“Bộ trưởng có thấy cần cải chính và xin lỗi không?”
Đại biểu Quốc hội muốn Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình về nhiều vấn đề "nóng"
Trong số 26 chất vấn gửi đến Bộ trưởng Bộ Công Thương, có không ít câu hỏi đặt vấn đề thái độ và trách nhiệm cá nhân liên quan đến những vấn đề "nóng", trong đó có thông tin về các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên và ứng xử của Bộ.
“Thông cáo báo chí ngày 28/4/2009 của Bộ Công Thương sử dụng nhiều từ ngữ nặng nề, không thích hợp để nói về bản kiến nghị của 135 trí thức trong, ngoài nước liên quan đến dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Bộ trưởng có cho rằng sự đánh giá của bản thông cáo báo chí đó là thỏa đáng không? Nhân dịp trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng có thấy cần cải chính và xin lỗi những người bị xúc phạm danh dự không?”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) chất vấn.
Trao đổi với VnEconomy sáng 9/6, ông Thuyết cho biết chưa nhận được trả lời của Bộ (có nhiều nội dung chất vấn Bộ trưởng thường gửi văn bản trả lời riêng đại biểu). Nhưng đại biểu Quốc hội này mong Bộ trưởng trả lời trực tiếp tại phiên chất vấn (được truyền hình trực tiếp) để có thể “nói rõ ràng mọi chuyện” trước cử tri cả nước. Vì, trong số những trí thức ký tên vào bản kiến nghị đó có nhiều người danh tiếng, được kính trọng và góp ý rất nghiêm túc với tinh thần xây dựng.
Cũng liên quan đến sự việc này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đại biểu tỉnh Đắc Lắc lại “xin Bộ trưởng cho biết thái độ của Bộ trưởng đối với các phát ngôn sai trái của thứ trưởng” khi đại diện cho Bộ, trong một dịp họp báo đã “vu khống, đe nạt các trí thức ký kiến nghị về vụ khai thác bauxite tại Tây Nguyên bằng những lời lẽ nặng nề, vô căn cứ và thiếu nghiêm túc”.
Theo Giáo sư Dũng, những ý kiến của trí thức là chân thành, xây dựng, có lý có tình và chỉ nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đời sống nhân dân.
Các đại biểu Nguyễn Danh và Hà Công Long (cùng đoàn Gia Lai) cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ trách nhiệm tham mưu của Bộ về việc không báo cáo Quốc hội về chủ trương đầu tư và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược với dự án khai thác bauxite.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo, tăng giá điện… cũng là những vấn đề bức xúc của cử tri, thông qua các đại biểu, chất vấn bộ trưởng.
Bộ có điều hành xuất khẩu gạo được không?
Vấn đề này được đại biểu Trần Minh Mẫn (Long An) đề nghị Bộ Công Thương giải trình. Vì, Hiệp hội Lương thực được giao quyền định giá sàn, phân giao chỉ tiêu xuất khẩu lương thực cho các doanh nghiệp là không đúng chức năng, thiếu khách quan, công bằng và minh bạch, làm cho nhiều doanh nghiệp và nông dân lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu lương thực.
Các đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), Danh Út (Kiên Giang), Nguyễn Trung Nhân (Cần Thơ) đều chất vấn về nội dung này. Theo đại biểu Tiếp, vì hiệp hội được phân bổ số lượng cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên có doanh nghiệp được giao nhưng không có vùng nguyên liệu và không đủ điều kiện về kho chứa nên khi nhận được chỉ tiêu thì bán lấy chênh lệch ủy thác.
Đại biểu Danh Út đặt vấn đề có thể Bộ Công Thương điều hành chung và giao quyền điều hành cho chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động trong sản xuất, thu mua và tìm đối tác xuất khẩu được không?
Giá tăng, bức xúc tăng
Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp giải quyết chuyện tăng giá điện gây bức xúc trong dư luận là câu hỏi tại nhiều chất vấn gửi đến Bộ Công Thương.
Đại biểu Cao Ngọc Xuyên (Bạc Liêu) băn khoăn với giá điện mới, ngành điện đã vô tình hay hữu ý tập trung việc tăng thêm gánh nặng chi phí về điện đối với người tiêu dùng là nông dân - những người gặp nhiều khó khăn nhất trong tình hình hiện nay.
Cơ chế để tách vấn đề đầu tư phát điện và đầu tư truyền tải điện để khắc phục vấn đề trong kinh doanh của ngành điện hiện nay theo ý kiến của Chính phủ đã được thực hiện như thế nào là chất vấn của đại biểu Điểu Điều (Bình Phước).
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) đề nghị bộ này cho biết kết quả khảo sát của Bộ về tác động của việc quy định giá điện giờ cao điểm đến giá thành sản phẩm và điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào? Bộ có kế hoạch điều chỉnh quy định này không, nếu có thì thời điểm nào sẽ điều chỉnh?
Cũng chuyện giá, đại biểu Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận) chất vấn, Nhà nước ta đã chi không biết bao nhiêu tiền để xây dựng ngành chế biến sữa hiện đại, thế mà “giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới”. Vậy Bộ có những biện pháp nào để bảo vệ người tiêu dùng sữa trong nước chưa?
Năm ngoái, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng là người nhận được nhiều chất vấn nhất trong số các thành viên Chính phủ với các vấn đề nóng là vẫn xuất khẩu gạo, thiếu điện... Tuy nhiên, phần trả lời trực tiếp của ông khiến nhiều đại biểu còn chưa hài lòng.
“Thông cáo báo chí ngày 28/4/2009 của Bộ Công Thương sử dụng nhiều từ ngữ nặng nề, không thích hợp để nói về bản kiến nghị của 135 trí thức trong, ngoài nước liên quan đến dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Bộ trưởng có cho rằng sự đánh giá của bản thông cáo báo chí đó là thỏa đáng không? Nhân dịp trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng có thấy cần cải chính và xin lỗi những người bị xúc phạm danh dự không?”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) chất vấn.
Trao đổi với VnEconomy sáng 9/6, ông Thuyết cho biết chưa nhận được trả lời của Bộ (có nhiều nội dung chất vấn Bộ trưởng thường gửi văn bản trả lời riêng đại biểu). Nhưng đại biểu Quốc hội này mong Bộ trưởng trả lời trực tiếp tại phiên chất vấn (được truyền hình trực tiếp) để có thể “nói rõ ràng mọi chuyện” trước cử tri cả nước. Vì, trong số những trí thức ký tên vào bản kiến nghị đó có nhiều người danh tiếng, được kính trọng và góp ý rất nghiêm túc với tinh thần xây dựng.
Cũng liên quan đến sự việc này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đại biểu tỉnh Đắc Lắc lại “xin Bộ trưởng cho biết thái độ của Bộ trưởng đối với các phát ngôn sai trái của thứ trưởng” khi đại diện cho Bộ, trong một dịp họp báo đã “vu khống, đe nạt các trí thức ký kiến nghị về vụ khai thác bauxite tại Tây Nguyên bằng những lời lẽ nặng nề, vô căn cứ và thiếu nghiêm túc”.
Theo Giáo sư Dũng, những ý kiến của trí thức là chân thành, xây dựng, có lý có tình và chỉ nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đời sống nhân dân.
Các đại biểu Nguyễn Danh và Hà Công Long (cùng đoàn Gia Lai) cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ trách nhiệm tham mưu của Bộ về việc không báo cáo Quốc hội về chủ trương đầu tư và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược với dự án khai thác bauxite.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo, tăng giá điện… cũng là những vấn đề bức xúc của cử tri, thông qua các đại biểu, chất vấn bộ trưởng.
Bộ có điều hành xuất khẩu gạo được không?
Vấn đề này được đại biểu Trần Minh Mẫn (Long An) đề nghị Bộ Công Thương giải trình. Vì, Hiệp hội Lương thực được giao quyền định giá sàn, phân giao chỉ tiêu xuất khẩu lương thực cho các doanh nghiệp là không đúng chức năng, thiếu khách quan, công bằng và minh bạch, làm cho nhiều doanh nghiệp và nông dân lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu lương thực.
Các đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), Danh Út (Kiên Giang), Nguyễn Trung Nhân (Cần Thơ) đều chất vấn về nội dung này. Theo đại biểu Tiếp, vì hiệp hội được phân bổ số lượng cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên có doanh nghiệp được giao nhưng không có vùng nguyên liệu và không đủ điều kiện về kho chứa nên khi nhận được chỉ tiêu thì bán lấy chênh lệch ủy thác.
Đại biểu Danh Út đặt vấn đề có thể Bộ Công Thương điều hành chung và giao quyền điều hành cho chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động trong sản xuất, thu mua và tìm đối tác xuất khẩu được không?
Giá tăng, bức xúc tăng
Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp giải quyết chuyện tăng giá điện gây bức xúc trong dư luận là câu hỏi tại nhiều chất vấn gửi đến Bộ Công Thương.
Đại biểu Cao Ngọc Xuyên (Bạc Liêu) băn khoăn với giá điện mới, ngành điện đã vô tình hay hữu ý tập trung việc tăng thêm gánh nặng chi phí về điện đối với người tiêu dùng là nông dân - những người gặp nhiều khó khăn nhất trong tình hình hiện nay.
Cơ chế để tách vấn đề đầu tư phát điện và đầu tư truyền tải điện để khắc phục vấn đề trong kinh doanh của ngành điện hiện nay theo ý kiến của Chính phủ đã được thực hiện như thế nào là chất vấn của đại biểu Điểu Điều (Bình Phước).
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) đề nghị bộ này cho biết kết quả khảo sát của Bộ về tác động của việc quy định giá điện giờ cao điểm đến giá thành sản phẩm và điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào? Bộ có kế hoạch điều chỉnh quy định này không, nếu có thì thời điểm nào sẽ điều chỉnh?
Cũng chuyện giá, đại biểu Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận) chất vấn, Nhà nước ta đã chi không biết bao nhiêu tiền để xây dựng ngành chế biến sữa hiện đại, thế mà “giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới”. Vậy Bộ có những biện pháp nào để bảo vệ người tiêu dùng sữa trong nước chưa?
Năm ngoái, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng là người nhận được nhiều chất vấn nhất trong số các thành viên Chính phủ với các vấn đề nóng là vẫn xuất khẩu gạo, thiếu điện... Tuy nhiên, phần trả lời trực tiếp của ông khiến nhiều đại biểu còn chưa hài lòng.