Bộ Tài chính “đòi” BIDV và Vietinbank trả cổ tức bằng tiền
Bộ Tài chính vừa gửi văn bản thông qua Ngân hàng Nhà nước đề nghị BIDV và Vietinbank trả cổ tức bằng tiền
Bộ Tài chính vừa gửi văn bản thông qua Ngân hàng Nhà nước đề nghị BIDV và Vietinbank trả cổ tức bằng tiền dù những năm trước điều này không xảy ra. Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh thu ngân sách 5 tháng mới hoàn thành được 34% kế hoạch năm 2016, bội chi đã lên tới 3 tỷ USD.
Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về việc chi trả cổ tức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ, Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng.
Về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”.
Theo quy định, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV và Vietinbank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng nêu trên vào ngân sách nhà nước.
Năm qua, hai ngân hàng BIDV và Vietinbank đều có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận trước thuế lần lượt là 7.036 tỷ và 7.360 tỷ đồng. Năm 2015, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng tiến hành trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%.
Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bội chi ngân sách ở mức cao, thu ngân sách ngày càng khó khăn do giá dầu vẫn chưa thể hồi phục như kỳ vọng.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng thu ngân sách đạt 346,2 nghìn tỷ đồng trong khi đó chi lên 412,6 nghìn tỷ đồng. Mức bội chi sau 5 tháng tăng lên mức 66.400 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD).
Theo kế hoạch, Bộ Tài chính đã đưa ra dự toán thu ngân sách năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP).
Như vậy, trong 5 tháng Bộ Tài Chính mới chỉ hoàn thành được 34% dự toán thu.
Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về việc chi trả cổ tức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ, Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng.
Về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”.
Theo quy định, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV và Vietinbank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng nêu trên vào ngân sách nhà nước.
Năm qua, hai ngân hàng BIDV và Vietinbank đều có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận trước thuế lần lượt là 7.036 tỷ và 7.360 tỷ đồng. Năm 2015, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng tiến hành trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%.
Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bội chi ngân sách ở mức cao, thu ngân sách ngày càng khó khăn do giá dầu vẫn chưa thể hồi phục như kỳ vọng.
Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng thu ngân sách đạt 346,2 nghìn tỷ đồng trong khi đó chi lên 412,6 nghìn tỷ đồng. Mức bội chi sau 5 tháng tăng lên mức 66.400 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD).
Theo kế hoạch, Bộ Tài chính đã đưa ra dự toán thu ngân sách năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP).
Như vậy, trong 5 tháng Bộ Tài Chính mới chỉ hoàn thành được 34% dự toán thu.