Bệnh nhân Ebola đầu tiên tại Mỹ đã chết
Ca bệnh của Duncan đã khiến dư luận Mỹ đặc biệt lo ngại trong thời gian gần đây
Theo tin từ Reuters, bệnh nhân được chẩn đoán Ebola đầu tiên tại Mỹ đã qua đời hôm qua (8/10), làm dấy lên những nghi ngờ về chất lượng chăm sóc đối với công dân Liberia này. Chính phủ Mỹ hiện đã yêu cầu 5 sân bay của nước này bắt đầu siết chặt kiểm tra thân nhiệt của hành khách đến từ Tây Phi.
Hãng tin trên cho biết, ông Thomas Eric Duncan đã qua đời trong phòng cách ly tại một bệnh viện ở Dallas 11 ngày sau khi nhập viện hôm 29/8.
Ca bệnh của Duncan đã khiến dư luận Mỹ đặc biệt lo ngại trong thời gian gần đây. Duncan đã mắc Ebola khi còn ở Liberia, nhưng vẫn có thể bay đến Mỹ và nhập cảnh vào nước này, sau đó mới được chẩn đoán nhiễm Ebola trên đất Mỹ.
Hãng tin trên cho biết, ông Thomas Eric Duncan đã qua đời trong phòng cách ly tại một bệnh viện ở Dallas 11 ngày sau khi nhập viện hôm 29/8.
Ca bệnh của Duncan đã khiến dư luận Mỹ đặc biệt lo ngại trong thời gian gần đây. Duncan đã mắc Ebola khi còn ở Liberia, nhưng vẫn có thể bay đến Mỹ và nhập cảnh vào nước này, sau đó mới được chẩn đoán nhiễm Ebola trên đất Mỹ.
Việc để lọt một bệnh nhân Ebola vào Mỹ làm gia tăng quan ngại về khả năng lan rộng loại virus chết người này khỏi Tây Phi, nơi gần 4.000 người đã thiệt mạng trong trận dịch Ebola lịch sử đang hoành hành.
Nhà Trắng cho biết, thiết bị cho việc theo dõi nhiệt độ cơ thể người trên màn hình sẽ được triển khai cho hành khách đến từ Tây Phi tại các sân bay của Mỹ. Việc triển khai thiết bị này sẽ bắt đầu với sân bay John F. Kennedy ở New York vào cuối tuần này, sau đó là một loạt sân bay lớn khác gồm Newark Liberty, Washington Dulles, Chicago O'Hare, và Hartsfield-Jackson Atlanta.
Cái chết của Duncan cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu ông đã nhận được sự chăm sóc kịp thời và đầy đủ hay chưa. Trước khi được đưa đi cấp cứu hai ngày, Duncan đã tới viện khám nhưng bác sỹ cho ông về nhà và chỉ dùng kháng sinh.
Theo bác sỹ Craig Smith, Giám đốc y khoa về bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện University Hospital, bang Georgia, nếu được nhập viện sớm, kết quả điều trị cho Duncan có thể khả quan hơn. “Tôi cho rằng, khoảng thời gian hai ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”, ông Smith nói.
Mấy ngày trước khi mất, Duncan đã rơi vào tình trạng nguy kịch, phải dùng đến máy thở và máy lọc thận. 6 ngày sau khi nhập viện, ông mới được dùng thuốc thử nghiệm chữa Ebola.
Khi xuất cảnh khỏi Liberia, hệ thống kiểm tại sân bay ở thủ đô Monrovia của nước này không phát hiện thấy Duncan có triệu chứng sốt. Khi điền vào một bản câu hỏi về tình trạng sức khỏe bản thân, Duncan khai ông chưa từng tiếp xúc với ai mắc Ebola.
Nhà chức trách Liberia cho biết, Duncan đã nói dối trong câu trả lời này, vì ông có tiếp xúc với một phụ nữ mang thai nhiễm Ebola và sau đó người này đã chết. Vì hành vi nói dối này của Duncan, nhà chức trách Liberia đã tuyên bố sẽ truy tố ông trước pháp luật nếu ông khỏi bệnh và trở về Mỹ.
Điều đáng lưu ý là khi đến Mỹ, Duncan không bị kiểm tra thân nhiệt trên màn hình.
Hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố số liệu mới cập nhất cho thấy, tính đến ngày 5/10, trận dịch Ebola ở Tây Phi đã khiến 3.879 người thiệt mạng trong tổng số 8.033 người mắc bệnh.
Đến nay, đã có một số công dân Mỹ nhiễm Ebola ở Tây phi và được đưa về Mỹ để điều trị. Tuy nhiên, Duncan là người đầu tiên phát các triệu chứng nhiễm Ebola trên đất Mỹ. Tại Tây Ban Nha, một nữ y tá điều trị cho bệnh nhân Ebola cũng đã nhiễm loại virus này, trở thành người đầu tiên trên thế giới được biết bị lây Ebola ngoài Tây Phi.
Nhà Trắng cho biết, thiết bị cho việc theo dõi nhiệt độ cơ thể người trên màn hình sẽ được triển khai cho hành khách đến từ Tây Phi tại các sân bay của Mỹ. Việc triển khai thiết bị này sẽ bắt đầu với sân bay John F. Kennedy ở New York vào cuối tuần này, sau đó là một loạt sân bay lớn khác gồm Newark Liberty, Washington Dulles, Chicago O'Hare, và Hartsfield-Jackson Atlanta.
Cái chết của Duncan cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu ông đã nhận được sự chăm sóc kịp thời và đầy đủ hay chưa. Trước khi được đưa đi cấp cứu hai ngày, Duncan đã tới viện khám nhưng bác sỹ cho ông về nhà và chỉ dùng kháng sinh.
Theo bác sỹ Craig Smith, Giám đốc y khoa về bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện University Hospital, bang Georgia, nếu được nhập viện sớm, kết quả điều trị cho Duncan có thể khả quan hơn. “Tôi cho rằng, khoảng thời gian hai ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”, ông Smith nói.
Mấy ngày trước khi mất, Duncan đã rơi vào tình trạng nguy kịch, phải dùng đến máy thở và máy lọc thận. 6 ngày sau khi nhập viện, ông mới được dùng thuốc thử nghiệm chữa Ebola.
Khi xuất cảnh khỏi Liberia, hệ thống kiểm tại sân bay ở thủ đô Monrovia của nước này không phát hiện thấy Duncan có triệu chứng sốt. Khi điền vào một bản câu hỏi về tình trạng sức khỏe bản thân, Duncan khai ông chưa từng tiếp xúc với ai mắc Ebola.
Nhà chức trách Liberia cho biết, Duncan đã nói dối trong câu trả lời này, vì ông có tiếp xúc với một phụ nữ mang thai nhiễm Ebola và sau đó người này đã chết. Vì hành vi nói dối này của Duncan, nhà chức trách Liberia đã tuyên bố sẽ truy tố ông trước pháp luật nếu ông khỏi bệnh và trở về Mỹ.
Điều đáng lưu ý là khi đến Mỹ, Duncan không bị kiểm tra thân nhiệt trên màn hình.
Hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố số liệu mới cập nhất cho thấy, tính đến ngày 5/10, trận dịch Ebola ở Tây Phi đã khiến 3.879 người thiệt mạng trong tổng số 8.033 người mắc bệnh.
Đến nay, đã có một số công dân Mỹ nhiễm Ebola ở Tây phi và được đưa về Mỹ để điều trị. Tuy nhiên, Duncan là người đầu tiên phát các triệu chứng nhiễm Ebola trên đất Mỹ. Tại Tây Ban Nha, một nữ y tá điều trị cho bệnh nhân Ebola cũng đã nhiễm loại virus này, trở thành người đầu tiên trên thế giới được biết bị lây Ebola ngoài Tây Phi.