Bộ Giao thông bị yêu cầu giải trình đường cao tốc ngoài quy hoạch
Bộ Giao thông Vận tải vừa bị yêu cầu phải giải trình liên quan đến dự án cao tốc đoạn từ Chợ Mới - Bắc Kạn nằm ngoài quy hoạch
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có văn bản phúc đáp Văn phòng Chính phủ về việc giải trình, làm rõ quy mô dự án đầu tư hoàn chỉnh quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc và đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn theo hình thức hợp đồng BOT.
Cụ thể, Bộ này cho biết, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, điểm cuối tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn là tại Khu công nghiệp Thanh Bình, không phải là thành phố Bắc Kạn.
Đoạn từ khu công nghiệp Thanh Bình (thuộc huyện Chợ Mới) tới Tp.Bắc Kạn dài khoảng 40 km cũng chưa có trong quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung đoạn từ khu công nghiệp Thanh Bình - Tp.Bắc Kạn vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để có cơ sở nghiên cứu phương án đầu tư đoạn tuyến này.
Trong văn bản, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ phải bỏ thêm một khoản kinh phí để thanh toán nợ cho nhà thầu là 602 tỷ đồng và phải nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 2.243 tỷ đồng. Mục đích là để thu hồi một phần vốn Nhà nước đã bỏ ra để đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phê duyệt quyết toán toàn bộ dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên để xác định cụ thể phần vốn Nhà nước đã đầu tư, để có căn cứ xem xét đề xuất trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, việc Bộ Giao thông Vận tải đề nghị dùng khoản kinh phí thu được từ việc thực hiện dự án BOT quốc lộ 3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên để đầu tư đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn là không phù hợp.
Cụ thể, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước phải thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư công. Hiện nay, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, theo quy định, việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn là thẩm quyền của Quốc hội. Bên cạnh đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 hiện nay đáp ứng được đủ nguồn vốn đối ứng ODA, vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp.
Trong khi đó, so với phương án của Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 14944 ngày 15/12/2016 thì phương án đề nghị tại văn bản số 5599 ngày 26/5/2017 sẽ dẫn đến việc tăng phí hoặc thêm thời gian thu phí của dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa nêu cụ thể phương án tài chính của dự án đầu tư hoàn chỉnh quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc theo hình thức BOT (mức phí, lộ trình tăng phí dự kiến, thời gian hoàn vốn…).
Từ các lý do nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phê duyệt quyết toán toàn bộ dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.
Rà soát lại quy hoạch, quy mô đầu tư đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn; nghiên cứu, so sánh cụ thể phương án tài chính của các phương án đầu tư đã báo cáo cũng như có thể đề xuất phương án tối ưu hơn để đảm bảo tính khả thi của phương án, hài hoà lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.
Cụ thể, Bộ này cho biết, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, điểm cuối tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn là tại Khu công nghiệp Thanh Bình, không phải là thành phố Bắc Kạn.
Đoạn từ khu công nghiệp Thanh Bình (thuộc huyện Chợ Mới) tới Tp.Bắc Kạn dài khoảng 40 km cũng chưa có trong quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung đoạn từ khu công nghiệp Thanh Bình - Tp.Bắc Kạn vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để có cơ sở nghiên cứu phương án đầu tư đoạn tuyến này.
Trong văn bản, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ phải bỏ thêm một khoản kinh phí để thanh toán nợ cho nhà thầu là 602 tỷ đồng và phải nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 2.243 tỷ đồng. Mục đích là để thu hồi một phần vốn Nhà nước đã bỏ ra để đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phê duyệt quyết toán toàn bộ dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên để xác định cụ thể phần vốn Nhà nước đã đầu tư, để có căn cứ xem xét đề xuất trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, việc Bộ Giao thông Vận tải đề nghị dùng khoản kinh phí thu được từ việc thực hiện dự án BOT quốc lộ 3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên để đầu tư đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn là không phù hợp.
Cụ thể, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước phải thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư công. Hiện nay, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, theo quy định, việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn là thẩm quyền của Quốc hội. Bên cạnh đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 hiện nay đáp ứng được đủ nguồn vốn đối ứng ODA, vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp.
Trong khi đó, so với phương án của Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 14944 ngày 15/12/2016 thì phương án đề nghị tại văn bản số 5599 ngày 26/5/2017 sẽ dẫn đến việc tăng phí hoặc thêm thời gian thu phí của dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa nêu cụ thể phương án tài chính của dự án đầu tư hoàn chỉnh quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc theo hình thức BOT (mức phí, lộ trình tăng phí dự kiến, thời gian hoàn vốn…).
Từ các lý do nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phê duyệt quyết toán toàn bộ dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.
Rà soát lại quy hoạch, quy mô đầu tư đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn; nghiên cứu, so sánh cụ thể phương án tài chính của các phương án đầu tư đã báo cáo cũng như có thể đề xuất phương án tối ưu hơn để đảm bảo tính khả thi của phương án, hài hoà lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.