Bloomberg: Thiếu điện đe dọa kinh tế Việt Nam
Giá điện bán lẻ hiện nay không đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư rót vốn vào ngành điện
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thành công của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện - nguồn năng lượng để các nền kinh tế hiện đại vận hành.
Theo hãng tin này, nguy cơ thiếu điện ở Việt Nam đã trở nên tệ hơn từ tuần trước khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (Petro Vietnam) cho biết, các cuộc đàm phán với hãng dầu lửa Chevron của Mỹ về khai thác một mỏ khí đốt rơi vào thất bại do bất đồng về giá cả.
Việc Petro Vietnam và Chevron không đạt thỏa thuận sẽ khiến các nhà máy phát điện của Việt Nam thiếu đi nguồn nhiên liệu đầu vào là khí tự nhiên. Hồi tháng trước, hãng nghiên cứu IHS Energy nói rằng, nhu cầu khí đốt ở Việt Nam có thể vượt nguồn cung trong thời gian từ nay tới năm 2015.
“Vấn đề chính nằm ở chỗ, Việt Nam có một hệ thống ra quyết định dựa trên sự đồng thuận khá cồng kềnh, có thể cản trở quá trình lắp đặt và vận hành các dự án điện”, ông Graham Tyler, nhà quản lý của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie tại Đông Nam Á, đánh giá.
Việt Nam đang thực hiện việc tăng giá điện để thu hút vốn đầu tư vào các dự án phát điện. Tuy nhiên, theo Bloomberg, những nỗ lực này có thể không kịp thời để giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền Nam, nơi tập trung hơn một nửa số công ty niêm yết và nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam, từ dệt may cho tới dầu khí.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng, một phần của vấn đề nằm ở chỗ, giá điện bán lẻ hiện nay không đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư rót vốn vào ngành điện.
“Khi mức giá bán lẻ điện thấp như vậy, vốn đầu tư sẽ bị hút vào những ngành tiêu thụ nhiều điện như xi măng, sắt thép. Bởi vậy, chúng tôi đang ở trong tình cảnh không thể thu hút được các nhà sản xuất điện cho dù ngày càng có nhiều người sử dụng điện. Thực tế này khiến tình trạng thiếu điện thêm nghiêm trọng”, oogn Vinh nói.
Theo Bloomberg, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn thứ tư ở khu vực Đông Á, sau Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Thất bại trong việc đạt thỏa thuận với Chevron như đã nói ở trên xảy ra hơn 1 thập kỷ sau khi các kế hoạch khai thác mỏ khí này được công bố. Thất bại này cho thấy những rào cản mà Việt Nam phải đối mặt trong việc khai thác các mỏ khí tự nhiên của mình.
Theo ông Duncan van Bergen, một nhà quản lý về khí đốt và khí hóa lỏng thuộc tập đoàn Royal Dutch Shell ở Singapore, nói rằng, việc khai thác các mỏ khí tự nhiên đòi hỏi phải có sự hòa hợp lợi ích của các bên tham gia từ bên khác thác cho tới người sử dụng thì mới thực hiện được. “Đó là lý do vì sao một số dự án khí đốt tiêu tốn khá nhiều thời gian. Đây là một chuỗi giá trị phức tạp, đòi hỏi sự nhất trí của nhiều bên”, ông Bergen nói.
Trong trường hợp Việt Nam, sự nhất trí ở đây phải bao gồm công ty nước ngoài khai thác mỏ khí, PetroVietnam, Tập đoàn Điện lực (EVN), và Chính phủ. Điều này khiến PetroVietnam gặp trở ngại khi đàm phán với các công ty như Chevron.
“Mức giá mà chúng tôi đưa ra cho Chevron là mức cao nhất có thể theo quy định của Việt Nam. Họ muốn tăng giá, nhưng theo quy định của Việt Nam, điều đó là không thể, và đó là lý do vì sao không đi tới được thỏa thuận”, Chủ tịch Petro Vietnam Phùng Đình Thực nói. Theo ông Thực, mức giá điện tăng lên sẽ giúp thị trường điện Việt Nam tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu, thất bại trong đàm phán với Chevron sẽ trì hoãn các kế hoạch dùng khí đốt để phát điện ở Cần Thơ. Chevron tiếp quản dự án trị giá 4 tỷ USDS này khi hãng mua lại Unocal vào năm 2005.
Thất bại này cũng cản trở kế hoạch của Việt Nam nhằm tăng tỷ lệ sử dụng khí đốt trong cơ cấu năng lượng được dùng. Năm 2005, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, khí đốt chiếm khoảng 38% trong cơ cấu năng lượng của Việt nam và Chính phủ dự kiến tăng tỷ lệ này lên 40% vào năm 2015. Đến nay, WB cho rằng, tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 15% vào năm 2020.
Theo ông Franz Gerner, một điều phối viên của WB tại Hà Nội, Việt Nam có một mạng lưới truyền tải điện cao áp Bắc-Nam khá hiện đại, hệ thống điện của Việt Nam vẫn cần tới sự đầu tư lớn. Ông Gerner ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 5 tỷ USD mỗi năm trong 2 thập kỷ tới để mở rộng hệ thống phát điện, truyền tải và phân phối điện để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhu cầu khoảng 10% mỗi năm.
Bloomberg cho biết, Ấn Độ và Hàn Quốc là hai quốc gia châu Á khác thực hiện chính sách kiểm soát giá điện. Chính sách này dẫn tới thất thoát điện và tiếp theo là sự thiếu vốn đầu tư, kéo theo thiếu điện. Năm ngoái, Ấn Độ trải qua đợt mất điện lớn nhất thế giới, còn Hàn Quốc buộc phải áp dụng các quy định về tiết kiệm năng lượng.
Trong trường hợp Việt Nam, chí ít thì một phần câu trả lời cho tình trạng thiếu điện cũng đang ở rất gần. Việt Nam có trữ lượng khí tự nhiên ước tính cao gấp đôi Thái Lan. Trong khi đó, sản lượng khí đốt của Việt Nam chỉ bằng 1/4 của quốc gia láng giềng này. Tương tự, sản lượng khí đốt của Việt Nam cũng thua Myanmar, cho dù Myanmar có trữ lượng khí đốt chỉ bằng khoảng một nửa so với Việt Nam.
Petro Vietnam và Chevron không đạt thỏa thuận, nhưng hoạt động thăm dò khí đốt ở Việt Nam vẫn tiếp tục. Một nhóm do tập đoàn Exxon Mobil dẫn đầu đã tìm thấy trữ lượng khí đốt mà ông Hậu ước tính đạt 170-227 tỷ mét khối.
Trữ lượng mới được phát hiện này tương đương khoảng 1/3 trữ lượng khí đốt đã được chứng minh của Việt Nam là 617 tỷ mét khối, và gần bằng tổng trữ lượng khí đốt của Thái Lan là 286 tỷ mét khối, theo số liệu của BP.
Một liên doanh do hãng dầu lửa lớn nhất Italy là Eni vận hành hiện đang khoan tìm khí đốt ở vùng biển Cửa Lò. Theo một số chuyên gia, khu vực này rất hứa hẹn sẽ đem đến trữ lượng khoảng 396 tỷ mét khối khí.
Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra với Chevron, không rõ liệu Việt Nam có thể đạt thỏa thuận với Exxon Mobil hay Eni.
“Đây là một vấn đề lớn đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp quy mô lớn ở miền Nam. Rõ ràng, trừ phi công suất phát điện được tăng lên, thiếu điện sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi lớn tới tăng trưởng kinh tế”, điều phối viên Gerner của WB nói.
Theo hãng tin này, nguy cơ thiếu điện ở Việt Nam đã trở nên tệ hơn từ tuần trước khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (Petro Vietnam) cho biết, các cuộc đàm phán với hãng dầu lửa Chevron của Mỹ về khai thác một mỏ khí đốt rơi vào thất bại do bất đồng về giá cả.
Việc Petro Vietnam và Chevron không đạt thỏa thuận sẽ khiến các nhà máy phát điện của Việt Nam thiếu đi nguồn nhiên liệu đầu vào là khí tự nhiên. Hồi tháng trước, hãng nghiên cứu IHS Energy nói rằng, nhu cầu khí đốt ở Việt Nam có thể vượt nguồn cung trong thời gian từ nay tới năm 2015.
“Vấn đề chính nằm ở chỗ, Việt Nam có một hệ thống ra quyết định dựa trên sự đồng thuận khá cồng kềnh, có thể cản trở quá trình lắp đặt và vận hành các dự án điện”, ông Graham Tyler, nhà quản lý của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie tại Đông Nam Á, đánh giá.
Việt Nam đang thực hiện việc tăng giá điện để thu hút vốn đầu tư vào các dự án phát điện. Tuy nhiên, theo Bloomberg, những nỗ lực này có thể không kịp thời để giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền Nam, nơi tập trung hơn một nửa số công ty niêm yết và nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam, từ dệt may cho tới dầu khí.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng, một phần của vấn đề nằm ở chỗ, giá điện bán lẻ hiện nay không đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư rót vốn vào ngành điện.
“Khi mức giá bán lẻ điện thấp như vậy, vốn đầu tư sẽ bị hút vào những ngành tiêu thụ nhiều điện như xi măng, sắt thép. Bởi vậy, chúng tôi đang ở trong tình cảnh không thể thu hút được các nhà sản xuất điện cho dù ngày càng có nhiều người sử dụng điện. Thực tế này khiến tình trạng thiếu điện thêm nghiêm trọng”, oogn Vinh nói.
Theo Bloomberg, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn thứ tư ở khu vực Đông Á, sau Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Thất bại trong việc đạt thỏa thuận với Chevron như đã nói ở trên xảy ra hơn 1 thập kỷ sau khi các kế hoạch khai thác mỏ khí này được công bố. Thất bại này cho thấy những rào cản mà Việt Nam phải đối mặt trong việc khai thác các mỏ khí tự nhiên của mình.
Theo ông Duncan van Bergen, một nhà quản lý về khí đốt và khí hóa lỏng thuộc tập đoàn Royal Dutch Shell ở Singapore, nói rằng, việc khai thác các mỏ khí tự nhiên đòi hỏi phải có sự hòa hợp lợi ích của các bên tham gia từ bên khác thác cho tới người sử dụng thì mới thực hiện được. “Đó là lý do vì sao một số dự án khí đốt tiêu tốn khá nhiều thời gian. Đây là một chuỗi giá trị phức tạp, đòi hỏi sự nhất trí của nhiều bên”, ông Bergen nói.
Trong trường hợp Việt Nam, sự nhất trí ở đây phải bao gồm công ty nước ngoài khai thác mỏ khí, PetroVietnam, Tập đoàn Điện lực (EVN), và Chính phủ. Điều này khiến PetroVietnam gặp trở ngại khi đàm phán với các công ty như Chevron.
“Mức giá mà chúng tôi đưa ra cho Chevron là mức cao nhất có thể theo quy định của Việt Nam. Họ muốn tăng giá, nhưng theo quy định của Việt Nam, điều đó là không thể, và đó là lý do vì sao không đi tới được thỏa thuận”, Chủ tịch Petro Vietnam Phùng Đình Thực nói. Theo ông Thực, mức giá điện tăng lên sẽ giúp thị trường điện Việt Nam tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu, thất bại trong đàm phán với Chevron sẽ trì hoãn các kế hoạch dùng khí đốt để phát điện ở Cần Thơ. Chevron tiếp quản dự án trị giá 4 tỷ USDS này khi hãng mua lại Unocal vào năm 2005.
Thất bại này cũng cản trở kế hoạch của Việt Nam nhằm tăng tỷ lệ sử dụng khí đốt trong cơ cấu năng lượng được dùng. Năm 2005, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, khí đốt chiếm khoảng 38% trong cơ cấu năng lượng của Việt nam và Chính phủ dự kiến tăng tỷ lệ này lên 40% vào năm 2015. Đến nay, WB cho rằng, tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 15% vào năm 2020.
Theo ông Franz Gerner, một điều phối viên của WB tại Hà Nội, Việt Nam có một mạng lưới truyền tải điện cao áp Bắc-Nam khá hiện đại, hệ thống điện của Việt Nam vẫn cần tới sự đầu tư lớn. Ông Gerner ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 5 tỷ USD mỗi năm trong 2 thập kỷ tới để mở rộng hệ thống phát điện, truyền tải và phân phối điện để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhu cầu khoảng 10% mỗi năm.
Bloomberg cho biết, Ấn Độ và Hàn Quốc là hai quốc gia châu Á khác thực hiện chính sách kiểm soát giá điện. Chính sách này dẫn tới thất thoát điện và tiếp theo là sự thiếu vốn đầu tư, kéo theo thiếu điện. Năm ngoái, Ấn Độ trải qua đợt mất điện lớn nhất thế giới, còn Hàn Quốc buộc phải áp dụng các quy định về tiết kiệm năng lượng.
Trong trường hợp Việt Nam, chí ít thì một phần câu trả lời cho tình trạng thiếu điện cũng đang ở rất gần. Việt Nam có trữ lượng khí tự nhiên ước tính cao gấp đôi Thái Lan. Trong khi đó, sản lượng khí đốt của Việt Nam chỉ bằng 1/4 của quốc gia láng giềng này. Tương tự, sản lượng khí đốt của Việt Nam cũng thua Myanmar, cho dù Myanmar có trữ lượng khí đốt chỉ bằng khoảng một nửa so với Việt Nam.
Petro Vietnam và Chevron không đạt thỏa thuận, nhưng hoạt động thăm dò khí đốt ở Việt Nam vẫn tiếp tục. Một nhóm do tập đoàn Exxon Mobil dẫn đầu đã tìm thấy trữ lượng khí đốt mà ông Hậu ước tính đạt 170-227 tỷ mét khối.
Trữ lượng mới được phát hiện này tương đương khoảng 1/3 trữ lượng khí đốt đã được chứng minh của Việt Nam là 617 tỷ mét khối, và gần bằng tổng trữ lượng khí đốt của Thái Lan là 286 tỷ mét khối, theo số liệu của BP.
Một liên doanh do hãng dầu lửa lớn nhất Italy là Eni vận hành hiện đang khoan tìm khí đốt ở vùng biển Cửa Lò. Theo một số chuyên gia, khu vực này rất hứa hẹn sẽ đem đến trữ lượng khoảng 396 tỷ mét khối khí.
Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra với Chevron, không rõ liệu Việt Nam có thể đạt thỏa thuận với Exxon Mobil hay Eni.
“Đây là một vấn đề lớn đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp quy mô lớn ở miền Nam. Rõ ràng, trừ phi công suất phát điện được tăng lên, thiếu điện sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi lớn tới tăng trưởng kinh tế”, điều phối viên Gerner của WB nói.