất hàng ngày của Libya giảm 150 nghìn thùng/ngày.
Trước đó, Libya đang xuất ra thế giới 1,4 triệu thùng dầu/ngày. Chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại quỹ Global Risk Management, ông Michael Poulsen, cảnh báo dựa trên những phân tích hiện tại, tình trạng bất ổn sẽ kéo dài trong thời gian tới.
Ngoài ra, khi mà tình trạng cháy rừng tại Alberta, Canada tiếp diễn, sẽ có thêm nhiều công ty sản xuất năng lượng phải dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động. Chỉ số giá dầu thô của Canada (Canadian Crude Index) tăng 3% trong phiên hôm qua, cao hơn nhiều so với mức chốt phiên của giá dầu trên thị trường New York và thị trường London.
Một số chuyên gia cho rằng tình trạng cháy rừng tại Canada sẽ sớm được giải quyết, vì vậy nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng rằng yếu tố này sẽ giúp giá dầu tăng trong thời gian dài. Hơn nữa, tình trạng gián đoạn sản xuất tại Canada cũng sẽ không thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất năng lượng tại Mỹ bởi dự trữ dầu của Mỹ hiện đã quá lớn, nếu Canada không xuất dầu vào Mỹ thì Mỹ chỉ cần dùng đến dự trữ sẵn có của mình.
Mới đây, tại Vienna, Áo đã diễn ra cuộc họp với đại diện của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để bàn về các yếu tố cung cầu hiện nay trên thị trường năng lượng thế giới. Cuộc họp của các đại diện trong và ngoài OPEC vào tháng 4 đã kết thúc mà không có một thỏa thuận đóng băng sản lượng nào được đưa ra.
Sau buổi họp đó, nhiều chuyên gia trên thị trường đã hy vọng vào khả năng sẽ có một cam kết không tăng sản lượng được đưa ra vào cuộc họp tháng 6/2016. Tuy nhiên, đại diện các nước nhận định tình hình thị trường thế giới đã thay đổi rất nhiều và họ cũng không cần thiết phải cam kết ngừng tăng sản lượng.