Bị Mỹ - Trung đồng thuận trừng phạt, Triều Tiên vẫn thề không bỏ vũ khí hạt nhân
Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mới nhất có sự nhất trí giữa Mỹ và Trung Quốc
Triều Tiên tuyên bố “bác bỏ hoàn toàn” lệnh trừng phạt mới nhất mà Liên hiệp quốc nhằm vào công dân và các thực thể của nước này, gọi đây là một “hành động thù địch”, đồng thời thề sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.
Theo hãng tin Reuters, vào hôm thứ Sáu, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã siết trừng phạt Triều Tiên thông qua mở rộng đối tượng bị trừng phạt, như một sự đáp trả những vụ thử tên lửa liên tiếp trong thời gian gần đây của Bình Nhưỡng.
Đây là nghị quyết trừng phạt Triều Tiên đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền có sự nhất trí giữa Mỹ và Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên.
Nghị quyết trừng phạt của Liên hiệp quốc là “hành động thù địch đầy xảo quyệt với mục đích cản trở việc Triều Tiên xây dựng lực lượng hạt nhân, tước vũ khí và bóp nghẹt kinh tế đối với Triều Tiên”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được hãng thông tấn KCNA đăng tải có đoạn viết.
“Cho dù lệnh trừng phạt có là gì và sức ép có ra sao, thì chúng ta vẫn sẽ không đi chệch khỏi con đường phát triển lực lượng hạt nhân đã chọn để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền tồn tại của dân tộc, và sẽ tiến về phía trước để đi đến chiến thắng cuối cùng”, tuyên bố viết.
Triều Tiên đã phủ nhận tất cả các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhằm vào nước này kể từ năm 2006, khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Bình Nhưỡng nói rằng lệnh trừng phạt là sự xâm phạm trực tiếp quyền được tự vệ của Triều Tiên.
Đã mấy đời Tổng thống Mỹ nối tiếp nhau không thể giải quyết được vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Vấn đề này đã trở thành một ưu tiên an ninh của Mỹ, bởi Bình Nhưỡng thề sẽ phát triển một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới đại lục Mỹ.
Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây sức ép nhằm buộc Trung Quốc phải mạnh tay hơn với Triều Tiên, cảnh báo rằng Mỹ tính đến mọi khả năng - bao gồm xung đột quân sự - nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Trong tuyên bố của mình, Triều Tiên chỉ trích Mỹ và Trung Quốc “cưỡng ép” việc đi đến nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào nước này tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc “sau khi soạn nghị quyết ở hậu trường theo ý mình”.
“Sẽ là một toan tính sai lầm chết người nếu các quốc gia này… nghĩ rằng họ có thể gây trì hoãn hay cản trở dù chỉ một phút giây sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng hạt nhân Triều Tiên”, tuyên bố viết.
Bị bổ sung vào danh sách trừng phạt của Liên hiệp quốc đồng nghĩa với bị cấm đi lại trên toàn cầu và bị đóng băng tài sản. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa biểu tượng, xét tới bản chất đã bị cô lập của các thực thể chính thức của Triều Tiên và mạng lưới tinh vi các công ty bình phong mà Bình Nhưỡng sử dụng để né tránh lệnh trừng phạt.
Từ năm 2006 đến nay, Triều Tiên đã có 5 vụ thử hạt nhân và hai lần thử tên lửa đạn đạo tầm xa. Nước này gần đây dọa sẽ sớm thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6.
Theo hãng tin Reuters, vào hôm thứ Sáu, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã siết trừng phạt Triều Tiên thông qua mở rộng đối tượng bị trừng phạt, như một sự đáp trả những vụ thử tên lửa liên tiếp trong thời gian gần đây của Bình Nhưỡng.
Đây là nghị quyết trừng phạt Triều Tiên đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền có sự nhất trí giữa Mỹ và Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên.
Nghị quyết trừng phạt của Liên hiệp quốc là “hành động thù địch đầy xảo quyệt với mục đích cản trở việc Triều Tiên xây dựng lực lượng hạt nhân, tước vũ khí và bóp nghẹt kinh tế đối với Triều Tiên”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được hãng thông tấn KCNA đăng tải có đoạn viết.
“Cho dù lệnh trừng phạt có là gì và sức ép có ra sao, thì chúng ta vẫn sẽ không đi chệch khỏi con đường phát triển lực lượng hạt nhân đã chọn để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền tồn tại của dân tộc, và sẽ tiến về phía trước để đi đến chiến thắng cuối cùng”, tuyên bố viết.
Triều Tiên đã phủ nhận tất cả các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhằm vào nước này kể từ năm 2006, khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Bình Nhưỡng nói rằng lệnh trừng phạt là sự xâm phạm trực tiếp quyền được tự vệ của Triều Tiên.
Đã mấy đời Tổng thống Mỹ nối tiếp nhau không thể giải quyết được vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Vấn đề này đã trở thành một ưu tiên an ninh của Mỹ, bởi Bình Nhưỡng thề sẽ phát triển một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới đại lục Mỹ.
Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây sức ép nhằm buộc Trung Quốc phải mạnh tay hơn với Triều Tiên, cảnh báo rằng Mỹ tính đến mọi khả năng - bao gồm xung đột quân sự - nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Trong tuyên bố của mình, Triều Tiên chỉ trích Mỹ và Trung Quốc “cưỡng ép” việc đi đến nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào nước này tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc “sau khi soạn nghị quyết ở hậu trường theo ý mình”.
“Sẽ là một toan tính sai lầm chết người nếu các quốc gia này… nghĩ rằng họ có thể gây trì hoãn hay cản trở dù chỉ một phút giây sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng hạt nhân Triều Tiên”, tuyên bố viết.
Bị bổ sung vào danh sách trừng phạt của Liên hiệp quốc đồng nghĩa với bị cấm đi lại trên toàn cầu và bị đóng băng tài sản. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa biểu tượng, xét tới bản chất đã bị cô lập của các thực thể chính thức của Triều Tiên và mạng lưới tinh vi các công ty bình phong mà Bình Nhưỡng sử dụng để né tránh lệnh trừng phạt.
Từ năm 2006 đến nay, Triều Tiên đã có 5 vụ thử hạt nhân và hai lần thử tên lửa đạn đạo tầm xa. Nước này gần đây dọa sẽ sớm thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6.