Biz controller, công cụ quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thẻ tín dụng doanh nghiệp được xem là công cụ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa quản lý chi phí, biết được dòng tiền ra vào
Nhiều ngân hàng đã chuyển hướng phát hành các loại thẻ thanh toán dành riêng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể thanh toán không dùng tiền mặt nhưng đồng thời có thể kiểm soát thẻ trên phương diện pháp nhân, chứ không dựa vào cá nhân.
Thẻ thanh toán bao gồm hai loại cơ bản là thẻ ghi nợ nội địa (có thể hiểu tương tự như thẻ ATM) và thẻ tín dụng. Trong đó, thẻ tín dụng khá được thị trường ưa chuộng hơn vì tính tiện lợi của nó. Có thể điểm tên một số loại thẻ như ACB Visa Business, Vietcombank, gần đây nhất là thẻ tín dụng VPBiz MasterCard.
Thẻ tín dụng doanh nghiệp có lợi ích tương tự như thẻ tín dụng cá nhân. Bởi, doanh nghiệp có thể mua hàng trước trả tiền sau, được hoàn lại một phần tiền trên tổng giá trị mua hàng. Nhờ đó, dòng tiền của doanh nghiệp được tối ưu do tận dụng được thời gian vay mượn “miễn phí” từ ngân hàng (khoảng thời gian miễn lãi), ngoài ra cũng sẽ tiết kiệm được nhiều loại chi phí từ những chương trình giảm giá hàng hóa và chi phí sử dụng tiền mặt.
Theo ông Trần Văn Trọng, Chánh văn phòng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thanh toán bằng thẻ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng luân chuyển nguồn vốn quay vòng để tái đầu tư mới. Mặt khác nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thống kê chi phí và minh bạch hơn trong con mắt đối tác cũng như nhà đầu tư.
Thậm chí, với các doanh nghiệp có hệ thống kế toán yếu, việc dùng thẻ cũng là bước đệm giúp công ty tiếp cận vốn ngân hàng một cách chính thức khi có nhu cầu sau này.
Theo giới tài chính, sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp đặc biệt hữu dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vì đây được xem là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý chi phí, biết được dòng tiền ra vào, từ đó doanh nghiệp có thể tự mình kiểm soát, đặt hạn mức cho từng loại chi phí để giữ trạng thái tài chính công ty được cân bằng.
Hiện, hơn 97% trong tổng số hơn 500.000 doanh nghiệp Việt đang hoạt động, quy mô sản xuất nhỏ nhưng với số lượng đông đảo, các SME hàng năm đóng góp đến hơn 50% GDP của Việt Nam và tạo ra 62% việc làm. Sau giai đoạn 2012, nhiều ngân hàng đưa SME trở thành đối tượng quan trọng để phục vụ.
Ví dụ như VPBank, ngân hàng này thành lập riêng một bộ phận chuyên biệt để phục vụ phân khúc khách hàng SME. Chính vì thế, thị trường SME đang được xem là cơ hội đối với các ngân hàng.
Đại diện một ngân hàng cho biết, thời gian tới, thị trường có thể tiếp tục có nhiều những thẻ tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp. Do vậy, để cạnh tranh, các ngân hàng sẽ phải đi vào những chi tiết nhỏ nhằm hỗ trợ khách hàng.
Theo vị này, sau thời gian ra mắt các gói tín dụng dành riêng cho đối tượng khách hàng là SME, các ngân hàng đã cho ra đời một sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp mới và hữu dụng, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho nhóm đối tượng trước đây chưa thực sự được quan tâm.
Hiện có thể ví dụ như công cụ “Biz controller” trong thẻ VPBiz Platinum MasterCard mà ngân hàng VPBank đang ứng dụng. Đây là công cụ duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này giúp người quản lý có thể thiết lập hạn mức, phạm vi chi tiêu và theo dõi chi tiêu của các thẻ phụ trong công ty.
Cuối tháng 7/2016, VPBank đã được tạp chí Asian Banking & Finance (ABF) trao tặng giải thưởng “Thẻ tín dụng đột phá của năm - Credit Card Initiative of the Year” dành cho thẻ Tín dụng Doanh nghiệp VPBiz Platinum Card.
Đại diện của VPBank cho biết, trong năm 2017, VPBank dự kiến sẽ nâng thời gian miễn lãi lên tới 55 ngày và phí rút tiền mặt tại ATM VPBank giảm xuống chỉ còn 2,9% cũng là những tính năng mang lại lợi ích tài chính thiết thực cho doanh nghiệp.
Thẻ thanh toán bao gồm hai loại cơ bản là thẻ ghi nợ nội địa (có thể hiểu tương tự như thẻ ATM) và thẻ tín dụng. Trong đó, thẻ tín dụng khá được thị trường ưa chuộng hơn vì tính tiện lợi của nó. Có thể điểm tên một số loại thẻ như ACB Visa Business, Vietcombank, gần đây nhất là thẻ tín dụng VPBiz MasterCard.
Thẻ tín dụng doanh nghiệp có lợi ích tương tự như thẻ tín dụng cá nhân. Bởi, doanh nghiệp có thể mua hàng trước trả tiền sau, được hoàn lại một phần tiền trên tổng giá trị mua hàng. Nhờ đó, dòng tiền của doanh nghiệp được tối ưu do tận dụng được thời gian vay mượn “miễn phí” từ ngân hàng (khoảng thời gian miễn lãi), ngoài ra cũng sẽ tiết kiệm được nhiều loại chi phí từ những chương trình giảm giá hàng hóa và chi phí sử dụng tiền mặt.
Theo ông Trần Văn Trọng, Chánh văn phòng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thanh toán bằng thẻ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng luân chuyển nguồn vốn quay vòng để tái đầu tư mới. Mặt khác nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thống kê chi phí và minh bạch hơn trong con mắt đối tác cũng như nhà đầu tư.
Thậm chí, với các doanh nghiệp có hệ thống kế toán yếu, việc dùng thẻ cũng là bước đệm giúp công ty tiếp cận vốn ngân hàng một cách chính thức khi có nhu cầu sau này.
Theo giới tài chính, sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp đặc biệt hữu dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vì đây được xem là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý chi phí, biết được dòng tiền ra vào, từ đó doanh nghiệp có thể tự mình kiểm soát, đặt hạn mức cho từng loại chi phí để giữ trạng thái tài chính công ty được cân bằng.
Hiện, hơn 97% trong tổng số hơn 500.000 doanh nghiệp Việt đang hoạt động, quy mô sản xuất nhỏ nhưng với số lượng đông đảo, các SME hàng năm đóng góp đến hơn 50% GDP của Việt Nam và tạo ra 62% việc làm. Sau giai đoạn 2012, nhiều ngân hàng đưa SME trở thành đối tượng quan trọng để phục vụ.
Ví dụ như VPBank, ngân hàng này thành lập riêng một bộ phận chuyên biệt để phục vụ phân khúc khách hàng SME. Chính vì thế, thị trường SME đang được xem là cơ hội đối với các ngân hàng.
Đại diện một ngân hàng cho biết, thời gian tới, thị trường có thể tiếp tục có nhiều những thẻ tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp. Do vậy, để cạnh tranh, các ngân hàng sẽ phải đi vào những chi tiết nhỏ nhằm hỗ trợ khách hàng.
Theo vị này, sau thời gian ra mắt các gói tín dụng dành riêng cho đối tượng khách hàng là SME, các ngân hàng đã cho ra đời một sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp mới và hữu dụng, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho nhóm đối tượng trước đây chưa thực sự được quan tâm.
Hiện có thể ví dụ như công cụ “Biz controller” trong thẻ VPBiz Platinum MasterCard mà ngân hàng VPBank đang ứng dụng. Đây là công cụ duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này giúp người quản lý có thể thiết lập hạn mức, phạm vi chi tiêu và theo dõi chi tiêu của các thẻ phụ trong công ty.
Cuối tháng 7/2016, VPBank đã được tạp chí Asian Banking & Finance (ABF) trao tặng giải thưởng “Thẻ tín dụng đột phá của năm - Credit Card Initiative of the Year” dành cho thẻ Tín dụng Doanh nghiệp VPBiz Platinum Card.
Đại diện của VPBank cho biết, trong năm 2017, VPBank dự kiến sẽ nâng thời gian miễn lãi lên tới 55 ngày và phí rút tiền mặt tại ATM VPBank giảm xuống chỉ còn 2,9% cũng là những tính năng mang lại lợi ích tài chính thiết thực cho doanh nghiệp.