Bill Gates chưa muốn ra đi?
Cho tới lúc này, vị chủ tịch 51 tuổi của Microsoft vẫn chưa có những biểu hiện cho thấy ông sẽ rời khỏi tập đoàn như dự kiến
Hơn bất kỳ thời điểm nào từ khi được thành lập 32 năm trước, Microsoft đang bị các đối thủ cạnh tranh bao vây từ mọi phía.
Và Bill Gates, người đồng sáng lập, Chủ tịch tập đoàn, đang có dự định chuyển giao lại công việc điều hành hàng ngày kể từ năm tới. Tuy nhiên, cho tới lúc này, vị chủ tịch 51 tuổi của Microsoft vẫn chưa có những biểu hiện cho thấy sự ra đi của ông.
Đã một năm trôi qua kể từ khi Bill Gates đặt ra kế hoạch 2 năm cho sự chuyển giao quyền lực, hầu như không có những dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy ông đã sẵn sàng rời khỏi thế giới công nghệ và dành toàn bộ thời gian cho quỹ từ thiện trị giá 33 tỷ USD mà vợ chồng ông thành lập 7 năm trước đây.
Tại cuộc họp thường niên của Microsoft vừa mới diễn ra, Bill Gates là người đứng lên phát biểu đầu tiên, vạch ra kế hoạch 10 năm tới cho tập đoàn, thay vì một kế hoạch 12 tháng.
Ông nói về một thế giới mà trong đó, sự phát triển rộng rãi của các mạng băng thông rộng sẽ làm thay đổi công nghệ máy tính, tạo ra sự tăng trưởng của các loại “giao diện người sử dụng tự nhiên” như bút, giọng nói và cảm ứng, thay thế nhiều chức năng như bàn phím và chuột.
Một số nguồn tin thân cận cho biết, đến thời điểm này, Bill Gates vẫn là người nắm giữ vị trí quan trọng trong chiến lược công nghệ của tập đoàn. Ông vẫn thường tham gia vào các cuộc họp bàn về chiến lược cấp cao với các đối tác thân cận nhất của Microsoft như Intel.
Trong ngành công nghệ thông tin, người ta rất nghi ngờ về khả năng Bill Gates sẽ thực sự rời khỏi vị trí lãnh đạo Microsoft trong bối cảnh vị trí thống lĩnh của tập đoàn đang bị thác thức, đặc biệt bởi đối thủ Google. Ngoài ra, thị trường chứng khoán có vẻ như không chịu tin rằng Microsoft sẽ lấy lại được sức mạnh vốn có. Cổ phiếu của Microsoft đã hầu như không tăng giá kể từ cuối kỷ nguyên “dot com”.
“Rất khó để một người ở tuổi ông ấy, một người đã xây dựng một tập đoàn rất thành công nhưng cũng liên tục phải đối mặt với thử thách như vậy, thực sự ra đi. Ông ấy sẽ không bao giờ là một nhà lãnh đạo danh nghĩa.” David B. Yoffie, một giáo sư đại học Harvard nhận định.
Tuy vậy, hai quan chức khác của Microsoft, những người đang tiếp quản công việc từ Bill Gates, là Craig Mundie, Giám đốc Nghiên cứu và Chiến lược và Ray Ozzie, Giám đốc Kiến thiết phần mềm, đồng ý với quan điểm của Bill Gates rằng, mặc dù đang phải đối mặt với thách thức từ mọi phía, tình hình hiện nay của tập đoàn phù hợp cho sự ra đi của Bill Gates và giai đoạn đầu của sự rút lui của ông khỏi tập đoàn đã diễn ra suôn sẻ.
Steven A. Ballmer, người tiếp quản chức vụ Giám đốc điều từ tay Bill Gates 7 năm trước cũng cho biết, hoạt động chung của Microsoft hiện nay mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ông cho biết, doanh thu cũng như lợi nhuận của tập đoàn đã tăng gấp đôi trong nửa thập kỷ mà ông lên nắm quyền, tuy giá cổ phiếu của công ty không tăng trong thời gian đó.
Mặc dù, sự chuyển giao quyền lực thường không mấy khi diễn ra suôn sẻ ở các công ty công nghệ cao, đến lúc này, dường như Gates có thể yên tâm rời đi vì Giám đốc Điều hành Ballmer đã khá thành công trong việc gánh vác công việc điều hành tập đoàn.
Về phần Bill Gates, ông vẫn thể hiện tính "hiếu thắng" trong việc bảo vệ thương hiệu của tập đoàn. Ông phản đối quan điểm của nhiều người rằng, Microsoft đang có những dấu hiệu già nua như IBM khi hãng này còn thống trị ngành công nghiệp máy tính.
Ông khẳng định, IBM không còn là trung tâm của ngành công nghiệp máy tính nữa, vì hai lý do. Trước hết, ngành công nghiệp này hiện nay tập trung vào lĩnh vực máy tính cá nhân. “Khi IBM sản xuất máy tính cá nhân, đó không phải là văn hóa, là khả năng tuyệt vời của họ. Sức mạnh của họ không bao giờ nằm trong lĩnh vực máy tính cá nhân.”
Thứ hai, trọng tâm của ngành công nghiệp máy tính đã dịch chuyển nhanh chóng về phía lĩnh vực phần mềm. “Tại sao các bạn lại yêu iPod, iPhone, Xbox 360 và Google Search? Lý do không phải là những lĩnh kiện mà chúng tôi mua để sản xuất Xbox hay Apple mua để sản xuất iPhone, đó phải là phần mềm được sử dụng cho những sản phẩm này.”
Ông cũng phủ nhận việc Google có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường phần mềm điện thoại thông minh, lĩnh vực mà hiện này Microsoft đang chiếm thị phần 10%.
Gần đây, có thông tin rằng Google đang chuẩn bị gia nhập thị trường điện thoại di động với phần mềm riêng và nhiều dịch vụ sử dụng phần mềm đó. Bill Gates cho rằng, không có khả năng Google có thể chiếm thị phần trên thị trường phần mềm điện thoại di động của Microsoft.
“Liệu bao nhiêu trong số những sản phẩm mà Google đã giới thiệu là những sản phẩm đem lại lợi nhuận. Họ đã giới thiệu khoảng 30 sản phẩm khác nhau nhưng chỉ có một sản phẩm có lợi nhuận,” ông nói.
Khả năng tạo ra phần mềm hấp dẫn vẫn là yếu tố quyết định ai là người chiến thắng. Bill Gates nói: “Phần mềm đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với điện thoại. Nhưng tôi không nhận thấy có thử thách nào đối với Microsoft trong lĩnh vực này.”
Ozzie cho biết, vấn đề giảm dần vai trò của Bill Gates được đề cập tới lần đầu tiên vào tháng 6/2006 khi ba người này có một cuộc họp để bàn việc chia sẻ trách nhiệm giữa họ trong việc lãnh đạo tập đoàn. Trước đây, Ozzie từng là một đối thủ lâu năm của Gates tại những công ty như Lotus và IBM trước khi gia nhập Microsoft hai năm trước đây.
Tại cuộc họp đó, họ quyết định Mundie và Ozzie sẽ chia vai trò của Bill Gates ra làm ba phần. Trong đó, Mundie, người vốn được coi là “ngoại trưởng” của Microsoft, chịu trách hiệm về các vấn đề chính sách quốc tế và những vấn đề có liên quan đến chính phủ liên bang, sẽ đóng vai trò quan hệ đối ngoại rộng hơn. Trong khi đó, Ozzie sẽ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề nội bộ công ty.
Thứ hai, Mundie chịu trách nhiệm về các quyết định chiến lược dài hạn của công ty, trong khi Ozzie giải quyết các thách thức ngắn hạn có liên quan đến các vấn đề phát triển sản phẩm. Và cuối cùng, Mundie chịu trách nhiệm về mảng phần mềm cho máy vi tính, như hệ điều hành Windows, trong khi Ozzie chịu trách nhiệm về mạng phần mềm mạng.
Trong thời gian chuyển giao này, Bill Gates vẫn tham gia vào việc hoạch định chiến lược của Microsoft trên thị trường tìm kiếm, lĩnh vực mà Microsoft đang có tham vọng đuổi kịp Google và Yahoo.
Mundie nói: “Quá trình rút lui của Gates khỏi công ty là tất yếu.” Tuy nhiên, theo Mundie và Ozzie, nguy hiểm nhất là việc Bill Gates vẫn tiếp tục đưa ra các quyết định trong khi không thực sự sâu sát với công việc của Microsoft. Bill Gates vẫn tiếp tục giữ ghế chủ tịch tập đoàn.
Về phần mình, Bill Gates nói, ông có kế hoạch chỉ duy trì sự quan tâm sâu sắc của mình đối với một vài lĩnh vực trong tập đoàn mà thôi. “Tôi sẽ chỉ dành ra mỗi tháng một đôi giờ đồng hồ để gặp gỡ với Mundie và Ozzie mà thôi.”
Hiện Bill Gates đã không còn tham gia các cuộc họp nhóm lãnh đạo cao cấp của tập đoàn nữa. Đầu tháng 7 này, ông đã tham cuộc họp hàng năm với bộ phận bán hàng của tập đoàn và có bài phát biểu mà nhiều người coi là lời chào từ biệt của ông.
Một người tham dự cuộc họp này cho biết, khi Gates kết thúc bài phát biểu của mình, những người tham gia cuộc họp đã đứng dậy hoan hô trong 5 phút. Điều này càng cho thấy sự ràng buộc giữa Microsoft và người đồng sáng lập ra nó.
Kể từ khi Gates chuyển giao quyền lãnh đạo về công nghệ của Microsoft cho Mundie và Ozzie, tập đoàn này đang đối mặt với một cuộc chuyển giao triệt để trong ngành công nghệ thông tin. Sáu tháng trước, Microsoft đã giao hàng hệ điều hành Windows Vista đã bị trì hoãn từ lâu và người ta tin rằng kỷ nguyên của những dự án phát triển phần mềm lớn và cồng kềnh như vậy đang đi đến hồi kết thúc.
Các mạng băng thông rộng rất phổ biến và các mạng không dây tốc độ cao lần đầu tiên đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những lựa chọn thay thế rất có ý nghĩa đối với những chiếc máy tính cá nhân cồng kềnh và tốn kém. Thay vào đó là một loạt những thiết bị kết nối thông minh nối mạng với nhau nhờ dịch vụ thông tin dựa trên Internet và các trung tâm dữ liệu tập trung.
Ngành công nghệ thông tin đang chuyển sang các mô hình “phần mềm là dịch vụ”, từ Salesforce.com, một công ty ở San Francisco chuyên cung cấp phần mềm liên lạc doanh nghiệp qua trình duyệt web, chiếc iPhone của Apple, một chiếc máy tính cần có Internet cho nhiều chức năng của nó.
Đây là một tầm nhìn mà bản thân Microsoft ít nhất cũng áp dụng một phần. Tuy nhiên, chiến lược của Microsoft lại là “phầm mềm cộng dịch vụ”, một cách tiếp cận nhằm mục đích bảo vệ nền móng đã được xây dựng của tập đoàn.
Các quan chức Microsoft đều cho biết, tập đoàn đang chuyển nhanh sang việc cung cấp các dịch vụ Internet mới cho người sử dụng máy tính cá nhân. Kho dữ liệu tập trung sẽ giúp cho người sử dụng có thể tiếp cận với hầu hết hoặc tất cả thông tin của họ từ mọi loại máy tính cá nhân mà họ sử dụng, cho dù đó là tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, và cho dù họ ở nơi đâu.
Ozzie nói: “Đã có một sự chuyển giao rất tự nhiên trong năm vừa qua khi tôi tiếp quản việc phát triển phần mềm và Bill giảm dần vai trò.” Còn Bill Gates thì khẳng định, hoạt động từ thiện cũng sẽ dẫn hấp dẫn như sản xuất phần mềm vậy.
(Theo NYT)
Và Bill Gates, người đồng sáng lập, Chủ tịch tập đoàn, đang có dự định chuyển giao lại công việc điều hành hàng ngày kể từ năm tới. Tuy nhiên, cho tới lúc này, vị chủ tịch 51 tuổi của Microsoft vẫn chưa có những biểu hiện cho thấy sự ra đi của ông.
Đã một năm trôi qua kể từ khi Bill Gates đặt ra kế hoạch 2 năm cho sự chuyển giao quyền lực, hầu như không có những dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy ông đã sẵn sàng rời khỏi thế giới công nghệ và dành toàn bộ thời gian cho quỹ từ thiện trị giá 33 tỷ USD mà vợ chồng ông thành lập 7 năm trước đây.
Tại cuộc họp thường niên của Microsoft vừa mới diễn ra, Bill Gates là người đứng lên phát biểu đầu tiên, vạch ra kế hoạch 10 năm tới cho tập đoàn, thay vì một kế hoạch 12 tháng.
Ông nói về một thế giới mà trong đó, sự phát triển rộng rãi của các mạng băng thông rộng sẽ làm thay đổi công nghệ máy tính, tạo ra sự tăng trưởng của các loại “giao diện người sử dụng tự nhiên” như bút, giọng nói và cảm ứng, thay thế nhiều chức năng như bàn phím và chuột.
Một số nguồn tin thân cận cho biết, đến thời điểm này, Bill Gates vẫn là người nắm giữ vị trí quan trọng trong chiến lược công nghệ của tập đoàn. Ông vẫn thường tham gia vào các cuộc họp bàn về chiến lược cấp cao với các đối tác thân cận nhất của Microsoft như Intel.
Trong ngành công nghệ thông tin, người ta rất nghi ngờ về khả năng Bill Gates sẽ thực sự rời khỏi vị trí lãnh đạo Microsoft trong bối cảnh vị trí thống lĩnh của tập đoàn đang bị thác thức, đặc biệt bởi đối thủ Google. Ngoài ra, thị trường chứng khoán có vẻ như không chịu tin rằng Microsoft sẽ lấy lại được sức mạnh vốn có. Cổ phiếu của Microsoft đã hầu như không tăng giá kể từ cuối kỷ nguyên “dot com”.
“Rất khó để một người ở tuổi ông ấy, một người đã xây dựng một tập đoàn rất thành công nhưng cũng liên tục phải đối mặt với thử thách như vậy, thực sự ra đi. Ông ấy sẽ không bao giờ là một nhà lãnh đạo danh nghĩa.” David B. Yoffie, một giáo sư đại học Harvard nhận định.
Tuy vậy, hai quan chức khác của Microsoft, những người đang tiếp quản công việc từ Bill Gates, là Craig Mundie, Giám đốc Nghiên cứu và Chiến lược và Ray Ozzie, Giám đốc Kiến thiết phần mềm, đồng ý với quan điểm của Bill Gates rằng, mặc dù đang phải đối mặt với thách thức từ mọi phía, tình hình hiện nay của tập đoàn phù hợp cho sự ra đi của Bill Gates và giai đoạn đầu của sự rút lui của ông khỏi tập đoàn đã diễn ra suôn sẻ.
Steven A. Ballmer, người tiếp quản chức vụ Giám đốc điều từ tay Bill Gates 7 năm trước cũng cho biết, hoạt động chung của Microsoft hiện nay mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ông cho biết, doanh thu cũng như lợi nhuận của tập đoàn đã tăng gấp đôi trong nửa thập kỷ mà ông lên nắm quyền, tuy giá cổ phiếu của công ty không tăng trong thời gian đó.
Mặc dù, sự chuyển giao quyền lực thường không mấy khi diễn ra suôn sẻ ở các công ty công nghệ cao, đến lúc này, dường như Gates có thể yên tâm rời đi vì Giám đốc Điều hành Ballmer đã khá thành công trong việc gánh vác công việc điều hành tập đoàn.
Về phần Bill Gates, ông vẫn thể hiện tính "hiếu thắng" trong việc bảo vệ thương hiệu của tập đoàn. Ông phản đối quan điểm của nhiều người rằng, Microsoft đang có những dấu hiệu già nua như IBM khi hãng này còn thống trị ngành công nghiệp máy tính.
Ông khẳng định, IBM không còn là trung tâm của ngành công nghiệp máy tính nữa, vì hai lý do. Trước hết, ngành công nghiệp này hiện nay tập trung vào lĩnh vực máy tính cá nhân. “Khi IBM sản xuất máy tính cá nhân, đó không phải là văn hóa, là khả năng tuyệt vời của họ. Sức mạnh của họ không bao giờ nằm trong lĩnh vực máy tính cá nhân.”
Thứ hai, trọng tâm của ngành công nghiệp máy tính đã dịch chuyển nhanh chóng về phía lĩnh vực phần mềm. “Tại sao các bạn lại yêu iPod, iPhone, Xbox 360 và Google Search? Lý do không phải là những lĩnh kiện mà chúng tôi mua để sản xuất Xbox hay Apple mua để sản xuất iPhone, đó phải là phần mềm được sử dụng cho những sản phẩm này.”
Ông cũng phủ nhận việc Google có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường phần mềm điện thoại thông minh, lĩnh vực mà hiện này Microsoft đang chiếm thị phần 10%.
Gần đây, có thông tin rằng Google đang chuẩn bị gia nhập thị trường điện thoại di động với phần mềm riêng và nhiều dịch vụ sử dụng phần mềm đó. Bill Gates cho rằng, không có khả năng Google có thể chiếm thị phần trên thị trường phần mềm điện thoại di động của Microsoft.
“Liệu bao nhiêu trong số những sản phẩm mà Google đã giới thiệu là những sản phẩm đem lại lợi nhuận. Họ đã giới thiệu khoảng 30 sản phẩm khác nhau nhưng chỉ có một sản phẩm có lợi nhuận,” ông nói.
Khả năng tạo ra phần mềm hấp dẫn vẫn là yếu tố quyết định ai là người chiến thắng. Bill Gates nói: “Phần mềm đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với điện thoại. Nhưng tôi không nhận thấy có thử thách nào đối với Microsoft trong lĩnh vực này.”
Ozzie cho biết, vấn đề giảm dần vai trò của Bill Gates được đề cập tới lần đầu tiên vào tháng 6/2006 khi ba người này có một cuộc họp để bàn việc chia sẻ trách nhiệm giữa họ trong việc lãnh đạo tập đoàn. Trước đây, Ozzie từng là một đối thủ lâu năm của Gates tại những công ty như Lotus và IBM trước khi gia nhập Microsoft hai năm trước đây.
Tại cuộc họp đó, họ quyết định Mundie và Ozzie sẽ chia vai trò của Bill Gates ra làm ba phần. Trong đó, Mundie, người vốn được coi là “ngoại trưởng” của Microsoft, chịu trách hiệm về các vấn đề chính sách quốc tế và những vấn đề có liên quan đến chính phủ liên bang, sẽ đóng vai trò quan hệ đối ngoại rộng hơn. Trong khi đó, Ozzie sẽ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề nội bộ công ty.
Thứ hai, Mundie chịu trách nhiệm về các quyết định chiến lược dài hạn của công ty, trong khi Ozzie giải quyết các thách thức ngắn hạn có liên quan đến các vấn đề phát triển sản phẩm. Và cuối cùng, Mundie chịu trách nhiệm về mảng phần mềm cho máy vi tính, như hệ điều hành Windows, trong khi Ozzie chịu trách nhiệm về mạng phần mềm mạng.
Trong thời gian chuyển giao này, Bill Gates vẫn tham gia vào việc hoạch định chiến lược của Microsoft trên thị trường tìm kiếm, lĩnh vực mà Microsoft đang có tham vọng đuổi kịp Google và Yahoo.
Mundie nói: “Quá trình rút lui của Gates khỏi công ty là tất yếu.” Tuy nhiên, theo Mundie và Ozzie, nguy hiểm nhất là việc Bill Gates vẫn tiếp tục đưa ra các quyết định trong khi không thực sự sâu sát với công việc của Microsoft. Bill Gates vẫn tiếp tục giữ ghế chủ tịch tập đoàn.
Về phần mình, Bill Gates nói, ông có kế hoạch chỉ duy trì sự quan tâm sâu sắc của mình đối với một vài lĩnh vực trong tập đoàn mà thôi. “Tôi sẽ chỉ dành ra mỗi tháng một đôi giờ đồng hồ để gặp gỡ với Mundie và Ozzie mà thôi.”
Hiện Bill Gates đã không còn tham gia các cuộc họp nhóm lãnh đạo cao cấp của tập đoàn nữa. Đầu tháng 7 này, ông đã tham cuộc họp hàng năm với bộ phận bán hàng của tập đoàn và có bài phát biểu mà nhiều người coi là lời chào từ biệt của ông.
Một người tham dự cuộc họp này cho biết, khi Gates kết thúc bài phát biểu của mình, những người tham gia cuộc họp đã đứng dậy hoan hô trong 5 phút. Điều này càng cho thấy sự ràng buộc giữa Microsoft và người đồng sáng lập ra nó.
Kể từ khi Gates chuyển giao quyền lãnh đạo về công nghệ của Microsoft cho Mundie và Ozzie, tập đoàn này đang đối mặt với một cuộc chuyển giao triệt để trong ngành công nghệ thông tin. Sáu tháng trước, Microsoft đã giao hàng hệ điều hành Windows Vista đã bị trì hoãn từ lâu và người ta tin rằng kỷ nguyên của những dự án phát triển phần mềm lớn và cồng kềnh như vậy đang đi đến hồi kết thúc.
Các mạng băng thông rộng rất phổ biến và các mạng không dây tốc độ cao lần đầu tiên đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những lựa chọn thay thế rất có ý nghĩa đối với những chiếc máy tính cá nhân cồng kềnh và tốn kém. Thay vào đó là một loạt những thiết bị kết nối thông minh nối mạng với nhau nhờ dịch vụ thông tin dựa trên Internet và các trung tâm dữ liệu tập trung.
Ngành công nghệ thông tin đang chuyển sang các mô hình “phần mềm là dịch vụ”, từ Salesforce.com, một công ty ở San Francisco chuyên cung cấp phần mềm liên lạc doanh nghiệp qua trình duyệt web, chiếc iPhone của Apple, một chiếc máy tính cần có Internet cho nhiều chức năng của nó.
Đây là một tầm nhìn mà bản thân Microsoft ít nhất cũng áp dụng một phần. Tuy nhiên, chiến lược của Microsoft lại là “phầm mềm cộng dịch vụ”, một cách tiếp cận nhằm mục đích bảo vệ nền móng đã được xây dựng của tập đoàn.
Các quan chức Microsoft đều cho biết, tập đoàn đang chuyển nhanh sang việc cung cấp các dịch vụ Internet mới cho người sử dụng máy tính cá nhân. Kho dữ liệu tập trung sẽ giúp cho người sử dụng có thể tiếp cận với hầu hết hoặc tất cả thông tin của họ từ mọi loại máy tính cá nhân mà họ sử dụng, cho dù đó là tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, và cho dù họ ở nơi đâu.
Ozzie nói: “Đã có một sự chuyển giao rất tự nhiên trong năm vừa qua khi tôi tiếp quản việc phát triển phần mềm và Bill giảm dần vai trò.” Còn Bill Gates thì khẳng định, hoạt động từ thiện cũng sẽ dẫn hấp dẫn như sản xuất phần mềm vậy.
(Theo NYT)