Bỏ thưởng thành tích xuất khẩu
Bộ trưởng Bộ Thương mại vừa có quyết định chính thức bỏ cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu
Bộ trưởng Bộ Thương mại vừa có quyết định chính thức bỏ cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu.
Theo quyết định này, hội đồng xét thưởng thành tích xuất khẩu của Bộ Thương mại được giải thể. Quyết định có hiệu lực từ ngày 29/6.
Theo thống kê của Bộ Thương mại, kể từ khi thực hiện cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu (năm 1998) đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp được thưởng thành tích với giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, năm 1998 có 66 doanh nghiệp được khen thưởng với số tiền 4,685 tỷ đồng; năm 1999 có 106 doanh nghiệp và 6,210 tỷ đồng; năm 2000 tăng lên 158 doanh nghiệp với 10,595 tỷ đồng; năm 2001 là 196 doanh nghiệp khen thưởng 12,744 tỷ đồng; năm 2002 có 222 doanh nghiệp với 16,368 tỷ đồng và năm 2003 là 232 doanh nghiệp với 19,532 tỷ đồng tiền thưởng. Năm 2004 là 349 với số tiền 29 tỷ 408 triệu đồng.
Trên thực tế, việc bãi bỏ chế độ thưởng thành tích xuất khẩu đã được Bộ Thương mại dự báo kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một trong những bước đi nhằm thực hiện mục tiêu bỏ hỗ trợ xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng.
Theo quyết định này, hội đồng xét thưởng thành tích xuất khẩu của Bộ Thương mại được giải thể. Quyết định có hiệu lực từ ngày 29/6.
Theo thống kê của Bộ Thương mại, kể từ khi thực hiện cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu (năm 1998) đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp được thưởng thành tích với giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, năm 1998 có 66 doanh nghiệp được khen thưởng với số tiền 4,685 tỷ đồng; năm 1999 có 106 doanh nghiệp và 6,210 tỷ đồng; năm 2000 tăng lên 158 doanh nghiệp với 10,595 tỷ đồng; năm 2001 là 196 doanh nghiệp khen thưởng 12,744 tỷ đồng; năm 2002 có 222 doanh nghiệp với 16,368 tỷ đồng và năm 2003 là 232 doanh nghiệp với 19,532 tỷ đồng tiền thưởng. Năm 2004 là 349 với số tiền 29 tỷ 408 triệu đồng.
Trên thực tế, việc bãi bỏ chế độ thưởng thành tích xuất khẩu đã được Bộ Thương mại dự báo kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một trong những bước đi nhằm thực hiện mục tiêu bỏ hỗ trợ xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng.